Ảnh: vapa.org.vn
Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là một trong những người khai sinh ra nền văn học Việt Nam hiện đại. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp thi ca của ông hòa quyện vào nhau trong từng bước đi của lịch sử và thời đại. Trong lời tự bạch của mình, in trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, ông viết: “Suốt đời, tôi phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và lý tưởng cộng sản. Cùng với hoạt động cách mạng, tôi làm thơ cũng vì sự nghiệp cách mạng. Đối với tôi: “Trăm năm duyên kiếp: Đảng và Thơ”. Toàn bộ thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu chính là sự quán xuyến thống nhất mối quan hệ đó. Từng tập thơ trong từng giai đoạn đều đánh dấu những bước ngoặt trọng đại của cách mạng Việt Nam. Thơ ông là tiếng nói đồng hành cùng lịch sử - dân tộc - thời đại - cách mạng, thể hiện sự nhạy cảm thi sĩ của ông trước những vấn đề lớn lao của hiện thực và tình cảm của con người Việt Nam yêu nước, yêu lý tưởng. Nó là sức mạnh tinh thần của nhiều thế hệ cho đến hôm nay và mai sau. Từ những vần thơ giàu nhiệt huyết tuổi trẻ. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - Mặt trời chân lý chói qua tim”, đến những vần thơ cuối đời khát khao bỏng cháy lòng yêu đời: “Ta bước tiếp trên đôi chân tráng kiện - Lại nghĩ suy bằng chính óc tim mình - Mừng thế kỷ hai mươi mốt đến - Cho sáng bừng mặt đất, ánh bình minh”, Tố Hữu đã đi trọn một hành trình thơ và hành trình đời tuyệt đẹp. “Duyên kiếp Đảng và thơ” đã làm nên một Tố Hữu - công dân và một Tố Hữu - thi sĩ hài hòa, cao cả. Từ tác phẩm đầu tay Từ ấy đến Việt Bắc, Ra trận, Máu và hoa đến tác phẩm sau cùng Một tiếng đờn là minh chứng cho cuộc sống - thơ và thơ - cuộc sống của Tố Hữu. Từ ấy ghi lại một thời kỳ lịch sử của phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam, thông qua sự nhận thức, hoạt động và chứng nghiệm của nhà thơ. Vì vậy, rất chân thành và nồng nhiệt. Một tâm hồn luôn mở rộng, thiết tha khi “chân lý chói qua tim”, Tố Hữu đã để tình mình “trang trải khắp trăm nơi” với bao số phận hẩm hiu, trôi nổi như em bé mồ côi, vú em, lão đầy tớ... và kêu gọi mọi người cùng đồng cảm: “Tôi không muốn mời anh đi xa lạ - Tìm đau thương trong xã hội điêu tàn - Kể làm sao cho hết cảnh lầm than - Lúc trái ngược đã tràn đầy tất cả”. Hiện tại phũ phàng ấy càng lúc càng làm cho nhà thơ dửng dưng, giận dữ: “Ta nện gót trên đường phố Huế - Dửng dưng không một cảm tình chi - Không gian sặc sụa mùi ô uế - Mà nước dòng Hương mãi cuốn đi”. Vì vậy mà tác giả nguyện “Tôi buộc hồn tôi với mọi người” để đấu tranh, hy vọng. Sau bao “máu lửa” và “xiềng xích”, Tố Hữu đã reo vui trong ngày hội Huế và Việt Nam giải phóng năm 1945. Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi! Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi (...) Ai dám cấm ta say, say thần thánh Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời. Trong kháng chiến chống Pháp, Tố Hữu đã có bước trưởng thành vượt bậc trong sáng tạo và nhận thức tư tưởng qua Việt Bắc - tác phẩm trữ tình hùng ca hay nhất thời này, thể hiện sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng, Bác Hồ và những tình cảm kết tinh của con người Việt Nam kháng chiến bằng tiếng nói nghệ thuật vừa dân tộc vừa hiện đại; vừa riêng vừa chung... thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân bản. Với tư cách là chủ thể trữ tình nhập vai nồng nhiệt, Tố Hữu đã thay mặt đồng đội, đồng bào ngợi ca những con người có tâm hồn sáng trong và dũng cảm. Cá nước, Phá đường, Bà Bầm, Bà Bủ, Lên Tây Bắc, Sáng tháng Năm, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Việt Bắc, Ta đi tới... là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị giai đoạn này. Mãi còn đây trong ký ức chúng ta hình ảnh cô gái phá đường nén tình riêng vì nghĩa lớn: “Em là con gái Bắc Giang - Rét thì mặc rét, nước làng em lo - Nhà em phơi lúa chưa khô - Ngô chửa vào bồ, sắn thái chưa xong - Nhà em con bế con bồng - Em cũng theo chồng đi phá đường quan - Con ơi, con ngủ cho ngoan - Sang canh trăng lặn buổi tan mẹ về”. Mãi còn đây hình ảnh bà Bầm - người mẹ yêu thương của bao nhiêu chiến sĩ để chiều chiều “có đứa con xa nhớ Bầm” trên đường ra mặt trận: “Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều - Thương con, Bầm chớ lo nhiều Bầm nghe - Con đi trăm suối, nghìn khe - Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng Bầm”. Hình ảnh người lính cụ Hồ trong những ngày kháng chiến lại hiện lên với quy mô và tầm vóc hiên ngang, hoành tráng: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều - Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo - Núi không đè nổi vai vươn tới - Lá ngụy trang reo với gió đèo”. Đó chính là những “Chiến sĩ anh hùng - Đầu nung lửa sắt - Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt - Máu trộn bùn non - Gan không núng - Chí không mòn” để làm nên chiến công Điện Biên Phủ lịch sử. Và đẹp nhất trong biển lớn nhân dân, là hình tượng Bác Hồ - hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh thiêng liêng mà gần gũi. Mối quan hệ giữa cái phi thường và cái bình thường được hóa giải trong nhau để làm nên sự hài hòa, cao quý: “Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị - Màu quê hương bền bỉ đậm đà - Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta - Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”. Khép lại chín năm kháng chiến, hồn thơ Tố Hữu lại có dịp bay cao, bay xa trên miền Bắc mùa xuân để ca ngợi con người và Tổ quốc trong công cuộc cải tạo và dựng xây. Chưa bao giờ tiếng thơ ông lại vang vọng, tươi vui như thế. Gió lộng là tập thơ thể hiện bước khẳng định mới trong nhận thức tư tưởng và năng lực sáng tạo của Tố Hữu. Cuộc sống khẩn trương lao động ở miền Bắc kết hợp với nỗi đau chia cắt Bắc - Nam đã làm nên chất trữ tình bi tráng của thơ Tố Hữu thời này. Ta bắt gặp trong thơ ông cái tươi mởn của “Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt - Nắng soi sương giọt long lanh” đến niềm vui sinh nở “Xuân ơi xuân, Xuân mới đến dăm năm - Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội”, khiến tác giả không ghìm được tiếng reo ca: Thơ ta ơi! Hãy cất cao tiếng hát Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta Mùa thu đó, đã bắt đầu trái ngọt Và bắt đầu nở rộ những vườn hoa. Trong mạch cảm xúc vui thời này, thơ Tố Hữu có thêm cung trầm xót xa khi nghĩ về miền Nam, nghĩ về Huế - quê mẹ bị cắt chia. Miền Nam - hai tiếng thiêng liêng luôn đánh thức nỗi nhớ mong da diết trong tác giả: “ Như nỗi niềm nhức