Sáng 5-11, Viện Văn học Việt Nam đã tổ chức toạ đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh PGS – nhà nghiên cứu văn học Vũ Đức Phúc. Đây là một dịp để các thế hệ Viện Văn học ngồi lại cùng ôn cố và “soi chiếu cho tương lai” – như lời PGS,TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học nhận định.
Toạ đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh PGS Vũ Đức Phúc.
PGS, nhà văn, nhà cách mạng lão thành Vũ Đức Phúc (1920-2015, còn có các bút danh Hồng Kỳ, Lãng Bạc, Lê Hậu, Tấn Trung), sinh ngày 12-11-1920 ở làng Ái Mộ, thị trấn Gia Lâm (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). Ông thuộc thế hệ đặt những viên gạch nền móng cho sự hình thành và phát triển của Viện Văn học Việt Nam. GS Phong Lê – nguyên Viện trưởng Viện Văn học - cho biết: “GS Vũ Đức Phúc có thể xem là thế hệ thứ hai của Viện Văn học. Thế hệ đầu tiên là thế hệ rạng danh trước năm 1945 như GS Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Nam Trân, Trần Thanh Mại, Phạm Thiều, Cao Xuân Huy – đó là những cái tên lừng lẫy trước đó. Thế hệ thứ hai là thế hệ trung kiên, như Hoàng Trinh, Vũ Đức Phúc, Nam Mộng, Cao Huy Đỉnh, cũng toàn những người lừng lẫy cả”.
Ông Phúc thuộc thế hệ cán bộ tiền khởi nghĩa. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, ông từng trải qua các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến xã Ngọc Thụy, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến thị xã Đáp Cầu và huyện Võ Giàng (Bắc Ninh), Trưởng Ty Tuyên truyền văn nghệ tỉnh Bắc Ninh. Từ 1955-1957, ông làm Trưởng phòng Văn nghệ - Sở Văn hóa Hà Nội. Đến năm 1958, ông chuyển sang làm cán bộ Tiểu ban Văn nghệ thuộc Ban Văn giáo Trung ương Đảng; từ 1959, ông công tác tại Viện Văn học thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Viện Văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), được phong học hàm Phó Giáo sư (1980), trải qua các chức vụ: Trưởng phòng Lý luận văn học, Văn học Việt Nam hiện đại, Văn học nước ngoài rồi Phó Viện trưởng kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn học (1970-1984). Tính từ ngày về Viện Văn học (1959) đến khi nghỉ hưu (1990), nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc đã có ba mươi năm gắn bó và phấn đấu, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, phát triển của Viện Văn học.
Trưởng thành từ Hội văn hoá cứu quốc cùng các tên tuổi như Như Phong, Nguyên Hồng. Nam Cao, sau này, khi làm việc tại Viện Văn học, ông được xem như có đóng góp lớn vào việc tuyên truyền, phát huy giá trị Đề cương Văn hoá Việt Nam 1943. Ông cũng đã xuất bản nhiều công trình lý luận, nghiên cứu, phê bình, tranh luận, dịch thuật, viết truyện thơ, truyện danh nhân: Thua bạc gán vợ (1958), dịch Quan thanh tra và Voltaire – Tuyển tập truyện (1963), soạn Sơ thảo lịch sử Văn học Việt Nam 1930-1945 (1964); viết Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, 1930-1954 (1971); Trên mặt trận văn học (1972); Bàn về phương pháp nghiên cứu văn học (1973); Đi-đơ-rô (1986), Bàn về văn học (2001); cùng nhiều công trình nghiên cứu viết chung và gần 90 tiểu luận in trên Tạp chí Văn học… Năm 2017, PGS Vũ Đức Phúc được truy tặng Giải thưởng Cống hiến của Hội Nhà văn trong lĩnh vực lý luận phê bình văn học.
GS Phong Lê trong buổi toạ đàm.
