Sáng ngày 3/8, tại Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao TP Huế, Hội nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế tổ chức cuộc Toạ đàm khoa học " Hàm Nghi - Nhà vua bị lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh vua Hàm Nghi (3/8/1871 _ 3/8/2021).
Tại buổi toạ đàm, các nhà nghiên cứu tập trung thảo luận 5 chủ đề chính về đời sống của vua Hàm Nghi trong những năm tháng lưu đày. Việc kết hôn , người tình vốn là gia sư của các con vua Hàm Nghi. Các công chúa Như Mai, Như Lý, và hoàng tử Minh Đức; Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của vua Hàm Nghi, người mở đầu cho nền hội hoạ theo phong cách phương Tây của Việt Nam; Góp phần đính chính những thông tin thiếu chính xác về cuộc đời vua Hàm Nghi và các thành viên trong gia đình vua Hàm Nghi; Thông tin về việc rước hài cốt vua Hàm Nghi ở làng Thonac/Dordogne về một nơi gần lăng mộ Kiên Thái Vương; Một số ý kiến đề nghị phát huy các giá trị di sản của vua Hàm Nghi như mở tour tham quan lăng mộ vua Hàm Nghi tại Pháp, mở các tour du lịch Việt Nam như thăm Phủ Kiên Thái Vương, cung An Định, nhà bà Từ Cung, phủ Tùng Thiện Vương, vườn Lạc Tịnh viên…
Ngày 17/8/1884 Vua Hàm Nghi cử hành lễ đăng quang. Trang sử bi hùng của vua Hàm Nghi bắt đầu từ ngày 1-11-1888, Trương Quang Ngọc phản bội Cần Vương đem theo Nguyễn Đình Tình, Cao Viết Dung, Đinh Văn Xuân, Đinh Văn Châu và 10 lao động làng Thanh Lạng bí mật vào mật khu giết Tôn Thất Tiệp và bắt vua Hàm Nghi nộp cho giặc Pháp. Chúng thu 1 kiếm lệnh, 1 tráp giấy tờ, 5 thỏi bạc, 4 lượng bạc, 11 đồng tiền vàng lớn, 63 tiền vàng nhỏ. Sau đó Ngọc giao nộp cho Boulangier. Chúng đưa nhà vua về Chà Mạc rồi Thanh Lạng (3-11-1888), Đồng Cả (6-11-1888), Quảng Khê (13-11-1888), Thuận An (23-11-1888), Lăng Cô (24-11-1888), Đà Nẵng (28-11-1888). Từ Đà Nẵng, nhà vua bị đưa xuống tàu Comète vào Sài Gòn cùng với Trần Bình Thanh theo làm thông dịch và hai người hầu khác.
![]() |
Trưng bày tư liệu về những năm tháng vua Hàm Nghi ở Algerie |
Ngày 13-12- 1888 nhà vua cùng với ba người giúp việc bị chuyển qua tàu Biên Hòa - một tàu vận tải binh sĩ, khởi đầu cuộc hành trình đày sang Algérie.
Sau đó nhà vua được giao một ngôi nhà thuộc làng El- Bial, trên dãy đồi Mustapha Supérieur, cách trung tâm thủ đô Alger chừng vài cây số. Từ năm 1890, cựu hoàng thay đổi thái độ chấp nhận cuộc sống của một ông vua bị lưu đày. Ngài nổ lực học tiếng Pháp, chơi thể thao, nghe âm nhạc, tìm hiểu văn học, hội hoạ, giao du với giới trí thức phương tây. Năm 33 tuổi (1904) ngài quyết định lập gia đình với tiểu thơ Marcell Laloe ái nữ của ông Francis Laloe chánh án toà thượng thẩm Alger. Gia đình cựu hoàng có 3 người con đều học hành thành đạt .
Trong 55 năm cuộc đời bị lưu đày (1889 - 1944) và mất ở Alger, vua Hàm Nghi là ông vua trải qua nhiều biến cố lịch sử diễn ra trong nhiều thời kỳ trong nước và ngoài nước. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ông cũng thể hiện tình yêu nước sắt son. Tình yêu nước của ông đã ảnh hưởng lớn đến nhiều phong trào đấu tranh yêu nước suốt 90 năm (1885 - 1975).