nhối tim gan”, “ Như mối tình chung thuỷ không tan”. Ôi miền Nam vì sao mỗi lúc Mây chiều xa bay giục cánh chim Đêm khuya một tiếng bầu, tiếng trúc Một câu hò... cũng động trong tim? Và nỗi nhớ nặng sâu, da diết nhất trong thơ Tố Hữu vẫn là Huế - Huế của tuổi thơ, Huế của hiện tại: “Huế ơi, quê mẹ của ta ơi! - Nhớ tự ngày xưa tuổi chín mười - Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng - Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi” giờ đây chỉ còn trong nỗi nhớ, khiến tác giả phải thốt lên “Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường”, để cuối cùng, ông tự nguyện xin được làm người hành động: “Cho ta lại trở về quê cũ - Bờ sông Hương hay bến sông Bồ - Cùng các mẹ, các o, các chú - Giành lại từng mảnh đất thành đô”. Từ ước mơ và nguyện vọng được trở về quê mẹ, Tố Hữu đã thực sự đi vào chiến trường khu IV trong những năm chống Mỹ ác liệt. Vốn sống tiềm thức và thực tế đã giúp ông hình thành tập thơ Ra trận, mang đậm chất sử thi, hoành tráng. Và sau đó là tập Nước non ngàn dặm, Máu và hoa. Có thể nói rằng, với các tập thơ này, hành trình thơ Tố Hữu đã tái hiện bổ sung một cách sinh động diện mạo tinh thần và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam yêu nước sáng rõ nhất. Đó là cuộc diễu binh hùng vĩ, là khúc ca chiến đấu uy nghiêm của toàn dân tộc, mà hình tượng tiêu biểu nhất là “anh giải phóng quân - con người đẹp nhất - Sống hiên ngang bất khuất trên đời - Như Thạch Sanh của thế kỷ XX”; “là cô dân quân - vai súng tay cày” chân lội bùn mà mơ hạ máy bay; là anh hùng Nguyễn Văn Trỗi - “Một con người như chân lý sinh ra”; là mẹ Suốt quyết tâm đánh giặc với tư thế hiên ngang, bất khuất. “Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung - Gió lay như sóng biển tung trắng bờ”. Đó là khí thế của cả dân tộc hành quân, cả dân tộc cùng ra trận.Tố Hữu, qua Gió lộng đã chứng minh một lần nữa chân lý cuộc sống và chân lý nghệ thuật bao giờ cũng thống nhất hài hòa nếu người nghệ sĩ biết giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thi ca và cuộc sống, giữa chủ thể sáng tạo và khách thể thẩm mỹ. Cuộc chiến tranh chia cắt 20 năm đã kết thúc vinh quang bằng đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử. Hồn thơ Tố Hữu lại có dịp reo vui, hướng về những vấn đề trọng đại và nhân bản của đất nước và con người trong chiến tranh và trong hòa bình. Ông không nén được niềm vui dâng nghẹn: “Cho chúng con giữa vui này được khóc - Hôn mỗi đứa em, hôn mỗi mẹ già”; không nén được bàng hoàng trong buổi đoàn viên đầy lệ sau “Hai mươi chín năm dằng dặc xa quê - Nay mới được về thăm mừng tái tê”, nhìn đâu cũng Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp: “Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ - Tổ quốc tôi! Chưa đẹp thế bao giờ! - Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển - Xanh trời, xanh của những ước mơ”. Tác giả ngỡ ngàng khi đứng trước dòng Hương ngày thơ bé, tiếng thơ ông như một lời độc thoại với người thương. Hương Giang ơi! Dòng sông êm Qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình Vẫn là duyên đó quê anh Gió mưa tan, lại trong lành mặt gương. Cuộc sống hòa bình, xây dựng sau 1975 đã đánh dấu một bước ngoặt chuyển mình trong quá trình sáng tác của các nhà văn, nhà thơ. Bước ngoặt