Đó là chủ đề của buổi Tọa đàm do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Bộ môn Lý luận Văn học, Trường Đại học Khoa học Huế phối hợp tổ chức nhân một năm ngày mất của nhà thơ Lê Văn Ngăn. Buổi tọa đàm diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 20/2/2016 tại Phòng Hội thảo, Trường Đại học Khoa học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế.
Nhà văn, dịch giả Bửu Ý phát biểu về nhà thơ Lê Văn Ngăn và tập thơ "Viết dưới bóng quê nhà"
Nhà thơ Lê Văn Ngăn, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1944, tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Học, trưởng thành và tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Huế (1965 -1 975) và là phóng viên Đài Phát thanh Huế (1975 - 1978).
![]() |
Kỷ yếu Tọa đàm và chân dung nhà thơ Lê Văn Ngăn |
Sau đó, vì duyên nợ, ông chọn nơi lập nghiệp, sinh sống và sáng tác thứ hai của mình ở Quy Nhơn (Bình Định). Nhà thơ Lê Văn Ngăn nguyên là Phó Tổng Biên tập Tạp chí Phương Mai, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Định (1997-2002), Hội viên Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Hội viên Hội Văn nghệ Bình Định, Hội viên Hội nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Nhà thơ Lê Văn Ngăn đã cho ra đời 3 tập thơ và được ấn hành với 3 khoảng thời gian khác nhau.
“Vào một thời im bóng” (Tập thơ - 1972). Đây là tập thơ in bí mật dưới chế đội miền Nam ở Sài Gòn, được tuổi trẻ học đường miền Nam rất thích và hưởng ứng vì ý thức công dân và tinh thần yêu nước, phản kháng kẻ thù xâm lược, xứng đáng đại diện cho tâm thức và lòng yêu nước của tuổi trẻ miền Nam lúc bấy giờ.
![]() |
Nhà lý luận phê bình Văn học, PGS. TS. Hồ Thế Hà phát biểu đề dẫn buổi tọa đàm |
Kế đến là “Viết dưới bóng quê nhà” (Tập thơ - 2008), tập thơ thể hiện tiếng nói trữ tình công dân, trữ tình đời tư và thế sự thâm trầm, sâu sắc, giàu trải nghiệm của nhà thơ trên đường biên cuộc sống từ thời chiến chuyển sang thời bình. Ở đấy, mọi vui buồn, ân nghĩa quanh đời hòa quyện vào nhau, tạo thành giọng điệu thơ vừa sảng khoái, tự hào vừa trữ tình, tự vấn vừa đề xuất nỗi niềm nhân thế theo cảm xúc và cảm thức riêng của nhà thơ.
Và gần đây nhất là “Thơ Lê Văn Ngăn” (Tập thơ - 2015), tập tuyển thơ như một kết tinh cả đời thơ Lê Văn Ngăn. Có thể xem đây như một tổng kết bằng thơ về tất cả những hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng theo trục thời gian mà nhà thơ - với tư cách là chủ thể trữ tình tự thuật và chủ thể trữ tình nhập vai một cách chủ ý và nồng nhiệt để viết về quê hương, về đất nước, về con người, về bằng hữu và người thân, về những triết lý, nghiệm sinh cuộc sống một cách chân thành và rung động, tạo thành phong cách thi ca và thi sĩ riêng của Lê Văn Ngăn.
![]() |
Thơ Lê Văn Ngăn là thơ của sự sống thật, thơ của những gian khó và hệ lụy của cõi người trên hành trình họ đi tìm tự do, yêu thương và hạnh phúc đích thực. Ở đó, con người phải biết hy vọng: “rực rỡ thường che dấu sau những tường vách hoang tàn/ nên chúng tôi hy vọng những mảnh đời xơ xác”. Trong thơ ông luôn hiện hữu những câu hỏi, những nghi vấn - nghi vấn về cái chết, nghi vấn về lòng tốt, nghi vấn về sự hiện tồn trên cõi thế. Đó chính là cảm thức hiện sinh giúp con người tránh thoát mọi lo âu vô nghĩa trần gian để nhập cuộc vào nhận vị của chính mình và tha nhân một cách thanh thản.
![]() |
Đời và Thơ Lê Văn Ngăn luôn đồng hành cùng tình yêu và cuộc sống, được chưng cất từ trữ lượng tâm hồn luôn xúc cảm và thương yêu con người và sâu nặng với quê hương của chính nhà thơ. Vì vậy, đó chính là mỹ học thơ, mỹ học sáng tạo có khả năng đánh thức những tin yêu, trách nhiệm và lòng nhân ái trong mỗi người đọc. Ông đã làm sống lại những gì đã mất, đã phôi pha theo thời gian những tinh chất và tinh hoa của chúng như chính ông tâm niệm nêu câu hỏi và tự trả lời: “Có phải văn nghệ sĩ là người đối nghịch với sự tàn phá của thời gian? Là người lưu trữ những di sản của con người? Là người cung cấp những thông tin nhân văn mà không một chiếc máy vi tính nào có thể cung cấp nổi”. Toàn bộ thi giới Lê Văn Ngăn chính là một phần trữ lượng những di sản tinh thần ấy.
