Chiều ngày 11/11, trong chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” đã diễn ra Tọa đàm khoa học triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam - Lào: Thách thức và giải pháp.
Tại buổi toạ đàm
Tham dự tọa đàm, về phía Việt Nam có: Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại diện Ban Đối ngoại Trung ương; Đại diện Lãnh đạo các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh giáp Lào. Về phía Lào có: Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Phosy Keomanivong; Đại diện Đại sứ quán Lào; Tổng Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng; Lãnh đạo hai tỉnh Salavan và Sekong của Lào; Đại diện Hãng Thống tấn Lào.
Tại buổi tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Đặng Khắc Lợi cho biết, chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, báo chí Việt Nam đã và đang từng bước phát triển để phù hợp với xu thế của công nghệ, thông tin và truyền thông đồng thời kết hợp chặt chẽ nhiều loại hình, phương tiện và tăng độ bao phủ cả trong nước và quốc tế, từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thông tin, truyền thông trong tình hình mới.
|
Đại biểu tham dự tọa đàm |
Báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước các khó khăn, thách thức mới, trong đó có sự ảnh hưởng vừa tích cực vừa có nhiều biến động trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thách thức, cơ hội của tiến trình chuyển đổi số trên thế giới và tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Trước tình hình đó, thực hiện chuyển đổi số các cơ quan báo chí truyền thông chính là sự thay đổi về tổng thể và toàn diện kể cả phương thức, cách làm việc, mô hình tổ chức, hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí, là sự thay đổi quan trọng về nhận thức và thái độ của lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nhiều người xem không gian mạng là cuộc sống thứ hai, sáng tạo ra các nội dung có ảnh hưởng đến cộng đồng. Song song, các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới đang ngày càng phát triển ở Việt Nam, cho phép người dùng đăng tải nội dung miễn phí và khai thác quảng cáo. Điều này cũng góp phần gia tăng tình trạng tin giả, sai sự thật. Các nền tảng trực tuyến xuyên biên giới là nơi thông tin sai lệch truyền tải rất nhanh.
|
Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Đặng Khắc Lợi phát biểu tham luận tọa đàm |
Tham luận về “Kết quả hợp tác Việt Nam - Lào trong đào tạo báo chí, truyền thông”, Vụ Truyền thông đại chúng, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Phongsa Somsava, cho biết về tình hình phát triển báo chí Lào hiện nay: Lào có 113 ấn phẩm; Khu vực tư nhân có 13 số, khu vực công có 99 số, trong đó có 11 số là nhật báo; Có tổng cộng 168 đài phát thanh, trong đó có 9 đài ở trung tâm (7 đài FM, 2 đài AM), 75 đài địa phương và 77 đài mạng. Ngoài ra, nó đã được phát sóng qua vệ tinh và Internet, chiếm 100% diện tích cả nước và nhiều nước trên thế giới nghe được, hiện nay đài còn có thể phát sóng qua hệ thống truyền thông trực tuyến. Ngoài ra, Đài Phát thanh Quốc gia còn phát sóng các chương trình bằng tiếng Việt.
Lào có tổng cộng 49 đài truyền hình, ở cấp Trung ương có 4 đài, 3 đài tư nhân, 3 đài quốc tế, 4 đài mạng trung ương và 29 đài địa phương, trong đó 3 đài vẫn phát sóng trên mặt đất, up-link qua vệ tinh. , một số tỉnh đang phát sóng qua truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và 6 đài kỹ thuật số; Ngoài ra còn có văn phòng đại diện báo chí của Việt Nam tại Lào như VTV, TTXVN, VOV…
Ông Duangkeo Kongkham, Trưởng phòng Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, đã chia sẻ về “Thách thức của thông tin, truyền thông Lào trong bối cảnh hiện nay”. Theo ông Duangkeo Kongkham hiện nay, các phương tiện truyền thông là cơ quan truyền thông chính dưới sự quản lý của chính phủ bao gồm: Đài phát thanh quốc gia Lào, Đài truyền hình quốc gia Lào, Kênh 1 và Kênh 3. Tin tức Lào, Báo Nhân dân và báo nước ngoài. Ngoài ra còn có đài quân đội, quân đội truyền hình, truyền hình bảo vệ hòa bình, báo quân đội, báo bảo vệ hòa bình. Còn truyền thông tư nhân thì có Laostra TV, Memv Lao.
|
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại buổi toạ đàm |
Trao đổi tại tọa đàm, Ông Khamvo VATSANGA, Giám đốc Sở Ngoại giao tỉnh Sê Kông với chủ đề “Triển vọng hợp tác Lào-Việt về thông tin và truyền thông” của tỉnh Sê Kông. Theo ông Khamvo VATSANGA, hiện nay, các công nghệ trên thế giới phát triển nhanh chóng nhảy vọt và các quốc gia cũng sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trọng tâm của sự phát triển này là phát triển công nghệ số được ứng dụng vào trên mọi lĩnh vực, dẫn đến hội nhập, kết nối, dịch vụ mới và trao đổi thương mại không biên giới.