ấy được xác định bởi ý thức của chủ thể sáng tạo trước những vấn đề mới mẻ của nhân sinh, thế sự. Tố Hữu cũng không nằm ngoài quy lụât đó. Cùng với Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận..., Tố Hữu đã suy tư, trăn trở rất nhiều về thơ ca và cuộc đời. Tuổi càng cao, tâm sự của nhà thơ càng thêm thâm thuý và gấp gáp. Tập thơ Một tiếng đờn là những tổng kết và chiêm nghiệm của chính nhà thơ, sau đó, hướng về nhân thế bằng cái nhìn nhân hậu và giàu dự cảm, thủy chung và ân nghĩa: Ôi! Kiếp trăm năm được mấy ngày Trời xanh không gợn bóng mây bay Gian nan vẫn thủy chung bè bạn Êm ấm tình yêu mỗi phút giây. Giọng cao bao nhiêu năm, giờ tác giả thấy cần thiết phải chuyển sang giọng trầm - cái giọng trầm đủ để tâm tình và triết luận, để chia sẻ và tri âm. Tác giả có tỏ ra lo âu về chung quanh, về mình và về thơ, nhưng chủ yếu vẫn là tin yêu và hy vọng vào sự tốt đẹp của tương lai. Đó là điều không thể khác đối với bất kỳ nhà thơ lớn nào. Tố Hữu trước sau vẫn là một - không thể tách rời chân lý cách mạng mà cả cuộc đời và thơ ông đã tự nguyện tôn thờ: “Trăm năm duyên kiếp: Đảng và Thơ”. Đó chính là tinh tuý một đời người, đỉnh cao của một đời thơ: “Tròn năm mươi tuổi Đảng và thơ - Từ ấy hồn vui mãi đến giờ - Mái tóc pha sương chưa cạn ý - Con tằm rút ruột vẫn còn tơ”. Thơ Tố Hữu là thơ từ trái tim đến với trái tim, là tiếng nói “đồng ý, đồng chí, đồng tình”, là tiếng gọi kết đoàn, đồng thời cũng là thơ của trí tuệ tỉnh táo. Những phẩm chất tối ưu ấy được tích hợp trong toàn bộ thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu, qua thời gian sàng lọc, nó càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt và hấp dẫn. Thơ Tố Hữu trở thành sức mạnh tinh thần của nhiều thế hệ con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau. Ông là nhà thơ lớn của dân tộc, của Đảng; nhưng trước hết, ông là nhà thơ của quê hương, của Huế. Hồn thơ ông luôn hướng đến mọi người, hướng phía quê nhà, dù ông đã vĩnh viễn đi xa. Thơ và tình yêu trong thơ ông còn mãi. Phải đâu ông ra đi là vĩnh biệt cõi người. Trước khi tạm biệt cuộc đời vô cùng yêu quý, Tố Hữu vẫn gắng cầm bút để gửi lại những dòng thơ da diết cho cuộc đời, bằng hữu và nhân dân: Xin tạm biệt đời yêu quý nhất Còn mấy dòng thơ, một nắm tro Thơ gửi bạn đường, tro bón đất Sống là cho và chết cũng là cho Tố Hữu - mãi mãi cuộc sống thơ và thơ cuộc sống. H.T.H (262/12-10) |
MINH QUANG Trời tròn lưng bánh tét Đất vuông lòng bánh chưng Dân nghèo thương ngày Tết Gói đất trời rưng rưng...
NGUYỄN THỊ THÁITôi không đi trong mưa gió để mưu sinh, để mà kể chuyện. Ngày ngày tôi ngồi bên chiếc máy may, may bao chiếc áo cho người. Tôi chưa hề may, mà cũng không biết cách may một chiếc Yêng như thế nào.
Nhà thơ Hải Bằng tên thật là Vĩnh Tôn, sinh ngày 3 tháng 2 năm 1930, quê ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông mất ngày 7 tháng 7 năm 1998.
NGUYỄN VĂN HOACuốn sách: "Nhớ Phùng Quán" của Nhà xuất bản Trẻ, do Ngô Minh sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn với nhiều tác giả phát hành vào quý IV năm 2003. Cuốn sách có 526 trang khổ 13x19cm. Bìa cứng, in 1000 cuốn. Rất nhiều ảnh đẹp của Nguyễn Đình Toán - nhà nhiếp ảnh chân dung nổi tiếng của Việt nam. Đơn vị liên doanh là Công ty Văn hoá Phương Nam.
