Chiều ngày 11/11, trong chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” đã diễn ra Tọa đàm khoa học triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam - Lào: Thách thức và giải pháp.
Tại buổi toạ đàm
Tham dự tọa đàm, về phía Việt Nam có: Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại diện Ban Đối ngoại Trung ương; Đại diện Lãnh đạo các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh giáp Lào. Về phía Lào có: Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Phosy Keomanivong; Đại diện Đại sứ quán Lào; Tổng Lãnh sự quán Lào tại Đà Nẵng; Lãnh đạo hai tỉnh Salavan và Sekong của Lào; Đại diện Hãng Thống tấn Lào.
Tại buổi tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Đặng Khắc Lợi cho biết, chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, báo chí Việt Nam đã và đang từng bước phát triển để phù hợp với xu thế của công nghệ, thông tin và truyền thông đồng thời kết hợp chặt chẽ nhiều loại hình, phương tiện và tăng độ bao phủ cả trong nước và quốc tế, từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thông tin, truyền thông trong tình hình mới.
|
Đại biểu tham dự tọa đàm |
Báo chí cách mạng Việt Nam đang đứng trước các khó khăn, thách thức mới, trong đó có sự ảnh hưởng vừa tích cực vừa có nhiều biến động trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thách thức, cơ hội của tiến trình chuyển đổi số trên thế giới và tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Trước tình hình đó, thực hiện chuyển đổi số các cơ quan báo chí truyền thông chính là sự thay đổi về tổng thể và toàn diện kể cả phương thức, cách làm việc, mô hình tổ chức, hoạt động sáng tạo các tác phẩm báo chí, là sự thay đổi quan trọng về nhận thức và thái độ của lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nhiều người xem không gian mạng là cuộc sống thứ hai, sáng tạo ra các nội dung có ảnh hưởng đến cộng đồng. Song song, các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới đang ngày càng phát triển ở Việt Nam, cho phép người dùng đăng tải nội dung miễn phí và khai thác quảng cáo. Điều này cũng góp phần gia tăng tình trạng tin giả, sai sự thật. Các nền tảng trực tuyến xuyên biên giới là nơi thông tin sai lệch truyền tải rất nhanh.
|
Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông Đặng Khắc Lợi phát biểu tham luận tọa đàm |
Tham luận về “Kết quả hợp tác Việt Nam - Lào trong đào tạo báo chí, truyền thông”, Vụ Truyền thông đại chúng, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Phongsa Somsava, cho biết về tình hình phát triển báo chí Lào hiện nay: Lào có 113 ấn phẩm; Khu vực tư nhân có 13 số, khu vực công có 99 số, trong đó có 11 số là nhật báo; Có tổng cộng 168 đài phát thanh, trong đó có 9 đài ở trung tâm (7 đài FM, 2 đài AM), 75 đài địa phương và 77 đài mạng. Ngoài ra, nó đã được phát sóng qua vệ tinh và Internet, chiếm 100% diện tích cả nước và nhiều nước trên thế giới nghe được, hiện nay đài còn có thể phát sóng qua hệ thống truyền thông trực tuyến. Ngoài ra, Đài Phát thanh Quốc gia còn phát sóng các chương trình bằng tiếng Việt.
Lào có tổng cộng 49 đài truyền hình, ở cấp Trung ương có 4 đài, 3 đài tư nhân, 3 đài quốc tế, 4 đài mạng trung ương và 29 đài địa phương, trong đó 3 đài vẫn phát sóng trên mặt đất, up-link qua vệ tinh. , một số tỉnh đang phát sóng qua truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số và 6 đài kỹ thuật số; Ngoài ra còn có văn phòng đại diện báo chí của Việt Nam tại Lào như VTV, TTXVN, VOV…
Ông Duangkeo Kongkham, Trưởng phòng Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, đã chia sẻ về “Thách thức của thông tin, truyền thông Lào trong bối cảnh hiện nay”. Theo ông Duangkeo Kongkham hiện nay, các phương tiện truyền thông là cơ quan truyền thông chính dưới sự quản lý của chính phủ bao gồm: Đài phát thanh quốc gia Lào, Đài truyền hình quốc gia Lào, Kênh 1 và Kênh 3. Tin tức Lào, Báo Nhân dân và báo nước ngoài. Ngoài ra còn có đài quân đội, quân đội truyền hình, truyền hình bảo vệ hòa bình, báo quân đội, báo bảo vệ hòa bình. Còn truyền thông tư nhân thì có Laostra TV, Memv Lao.
|
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại buổi toạ đàm |
Trao đổi tại tọa đàm, Ông Khamvo VATSANGA, Giám đốc Sở Ngoại giao tỉnh Sê Kông với chủ đề “Triển vọng hợp tác Lào-Việt về thông tin và truyền thông” của tỉnh Sê Kông. Theo ông Khamvo VATSANGA, hiện nay, các công nghệ trên thế giới phát triển nhanh chóng nhảy vọt và các quốc gia cũng sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trọng tâm của sự phát triển này là phát triển công nghệ số được ứng dụng vào trên mọi lĩnh vực, dẫn đến hội nhập, kết nối, dịch vụ mới và trao đổi thương mại không biên giới.