Trong thời gian qua, tại các tỉnh phía Nam của nước CHDCND Lào đã thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết đã quan tâm đến việc chuyển sang hiện đại hóa như: Xây dựng hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống họp từ xa trực tuyến, hệ thống quản lý văn phòng hiện đại, hệ thống thông truyền công vụ, hệ thống thu thập văn bản công, hệ thống mạng công vụ, hệ thống quản lý dân cư, hệ thống quản lý cán bộ công chức, hệ thống chứng minh nhân dân, hệ thống đặt chỗ trước hành khách, hệ thống hải quan điện tử, hệ thống thuế điện tử, hệ thống quản lý thông tin tài chính khu vực công, hệ thống quản lý một cửa, các trang web và ứng dụng di động khu vực công. Tuy nhiên, yêu cầu của công việc còn nhiều, việc phát triển quản lý chính quyền điện tử chưa được tập trung, chưa có kết nối trao đổi thông tin, còn hạn chế về kinh phí và chuyên môn kỹ thuật mà khu vực công cần ưu tiên tập trung phát triển Chính phủ điện tử với tốc độ nhanh hơn.
Tọa đàm khoa học triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam - Lào: Thách thức và giải pháp,với mong muốn thông qua những góc nhìn của các chuyên gia, các nhà quản lý của hai nước và việc trao đổi với các quý vị đại biểu, khách mời và các diễn giả sẽ phần nào cung cấp thêm thông tin hữu ích, hé mở những giải pháp thiết thực để tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho bà con vùng biên giới, để thông tin và truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đẩy mạnh đầu tư thương mại, phát triển du lịch, kinh tế đường biên giữa các tỉnh biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Phương Anh
Thường trực HĐND tỉnh vừa ban hành Quyết định triệu tập các đại biểu HĐND tỉnh về dự kỳ họp chuyên đề lần thứ 15,
Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Hội nghị Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2023.
Chiều ngày 24/1, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ Tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024.
Sáng ngày 20/01, tại Hội trường A1, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge 2024 tổ chức chương trình tập huấn tham gia Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 cho cán bộ, giáo viên đầu mối phụ trách bộ môn Tin học của các trường thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế và học sinh của các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có mong muốn tham gia Cuộc thi.
Theo kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức 3 điểm bắn pháo hoa nổ tầm cao đón năm mới Giáp Thìn tại thành phố Huế, huyện Quảng Điền và huyện Phú Vang từ nguồn kinh phí xã hội hóa.
Giải thưởng Travelers’ Choice Best of the Best Destinations (Điểm đến tốt nhất trong số những điểm đến tốt nhất do du khách bình chọn) của nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor đã vinh danh Huế ở vị trí thứ 8 trong số 25 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới 2024.
Ngày 20/1, Tại TP Thanh Hóa, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1994 - 2024).
Chiều ngày 18/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi Truyện ngắn với chủ đề “ Truyện ngắn Sông Hương 2024”.
Chiều ngày 18/1/2024, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải cuộc thi thơ với chủ đề “ Thơ Huế 2023”.
Chiều 17/1, tại Quảng trường Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm “Kinh thành Huế - dấu xưa còn lại”.
Ngày 12/1, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Đồng chí Đại úy Trần Duy Hùng – Phó trưởng Công an phường Thủy Vân, TP. Huế đã dũng cảm hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ.
Chiều ngày 10/11, Tạp chí Sông Hương phối hợp với họa sỹ Lê Hữu Long tổ chức khai mạc Triển lãm mỹ thuật với chủ đề “ Vọng Huế”.
Chiều ngày 10/1/2024, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh (Ban chỉ đạo 138 tỉnh) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024.
Sáng ngày 07/01/2024, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Cổ phần Cảng Chân Mây và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist tổ chức chương trình đón chuyến tàu du lịch và những du khách đầu tiên đến tỉnh Thừa Thiên Huế bằng đường hàng hải năm 2024.
Tối 06/01/2024 (nhằm ngày 25/11 năm Quý Mão), tại Khu vực tượng đài Anh hùng Dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ ở núi Bân (phường An Tây), UBND thành phố Huế long trọng tổ chương trình nghệ thuật tái hiện Lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung nhân kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế.
Sáng ngày 03/01, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh năm 2024. Tham dự hội nghị có Trung tướng Hà Thọ Bình, Tư lệnh Quân khu 4. Về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng các đồng chí UVBTV Tỉnh ủy; Lãnh đạo: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các Ban của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, các sở, ngành, địa phương.
Sáng ngày 03/01, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố kết quả khảo sát đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương (chỉ số DDCI) năm 2023. Theo đó, Kho bạc Nhà nước tỉnh đứng đầu nhóm các sở, ban, ngành; UBND huyện Nam Đông đứng đầu nhóm UBND cấp huyện.
Năm 2023, Thừa Thiên Huế đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, tạo nền tảng đẩy nhanh tiến trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.