Chiều 31/5, nhân kỷ niệm 220 năm ngày vua Gia Long thống nhất đất nước và đặt niên hiệu Gia Long, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm khoa học”Công lao và những đóng góp quan trọng về mặt lịch sử của Hoàng đế Gia Long (1802-1820)”.
Tại buổi tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu đã tập trung thảo luận về các chủ đề: Khẳng định Nguyễn Ánh – Gia Long có công lao to lớn là hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước, khai sinh nước Việt Nam, khôi phục vương triều Nguyễn; vua Gia Long là người đặt nền móng cho các chính sách nội trị, ngoại giao của triều Nguyễn; vua Gia Long đã có công lớn trong việc xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam mang tính pháp lý quốc tế cao; về văn hóa, vua Gia Long đã có công trong xây dựng Kinh đô Huế, đặt nền tảng cho giáo dục Nho học và trọng dụng nhân tài; một số nhận định đánh giá chung về công lao và dấu ấn của vua Gia Long và một số đề xuất…
Tại buổi tọa đàm, Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho biết, sau gần 300 năm phân ly (1553-1802) đất nước dưới thời vua Gia Long mới được thống nhất về mặt lãnh thổ, còn nhiều mảng vỡ chưa được hàn gắn. Vua Gia Long đã thực hiện hàng loạt các kế sách về quản lý hành chính xã hội, xây dựng hệ thống pháp luật, chấn hưng giáo dục khoa cử và học thuật…Nhìn tổng thể, những quyết sách lớn về đối nội, đối ngoại để khắc phục một thời đất nước bị phân ly kéo dài, giữ vững nền tự chủ trong hòa bình, tập trung xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thống nhất, thực sự đã bộc lộ một tài năng đáng nể của vị khai sáng vương triều Nguyễn.
![]() |
Các đại biểu đã nêu lên ý kiến của mình về vua Gia Long, người có công lao to lớn trong việc thống nhất lãnh thổ, lãnh hải đất nước, đặt quốc hiệu, đặt nền tảng cho giáo dục, văn hóa… để lại nhiều di sản quý báu cho đất nước và cho Huế |
Nhà Nghiên cứu Trần Đại Vinh cũng đã nêu vai trò của pháp luật thời Gia Long thông qua một ví dụ cụ thể là làng Phù Bài của Thừa Thiên Huế (lưu trữ gần 2 vạn trang tư liệu Hán Nôm), trong đó có cả bản gốc chữ Hán của bộ Hoàng Việt luật lệ cùng cả một hệ thống văn bản pháp luật, hành chính liên quan. NNC Trần Đại Vinh cũng cho rằng, Vua Gia Long rất quan tâm đến việc thu phục nhân tài để chuẩn bị cho công cuộc chấn hưng văn hóa, giáo dục sau chiến tranh. Chính vua Gia Long đã tạo ra một sinh khí mới rất tích cực, sối nổi sau thời kỳ dài đất nước bị chia cắt, loạn lạc, nhiều giá trị truyền thống bị suy đồi, xuống cấp. Tiêu biểu và là sản phẩm của nền giáo dục tiến bộ đầu thời Nguyễn là Nguyễn Công Trứ, một người có nhân sinh quan và tinh thần nhập thế rất tích cực thể hiện qua thơ văn, trước tác của ông. Thời Gia Long tuy chỉ có thi hương, tuyển chọn đến bậc Cử nhân, nhưng hơn 220 Cử nhân của thời Nguyễn hầu như đều trở thành những trụ cột của thời Nguyễn, tiêu biểu như Lê Văn Đức, Đặng Văn Hòa, Trương Đăng Quế, Nguyễn Công Trứ, Hà Duy Phiên… Chấn hưng văn hóa từ giáo dục chính là từ đó.
Nhà Nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến – nguyên Trưởng khoa Lịch sử, ĐH Khoa học Huế, chuyên gia nghiên cứu về chủ quyền biển đảo cho rằng, việc tổ chức khai thác, chiếm hữu và thực thi chủ quyền quốc gia ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xúc tiến liên tục kể từ thời các chúa Nguyễn ở thế kỷ 17; nhưng dưới góc độ công pháp quốc tế, vua Gia Long mới là người có công lớn nhất trong việc tạo dựng cơ sở pháp lý quốc tế cho Việt Nam về vấn đề xác lập chủ quyền của quốc gia đối với những quần đảo này. Lợi thế của cuộc tranh chấp pháp lý về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa hiện nay của Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là để bác bỏ tuyên bố chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa của chính quyền địa phương tỉnh Quảng Đông ở Trung Hoa năm 1909, một phần lớn dựa vào thành quả có được từ tuyên bố chiếm hữu chính thức về mặt nhà nước thời vua Gia Long năm 1816, được quốc tế công nhận.