![]() |
Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học, các văn nghệ sỹ và những người bạn của nhà thơ Lê Văn Ngăn: nhà lý luận phê bình Văn học Hồ Thế Hà, Phạm Phú Phong, Nguyễn Thùy trang, Phan Tuân Anh, Hồ Tiểu Ngọc; nhà văn, dịch giả Bửu Ý, nhà thơ Bửu Nam, nhạc sỹ Lê Phùng... đã gửi đến tọa đàm nhiều tham luận về thơ của nhà thơ Lê Văn Ngăn, và cùng nhiều phát biểu cũng như những câu chuyện, những kỷ niệm với nhà thơ.
Tại đây, các nhà nghiên cứu, các văn nghệ sỹ và sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học Khoa học Huế đã dành một phút tưởng nhớ nhà thơ Lê Văn Ngăn và nghe lại các bài thơ nổi tiếng được ông sáng tác trong thời kỳ ông tham gia phong trào đấu tranh đô thị và những bài thơ ông viết sau này.
PV
Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa viên tịch vào lúc 10 giờ 50 phút ngày 8/10/2016 tại tổ đình Tường Vân (đường Trần Thái Tông, Tổ 16, Khu vực 5, P.Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Sáng ngày 3/11, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Văn minh và nghệ thuật Champa nhìn từ sưu tập cổ vật Chàm tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa cho biết sẽ mở cửa khu trưng bày cổ vật Chàm (Kho Chàm) thuộc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế để phục vụ du khách, công chúng sau 71 năm đóng cửa kể từ khi vua Bảo Đại thoái vị năm 1945.
Sáng 27/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5, khóa XV để thảo luận và cho ý kiến về Đề án phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án giảm nghèo bền vững Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và một số vấn đề quan trọng khác. Các đồng chí: Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Qua 4 lần xét duyệt, hiện Huế có 8 cổ vật, nhóm cổ vật được công nhận là bảo vật quốc gia gồm: đại hồng chung chùa Thiên Mụ; bộ súng thần công; bộ cửu đỉnh; bộ sưu tập vạc bằng đồng, bệ thờ Vân Trạch Hòa, bia Khiêm Cung ký, ngai vua triều Nguyễn và áo tế giao.
Chiều ngày 22/10, Trung tâm Liễu quán Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cùng nhóm nghiên cứu Cung điện Đan Dương chính thức cho ra mắt website thông tin về thời đại vua Quang Trung trên đất Huế tại địa chỉ cungdiendanduong.net.
Sáng 22 tháng10, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi tổ chức tọa đàm - giới thiệu tác phẩm “Trước nhà có cây hoàng mai” của nhà báo Minh Tự
Chiều ngày 20/10, Thừa ủy quyền của Bộ quốc phòng, Đại tá Trần Minh Thanh, Phó Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân khu 4 đã đến tỉnh Thừa Thiên Huế trao 300 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ.
Ngay sau khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1993), công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Huế đã từng bước đẩy mạnh và ngày càng đạt nhiều kết quả cao. Cố đô Huế hoàn toàn có quyền tự hào là một trong những địa phương tiên phong của cả nước về công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện và đúng hướng, đặc biệt là đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn di sản.
Chiều ngày 19/10, tại Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Trung tâm Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế và Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với CLB Nhiếp ảnh nữ Hải Vân đã tổ chức khai mạc trưng bày triển lãm ảnh nghệ thuật “Cuộc sống qua ống kính nhiếp ảnh nữ”.
Chiều 17/10, UBND tỉnh TT-Huế cho biết vừa phát công điện khẩn gửi UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; các cơ quan, đơn vị trong tỉnh yêu cầu triển khai ngay công tác ứng phó với bão số 7.
Sáng 17/10, tại khu vực vườn hoa phường Vĩ Dạ (đường Phạm Văn Đồng, TP. Huế), đã diễn ra lễ khánh thành công trình Bia chiến công 11 Cô gái Sông Hương.
Mùa hè năm 2017, Huế sẽ thí điểm mở cửa một phần Đại Nội về đêm để đón khách tham quan.
Đêm chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng âm nhạc Miền Trung – The Central’s Got talent do Huda – thương hiệu “Đậm tình Miền Trung” tổ chức vừa được diễn ra tại công viên 3/2, đường Lê Lợi thành phố Huế.
Thanh trà xứ Huế từ lâu đã rất nổi tiếng và trở nên quen thuộc đối với tất cả mọi người, là một trong 5 đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế xác lập kỷ lục châu Á, top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam theo bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam (năm 2014).
Trong không khí hân hoan của phụ nữ cả nước nói chung và phụ nữ thành phố nói riêng đang thi đua lập thành tích và tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa chào mừng 86 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2016) và 6 năm ngày Phụ nữ Việt Nam.
Trong ngày thứ 3 tiến hành thăm dò khảo cổ tìm kiếm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, các chuyên gia đã phát hiện một lớp đất, đá khác lạ như nền móng của một công trình kiến trúc.
Trong 9 tháng đầu năm, nhiều hoạt động thể thao được tổ chức trên địa bàn, thể thao thành tích cao liên tục đạt được kết quả cao.
Cảnh sát PCCC tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát PCCC (4/10/1961- 4/10/2016) và 15 năm Ngày toàn dân PCCC (4/10/2001- 4/10/2016).
UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt giá trị nhận chuyển giao Trung tâm Văn hóa Huyền Trân thuộc Công ty cổ phần Du lịch Hương Giang quản lý sang cho Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, sử dụng theo giá trị sổ sách kế toán; với số tiền là 24.329.749.447 đồng.