Trong thời gian qua, tại các tỉnh phía Nam của nước CHDCND Lào đã thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết đã quan tâm đến việc chuyển sang hiện đại hóa như: Xây dựng hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống họp từ xa trực tuyến, hệ thống quản lý văn phòng hiện đại, hệ thống thông truyền công vụ, hệ thống thu thập văn bản công, hệ thống mạng công vụ, hệ thống quản lý dân cư, hệ thống quản lý cán bộ công chức, hệ thống chứng minh nhân dân, hệ thống đặt chỗ trước hành khách, hệ thống hải quan điện tử, hệ thống thuế điện tử, hệ thống quản lý thông tin tài chính khu vực công, hệ thống quản lý một cửa, các trang web và ứng dụng di động khu vực công. Tuy nhiên, yêu cầu của công việc còn nhiều, việc phát triển quản lý chính quyền điện tử chưa được tập trung, chưa có kết nối trao đổi thông tin, còn hạn chế về kinh phí và chuyên môn kỹ thuật mà khu vực công cần ưu tiên tập trung phát triển Chính phủ điện tử với tốc độ nhanh hơn.
Tọa đàm khoa học triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam - Lào: Thách thức và giải pháp,với mong muốn thông qua những góc nhìn của các chuyên gia, các nhà quản lý của hai nước và việc trao đổi với các quý vị đại biểu, khách mời và các diễn giả sẽ phần nào cung cấp thêm thông tin hữu ích, hé mở những giải pháp thiết thực để tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho bà con vùng biên giới, để thông tin và truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đẩy mạnh đầu tư thương mại, phát triển du lịch, kinh tế đường biên giữa các tỉnh biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Phương Anh
Nhân chuyến thăm và làm việc với Hội Nhà văn Việt Nam, chiều ngày 25/2, đoàn nhà văn Nga đã đến thăm Tạp chí Sông Hương và gặp mặt thân mật với các nhà văn Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 18/02, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo để công bố quy định, thể lệ Giải thưởng Cố đô về Khoa học Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II do đồng chi Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ IX, tối ngày 17/2 (Rằm tháng Giêng năm Tân Mão), tại lầu Tứ Phương Vô Sự - Đại Nội, Huế, đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Đồng vọng thi ca.
Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 16/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức chương trình thơ với chủ đề “ Đêm thơ Hương Thủy”.
Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX, sáng ngày 16/02, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi viếng mộ các văn nghệ sĩ đã khuất.
Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 15/2, tại Hội trường UBND huyện Hương Trà đã diễn ra đêm thơ “Sông Bồ một miền thơ”.
Nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế - Nguyên Tiêu Tân Mão 2011, chiều ngày 14/2, tại 15 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức buổi tọa đàm và trao đổi với diễn giả - nhà văn hóa Cao Huy Thuần về chủ đề “ Hạnh phúc trong thơ”
Sáng ngày 14/02 (12 tháng Giêng), tại đình làng văn hóa Thai Dương, thị trấn Thuận An (Phú Vang) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Cầu ngư 2011.
Ban tổ chức Thơ Nguyên tiêu 2011 vừa có thông báo về các chương trình hoạt động thơ tại Thừa Thiên Huế hưởng ứng ngày Thơ Việt Nam.
Sáng ngày 11/02 (nhằm ngày mồng 9 tháng Giêng năm Tân Mão), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, phường An Tây, thành phố Huế, Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2010 đã chính thức khai hội.
Chiều ngày 10/2, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã Khai hội Văn hóa, Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2011.
Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), vào lúc 22 giờ 30 ngày 02/02/2011 (đêm 30 Tết), tại Sân khấu Quảng trường Ngọ Môn đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đêm Giao thừa với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng công cuộc đổi mới, hội nhập của quê hương đất nước; sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.
Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), sáng ngày 01/02/2011, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai mạc triển lãm chuyên đề: “Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế với Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Mừng xuân mới Tân Mão 2011, chiều ngày 28/1 (24 Tết), tại Art Gallerry Sông Như, số 14/7 Nguyễn Công Trứ, TP.Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sỹ Trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng tranh con giáp “Mẹo, Mèo, Meo Meo”.
Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Tết cổ truyền của dân tộc, sáng ngày 27/1, tại số 7 Lê Lợi, TP. Huế, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa- Thể thao & Du lịch, Sở Thông tin & Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh và các cơ quan báo chí, các ban ngành xuất bản đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Tân Mão 2011.
Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2011) và mừng xuân Tân Mão, chiều 26/01/2001, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc phòng tranh Mùa xuân tại số 26 Lê Lợi và phòng tranh Con giáp tại số 4 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế.
Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và xuân mới Tân Mão 2011, chiều 11/01, tại Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế vào xuân”.
Sáng ngày 9/1, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, gia tộc họ Phùng, văn nghệ sỹ, trí thức và những người yêu mến đã tổ chức đưa di hài nhà thơ Phùng Quán và vợ là nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm về an táng tại nghĩa trang Thanh Thủy Thượng, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế theo di nguyện của nhà thơ.
Chiều ngày 06/01/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo thường kỳ và gặp mặt cơ quan báo chí nhân dịp đầu năm mới 2011 nhằm thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2010, nhiệm vụ kế hoạch 2011 và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đảng và đón Tết nguyên đán Tân Mão.
Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.