Trong sự nghiệp của mình, không phải không có những tranh cãi quanh thái độ quyết liệt không khoan nhượng và thẳng thắn nhưng ông Phúc được các đồng nghiệp đương thời đánh giá là một người có sức làm việc say mê và có kiến văn rất rộng. PGS, TS Nguyễn Đăng Điệp bày tỏ: “Nền tảng của PGS Vũ Đức Phúc rất chắc chắn. Trong khi bây giờ, tính trình diễn đang lấn át cái kiến thức gốc rễ thì những người như thế hệ PGS Phúc là tấm gương lớn”. Trong toạ đàm, ông Mạnh có kể lại một câu chuyện có một GS khác thường ngày vẫn vênh với PGS Vũ Đức Phúc về quan điểm học thuật nhưng cũng chính vị GS đó đã nói với ông Mạnh rằng trong cái nhìn của ông ấy, mặc dù quan điểm khác nhau nhưng PGS Vũ Đức Phúc là một người đọc tử tế, kiến thức chắc chắn và đặc biệt viết có sở cứ. “Những nhà khoa học dù có cái nhìn khác nhau nhưng vẫn có cách nhìn khách quan về nhau theo tôi là rất đáng trân trọng”, Viện trưởng Viện Văn học nói.
Những gì lịch sử để lại, cả mặt tích cực lẫn mặt giới hạn của nó đều là kinh nghiệm cho đời sau. Bởi thế, nói về những đóng góp về thế hệ PGS Vũ Đức Phúc, GS Phong Lê có nói: “Thời đại đó đòi hỏi như thế. Hoàng Trinh, Vũ Đức Phúc là thế, Nam Mộng, Nam Trân là thế. Thời đại đòi hỏi đến đâu họ cống hiến đến đấy, tận cùng sức lực của mình”.
Nhà xuất bản Văn học và bạn bè, người thân, những người yêu mến tác giả Nguyễn Trọng Tạo - người nghệ sĩ tài hoa này vừa hoàn thành và ra mắt Nguyễn Trọng Tạo - tuyển tập. Bộ sách được giới thiệu tới công chúng trước ngày giỗ đầu của ông được xem như một ném tâm hương thành kính dành để tri ân tới người nghệ sĩ tác giả “Khúc hát sông quê”.
Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà văn TPHCM vừa công bố Giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2019. Theo đó, có 4 tác phẩm được nhận giải thưởng và tặng thưởng trong năm nay.
Chiều ngày 17/12, tọa đàm ra mắt tiểu thuyết Cô độc của nhà văn Uông Triều diễn ra tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tọa đàm với chủ đề Cuộc hành hương của chữ, đã thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình văn học đến dự và phát biểu ý kiến.
Tập thơ “Phút rành rang sống chậm” (NXB Hội Nhà văn, 2019) của nhà thơ, TS Nguyễn Trọng Hoàn (Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào đạo) có 184 bài thì hai phần ba số ấy nói đến hành vi đi và hình ảnh con đường. Ngay tại lời đề từ và bài Đề dẫn đặt đầu sách, tác giả đã viết: Ý nghĩ ăn phải bùa thiên di/ Anh đi mãi đến giờ không kịp nghĩ.
Sáng 12/12/2019, tại 58 Quán Sứ, Hà Nội, Ban Văn hoc - Nghệ thuật (V0V6) Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức buổi toạ đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sửĐường về Thăng Long của nhà văn Nguyễn Thế Quang.
Hãy cùng trở lại quá khứ, nghe câu chuyện có thật mà như cổ tích, để cảm nhận về một tình bạn đầy xúc động. Tình bạn giữa đôi voi Xung và Cung. Tình bạn giữa hai dân tộc Việt Nam - Liên Xô ngày ấy, Việt Nam - Liên bang Nga bây giờ.