Đề tài vua Hàm Nghi những năm tháng ở chốn lưu đày - nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân được các nhà nghiên cứu, những người cầm bút trong và ngoài nước rất quan tâm. Ngoài những nhà nghiên cứu trong nước, nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi ở Pháp đã tham gia tọa đàm. Những tham luận của họ đã viết nhiều năm trước, nay được cập nhật và nhờ những bạn bè trong nước trình bày trong tọa đàm như TS Võ Quang Yến, TS Phạm Trọng Chánh, TS Nguyễn Ngọc Giao, TS Đặng Văn Giáp, BS Gérard Chapuis... Ngoài các nhà nghiên cứu văn hóa Huế, nhiều người am hiểu về cuộc đời và lăng mộ vua Hàm Nghi ở Pháp cũng góp cho việc chuẩn bị cuộc tọa đàm nhiều thông tin quý giá như ông bà Phạm Phi Long, Lê Thị Thái Thanh (Cécile Lê Phạm), góp nhiều hình ảnh quý như Tiến sĩ Amandine Dabat, bác sĩ Isabelle Capek.
Phương Anh
Tối ngày 08/12, tại quảng trường Ngọ Môn – Đại Nội Huế đã diễn ra chương trình nghệ thuật Khai mạc Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 với chủ đề “Giai điệu bốn mùa”.
Sáng 08/12/2023, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể Thao (23 – 25 đường Lê Lợi), UBND thành phố Huế tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi ảnh thời sự, nghệ thuật “Huế - vùng đất thân thiện” năm 2023.
Chiều ngày 06/12, Bảo tàng Lịch sử tỉnh đã tổ chức buổi lễ trao tặng và tiếp nhận tư liệu, hiện vật, khen thưởng một số cá nhân có thành tích trong việc trao tặng hiện vật.
Sáng ngày 08/12, tại Thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học “ Đề cương không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế”.
Chiều ngày 5/12, tại không gian Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm mỹ thuật, làng nghề truyền thống, ẩm thực Huế (số 15 Lê Lợi, TP.Huế), Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế và Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tác phẩm mỹ thuật - Sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Huế”. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập bảo tàng Mỹ thuật Huế (2018- 2023).
Chiều ngày 01/12/2023, Ban Sơ khảo Cuộc thi “Thơ Huế 2023” vừa có buổi họp đánh giá và tuyển chọn các tác phẩm thơ dự thi.
Tối ngày 29/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (HKHKT), Đại học Huế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Khoa học & Công nghệ, Tỉnh đoàn và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức lễ tổng kết và trao giải hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2024 gắn với định hướng Festival Bốn mùa với chủ đề: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Ngày 27/11, Đại học Huế phối hợp cùng với Liên đoàn kinh tế Nhật Bản và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức lễ trao học bổng cho sinh viên.
Chiều ngày 27/11, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh đã tổ chức họp báo kỳ họp thường lệ lần thứ 7, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chiều 24/11, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác về đề tài phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Chiều này 22/11, tại Vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc và Hội Mỹ thuật Hàn Quốc tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật giao lưu tranh Việt Nam - Hàn Quốc với chủ đề "Song hành".
Chiều ngày 22/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Gugak Quốc gia Hàn Quốc đã tổ chức ký kết ghi nhớ hợp tác và Giao lưu biễu diễn âm nhạc cung đình giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Chiều ngày 21/11, tại Trường Lang Tử Cấm Thành - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hơp với tổ chức Nhịp cầu Nhiếp ảnh châu Á tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế trong tim tôi”.
Chiều 21-11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 và chương trình Huế by Light - The Live Show.
Sáng ngày 21/11, Bảo tàng đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Ngọc xuất danh sơn”. Triển lãm chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm thành lập Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thờ Nguyễn (2013-2023).
Sáng ngày 20/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức (GEKE e.V) tổ chức triển lãm “Khám phá Quần thể Điện Phụng Tiên”.
Chiều tối ngày 16/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì cuộc họp trực tuyến với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ. Tham dự buổi họp có lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu 4.