Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), NXB Hội Nhà văn cho ra mắt bạn đọc tập sách dày dặn, công phu và nghĩa tình Tố Hữu - Một đường thơ, một đường đời.
Cuốn sách Tố Hữu - Một đường thơ, một đường đời dày dặn với 409 trang in, khổ 16 x 24 cm. Ðây là một trong những sách nghiên cứu khá công phu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ - nhà cách mạng Tố Hữu. Có thể đánh giá như vậy bởi cuốn sách được Bùi Chí Trung - Mai Thành Tâm chủ biên, nội dung sách được kế thừa những nghiên cứu tâm huyết của nhiều tác giả trong nước và ngoài nước. Ðặc biệt là những bài viết của các cây bút tên tuổi và có uy tín trong làng thơ văn như: Nguyễn Khoa Ðiềm, Phan Quang, Nguyễn Ðình Hương, Nguyễn Ðắc Xuân, Ngô Vĩnh Bình, Trần Hồng Hiếu, Nguyệt Tú - Nguyệt Tĩnh, Lê Thống Nhất… Ðây cũng là tập sách mang trong đó nhiều tình cảm của những người yêu thơ Tố Hữu, trong đó có những người con của Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, một người bạn cùng quê, đồng thời cũng là người bạn chiến đấu thân thiết, cùng chí hướng, cùng lý tưởng.
Thừa hưởng tình cảm của cha, những người con của Ðại tướng đã đầu tư thực hiện cuốn sách như một món quà đặc biệt tưởng nhớ nhà thơ cách mạng nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông. Nỗi khổ đau và khát vọng độc lập, tự do của một dân tộc không cam chịu cúi đầu làm nô lệ đã sinh ra nhà thơ Tố Hữu. Bởi thế, trong suốt những năm tháng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc, thơ ông là bản tráng ca vang lên trong triệu triệu trái tim những người Việt Nam yêu nước. Không có một nhà thơ nào như nhà thơ Tố Hữu mà sự sáng tạo và phong cách nghệ thuật cá nhân của nhà thơ đã đồng điệu, phản ánh sinh động cuộc đấu tranh bền bỉ của cả dân tộc trong những năm tháng đó.
Tập sách được bố cục ba phần, phần một với tiêu đề: "Ðường thơ Tố Hữu" bao gồm bốn chương: "Từ trái tim tới mặt trời", "Nắng ánh đường xa", "Một tiếng đờn", "Nở nụ cười cùng hoa". Phần hai của sách có tiêu đề: "Ðường đời thương nhớ" bao gồm 11 bài viết rất xúc động về cuộc đời nhà thơ Tố Hữu của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các tướng lĩnh quân đội, nhà thơ - nhà nghiên cứu văn học. Phần ba là những tư liệu bản thảo và di cảo gần 40 bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu, cho thấy một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gắn bó với cách mạng, với dân tộc… Nếu như ở phần một của sách, bạn đọc thấy tầm bao quát của nhóm chủ biên, thì phần hai là những bài viết toát lên từ những trái tim bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, thế hệ trẻ hôm nay đầy ân tình. Ðặc biệt xúc động là những dòng suy ngẫm của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh về nhà thơ Tố Hữu qua mười trang viết thắm thiết, sâu nặng nghĩa tình: "Thế là tròn 100 năm Ngày sinh Tố Hữu. Lại một con người ưu tú nữa của "Thế hệ Vàng" thời đại Hồ Chí Minh đi qua thế kỷ. Với Ðất nước, với Ðảng, ông là một người Cộng sản, một nhà thơ lớn, nhà thơ cách mạng, nhà thơ của nhân dân. Còn với tôi, ông là người bạn, người đồng chí thân thiết của ba mẹ mà tôi may mắn được gặp, được hiểu chút ít về ông. Nay ông đã tròn 100 tuổi, nhưng cũng như Bác Hồ, như ba tôi và những người đồng chí kiệt xuất của họ trong thời đại Hồ Chí Minh vĩ đại, những người chân chính - Họ có thể chết, nhưng không thể mất".
Tập sách ra mắt nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu, nhưng chắc chắn rất nhiều năm sau nữa, sách vẫn là một tư liệu hết sức tiêu biểu, quý giá, để nhiều thế hệ thấu hiểu về đường đời, đường thơ hết sức đặc biệt của nhà thơ - nhà cách mạng Tố Hữu.
Theo Châu La Việt - NDĐT
Ở sách mới, Phan Triều Hải nhớ về thành phố gắn chặt với ký ức tuổi thơ, còn Du Tử Lê hoài niệm những thanh âm của phòng trà xưa.