Dựa trên công pháp quốc tế, có thể khẳng định đóng góp của vua Gia Long trong vấn đề xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của quốc gia nói chung, xác lập và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các thực thể địa lý ở quần đảo Hoàng Sa nói riêng là hết sức quan trọng và vô cùng to lớn đối với vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Việt Nam, cả trong quá khứ lẫn hiện tại.
Các nhà nghiên cứu tham dự tọa đàm thống nhất nhận định, vua Gia Long đã có công đặt tên Việt Nam là quốc hiệu, có công lao to lớn thống nhất quốc gia trên lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ hiện nay.
Ngoài ra Hoàng đế Gia Long còn đặt nền móng cho việc phát triển kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội… xây dựng Kinh đô Huế. Dưới triều đại của mình, ông tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nguyên Phương
Sáng ngày 12/11 tại thành phố Huế đã diễn ra Diễn đàn "Du lịch chăm sóc sức khỏe ở Thừa Thiên Huế". Tham dự diễn đàn có Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Lê Phúc; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh; Hiệp hội Du lịch; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở kinh doanh, phục vụ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh...
Chiều ngày 11/11, tại Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Gilimex tổ chức Lễ khởi công Khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên Huế.
Ngày 10/11, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (Liên hiệp Hội) thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức vào làm việc tại Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 8/11, tại Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao Thành phố Huế đã diễn ra Lễ trao giải và Khai mạc triển lãm Cuộc thi ảnh nghệ thuật, video clip “Rú Chá, Cồn Tè – Sắc màu sông nước” năm 2022.
Sáng 06/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức trao giải Hội thi “Trường học xanh, sạch, sáng, bốn mùa hoa” và chương trình làm túi giấy thân thiện môi trường năm 2022.
Ngày 6/11, Quỹ Giáo dục Huế hiếu học tổ chức trao 285 suất học bổng với tổng kinh phí 689 triệu đồng cho sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó trên địa bàn tỉnh.
Sáng 06/11, tại Lan Viên Cố Tích (120 Nguyễn Phúc Nguyên- TP Huế), Vietnam Design Group, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS), Bảo tàng Gốm cổ sông Hương tổ chức triển lãm “Áo dài xưa thời Nguyễn” của GS.TS Thái Kim Lan.
Sáng 05/11, tại Di Luân Đường - Bảo tàng Lịch sử cách mạng Huế đã diễn Lễ khai trương triển lãm các tác phẩm vào vòng chung kết được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2022-Designd by Việt Nam.
Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế và tuyên dương sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Miền Trung - Tây Nguyên.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận Hợp tác về “nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị của Quần thể Di tích Cố đô Huế” giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng 1/11, thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) cho biết, Hãng đấu giá Millon đã đồng thuận đưa ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" ra khỏi danh mục cổ vật đấu giá. Hiện Bộ VHTTDL phối hợp cùng Bộ Ngoại giao và một số Bộ, ngành, tổ chức cá nhân huy động nguồn lực nhằm "hồi hương" kim ấn.
Chủ tịch UBND thành phố Huế vừa có buổi kiểm tra thực tế Công viên Thiên An (khu vực hồ Thủy Tiên) vào ngày 31/10/2022.
Sáng ngày 30/10, tại chợ Đông Ba (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Tập đoàn FPT đã tổ chức lễ ra mắt Ví điện tử Hue-S nhằm triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế số và tăng tính phổ biến của Hue-S trong cộng đồng.
Tối ngày 28/10, đã diễn ra lễ trao giải thưởng ASOCIO - giải thưởng công nghệ thông tin uy tín hàng đầu khu vực dành cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp xuất sắc tại 24 nền kinh tế thành viên ASOCIO. Trong 6 đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam vừa xuất sắc giành giải thưởng CNTT của tổ chức Công nghiệp điện toán khu vực châu Á – châu Đại Dương (ASOCIO), tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh ở hạng mục Chính phủ số.
Ngày 26/10, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Ủy ban Nhân dân thành phố Huế, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và UNDP tổ chức hội thảo “Giao thông điện góp phần thúc đẩy phát triển thành phố Huế xanh”.
Chiều 26/10 Kỳ họp chuyên đề lần thứ 7, HĐND tỉnh khóa 8 đã được diễn ra dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân. Tham dự Kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.
Chiều 23/10, Tại Hội trường Tạp chí Sông Hương ( 09 Phạm Hồng Thái – TP Huế), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương và Hải Hạc bookstore tổ chức giới thiệu tập truyện ngắn “Vẫn còn nắng trên đồi” của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh.
Chiều 21/10/2022, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh, hãng hàng không Thai Vietjet, Cảng vụ hàng không miền Trung và Cảng HKQT Phú Bài tổ chức đón chào các hành khách và đoàn khảo sát Thái Lan theo chuyến bay charter từ Băng Cốc đến Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 20/10, UBND tỉnh tổ chức lễ tổng kết Hội thi trực tuyến tìm hiểu công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2025 trong cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2022.