Trong hội thảo do Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Bùi Hiển, cùng với những đánh giá và đề xuất nhận định thêm, rõ hơn về người cầm bút cần mẫn, bám sát đời sống người dân lao động, còn có những chia sẻ thân thiết về một bạn văn đáng kính của nhiều nhà văn.
Khoa Viết văn - Báo chí (tiền thân là Trường Viết văn Nguyễn Du) Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập.
Nhằm đúng ngày sinh nhật của nhà thơ Thanh Tùng, đông đảo văn nghệ sĩ đã tề tựu tại Hội Nhà văn Việt Nam để cùng trò chuyện về tài thơ cũng như cuộc đời ông, trong khuôn khổ hội thảo “Thanh Tùng – còn đây một thời hoa đỏ”.
Sáng 13-11, Hội nghị viết văn trẻ Hà Nội lần thứ III được tổ chức tại Ninh Bình. Nhiều nỗi trăn trở của người viết trẻ được nêu ra, song vẫn thiếu những giải pháp thiết thực được kiến nghị, đưa ra bàn thảo. Hơn lúc nào hết, người viết trẻ rất cần sự chung tay để phát triển tài năng, sáng tạo, vì sự phát triển văn hóa Thủ đô.
Kỉ niệm 84 năm ngày sinh nhà thơ Thanh Tùng (7/11/1935 - 12/9/2017), sáng ngày 7/11/2019, tại 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Thơ Thanh Tùng - còn đây một thời hoa đỏ”.
Nhìn lại gần 100 năm qua, kể từ khi Thơ mới có những manh nha trên báo chí đến thời điểm hiện tại, có thể liệt hàng nghìn bài viết, công trình tập trung vào mọi khía cạnh của Thơ mới.
Tôi đọc nhiều bài thơ trong tập thơ “Biên bản thặng dư” (NXB Hội Nhà Văn 9/2019) đầy ấn tượng của nhà thơ Phùng Hiệu. Chủ lưu trong mạch trữ tình của anh là ánh nhìn tinh khôi về tình yêu, tình đời.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CH Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery, vừa trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Văn học và Nghệ thuật cho nhà văn Ngô Tự Lập. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế “ Franconomics” được tổ chức tại L’Espace.
Ba mươi năm làm vợ làm mẹ, ba mươi năm làm báo viết văn đã đem lại cho nhà văn Y Ban nhiều trải nghiệm.
“Văn Nguyễn Minh Châu cho thấy nhiều hành trình, nhưng hành trình khiến tôi nhớ nhất là từ “Dấu chân người lính” (1972) đến “Lửa từ những ngôi nhà” (1977), vắt ngang thời điểm 1975, từ chiến tranh về hòa bình, từ chiến trường về hậu phương, nhưng là một hậu phương vẫn tiếp tục là chiến trường trong đời thường không khói súng. Có thể nói chất đời tràn trề, thấm đẫm trong văn Nguyễn Minh Châu” - GS. Phong Lê chia sẻ tại hội thảo “Nguyễn Minh Châu và tiến trình đổi mới văn học” nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà văn.
“Châu - Chút tạ tình tri âm” của tác giả Thanh Thủy là cuốn bút ký viết về cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ tài danh - NSƯT Mỹ Châu.
Bước ra từ chiến trường với 10 năm làm lính đặc công đã góp phần tạo nên tên tuổi của nhà văn viết về chiến tranh Việt Nam - Chu Lai. Hàng chục tác phẩm ra đời đã được đông đảo độc giả đón nhận nhưng chưa khi nào ông ngừng suy ngẫm và trăn trở. “Khi nào tôi còn neo vào hơi thở cần lao, còn hết lòng yêu thương con người, tôi còn tạo cho nhịp điệu trái tim mình”.
Không hoa lệ như trong những dòng văn của Thạch Lam, cũng không lãng mạn tình tứ như câu hát “sương giăng Hồ Tây trắng”... Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước, hiện ra trong ký ức của tác giả Trung Sỹ rất khác.
Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.