Những quê hương trên trái đất này đều là nhỏ bé như những dấu chấm trên bản đồ, nhưng trong tim mỗi người, chúng mãi thôi thúc họ tìm về những kỷ niệm ấu thơ, về gia đình, về tình yêu đầu đời. Đó là những câu chuyện được chia sẻ tại buổi giao lưu giới thiệu sách “Những quê hương bé nhỏ: Congo, Burundi, Thuỵ Sĩ và Việt Nam” tối ngày 18/7, tại Hà Nội.
Từng bùng phát mạnh mẽ vào khoảng cuối năm 2015 đến 2016, năm 2017 bắt đầu suy thoái, nhưng bất ngờ, vào những ngày giữa năm 2018, hai đề tài du ký và lịch sử bất chợt trở lại thị trường sách trong nước.
Chưa bao giờ văn học trẻ lại vươn mình mạnh mẽ, trong đó phần nhiều là những cây bút trẻ với những cuốn sách tản mạn, tùy bút, tản văn, truyện ngắn. Nhiều tác giả trẻ rất có ý thức xây dựng hình ảnh cá nhân, duy trì sức nóng tên tuổi của mình và những cuốn sách.
Năm nay, thi sĩ Phan Vũ đã bước qua tuổi 92, và là nhân vật cao niên nhất trong làng thơ còn tại thế. Thi sĩ Phan Vũ tài hoa và đào hoa, nên sự thăng trầm của cuộc đời ông gần như không tránh khỏi.
Đọc sách của Bùi Nguyễn Trường Kiên, bạn đọc thấy rất nhiều bi kịch cuộc đời, các nhân vật chính hoặc là trẻ mồ côi, hoặc là những đứa bé bị bỏ rơi, thậm chí ngay cả các nhân vật phụ hoàn cảnh cũng không khá hơn.
Nhân dịp ngày Gia đình Việt Nam 28/6, cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen của hai tác giả Chu Hồng Vân và Vũ Thu Hà được ra mắt. Cuốn sách Cùng con đi qua tuổi teen tập hợp những câu chuyện chân thực, những tình huống sinh động mà cha mẹ nào hẳn cũng từng thấy mình phải đối mặt.
"Trở về từ cõi sáng", "Mật mã sự sống", "Trải nghiệm cận tử" góp phần để độc giả khám phá ý nghĩa cuộc sống.
Trong những năm trở lại đây, tự truyện – một trào lưu không mới nhưng vẫn bùng lên như một “cơn lốc” và được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng ưa chuộng. Cùng với những thông điệp khác nhau mà mỗi cuốn tự truyện đem lại cho bản thân người viết và các độc giả, không ít cuốn lại như “con dao hai lưỡi” kéo theo những scandal ồn ào to nhỏ, khiến những người được nhắc tên trong sách tổn thương, khiến độc giả thất vọng, bị “sốc”...
Lễ trao Giải thưởng Văn học sông Mekong lần thứ 9 được Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trang trọng ngày 15/6, tại Hà Nội.
Tác giả Lê Bá Thự tái hiện cuộc sống quê ông ở thế kỷ trước với cảnh bắt tôm, bắt cá, làm ruộng, chăn trâu...
Trong lịch sử dân tộc Việt, bên cạnh các bậc anh hùng, tráng sĩ, không thể không nhớ đến Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân, Học sĩ Nguyễn Thị Lộ...
Tiểu thuyết tâm lý xã hội đầu tiên của văn đàn Việt Nam thế kỷ 20 từng một thời gây tranh cãi về giá trị thuần phong mỹ tục.
"Thần thoại Hy Lạp", "Một nhận thức về văn hóa Việt Nam" là hai trong ba tác phẩm sẽ ra mắt độc giả vào cuối tháng 5.
Người xưa có câu rất thấu lý: “Khôn văn điếu, dại văn bia”, tôi nhớ đại khái, không hiểu có sai chữ nào không.
12 truyện ngắn được viết từ Torino (Italy), trong niềm hoài cảm về Sài Gòn - nơi tác giả sinh ra và lớn lên.
Vào mùa hè năm nay, Nhà xuất bản Phụ nữ xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bộ tiểu thuyết “Thiên nhạc” của nữ tác giả Trường An - một áng văn độc đáo thấm đẫm tinh thần Phật giáo của nước nhà.
Thời gian qua, nhiều nhà văn đã mạnh dạn “hoài cổ” với những truyện, tiểu thuyết lịch sử - đề tài thường không dễ, bởi nhìn người xưa, việc xưa qua lăng kính ngày nay, nếu không khéo sẽ có những ý kiến trái chiều.
Ngày 24/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Bính (1918-2018).
Xưa nay hiếm có những người trong làng văn mà giỏi võ, trong làng võ lại viết văn hay. Chính vì thế, khi nhà văn múa võ và võ sư viết sách thường gây nên những “cơn sốt” thu hút sự chú ý của nhiều người.