ĐÀ LINHĐể có trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, trước đó quân đội Nhân dân Việt Nam đã có những trận đánh để đời mở ra những khả năng to lớn về thế và lực cho chúng ta. Trong đó Trận chiến trên đường (thuộc địa) số 4 - biên giới Cao Bắc Lạng 1950 là một trận chiến như vậy.
HOÀNG VĂN HÂNLướt qua 30 bài thơ của Ngô Đức Tiến trong “Giọng Nghệ”, hãy dừng lại ở những bài đề tài tình bạn. Với đặc điểm nhất quán, bạn của anh luôn gắn liền với những hoài niệm, với những địa chỉ cụ thể, về một khoảng thời gian xác định. Người bạn ấy hiện lên khi anh “nghĩ về trường” “Thăm trường cũ”, hoặc là lúc nhớ quá phải “Gửi bạn Trường Dùng” “ Nhớ bạn Thanh Hoá”. Bạn của anh gắn với tên sông, tên núi: sông Bùng, sông Rộ, Lạt, Truông Dong, Đồng Tháp.
FAN ANHTrên thế gian này tồn tại biết bao nhiêu báu vật, hoặc những huyền thoại về báu vật, thì cũng gần như hiện hữu bấy nhiêu nỗi đau và bi kịch của con người vốn dành cả cuộc đời để kiếm tìm, bảo vệ, chiếm đoạt hay đơn giản hơn, đặt niềm tin vào những báu vật ấy. Nhẫn thạch (Syngué sabour - Pierre de patience) của Atiq Rahimi trước tiên là một báu vật trong đời sống văn học đương đại thế giới, với giải thưởng Goncourt năm 2008, sau đó là một câu chuyện về một huyền thoại báu vật của những người theo thánh Allad.
KIM QUYÊNSinh năm 1953 tại Thừa Thiên (Huế), tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế năm 1976, sau đó về dạy học ở Khánh Hoà (Nha Trang) hơn 10 năm. Từ năm 1988 đến nay, nhà thơ xứ Huế này lại lưu lạc ở thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục làm thơ và viết báo. Chị là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện nay là biên tập viên Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật của Sở Thông tin Văn hoá thành phố Hồ Chí Minh.
VÕ QUANG YẾN Tôi yêu tiếng nước tôi Từ khi mới ra đời làm người Phạm Duy
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGKhao khát, đinh ninh một vẻ đẹp trường tồn giữa "cuộc sống có nhiều hư ảo", Vú Đá, phải chăng đó chính là điều mà kẻ lãng du trắng tóc Nhất Lâm muốn gửi gắm qua tập thơ mới nhất của mình? Bài thơ nhỏ, nằm nép ở bìa sau, tưởng chỉ đùa chơi nhưng thực sự mang một thông điệp sâu xa: bất kỳ một khoảnh khắc tuyệt cảm nào của đời sống cũng có thể tan biến nếu mỗi người trong chúng ta không kịp nắm bắt và gìn giữ, để rồi "mai sau mang tiếng dại khờ", không biết sống. Cũng chính từ nhận thức đó, Nhất Lâm luôn là một người đi nhiều, viết nhiều và cảm nghiệm liên tục qua từng vùng đất, từng trang viết. Câu chữ của ông, vì thế, bao giờ cũng là những chuyển động nhiệt thành nhất của đời sống và của chính bản thân ông.
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNHTôi nghe rằng,Rạch ròi, đa biện, phân minh, khúc chiết... là ngôn ngữ khôn ngoan của lý trí nhị nguyên.Chan hoà, đa tình, niềm nỗi... là ngôn ngữ ướt át của trái tim mẫn cảm.Cô liêu, thuỷ mặc, bàng bạc mù sương, lấp ló trăng sao... là ngôn ngữ của non xanh tiểu ẩn.Quán trọ, chân cầu, khách trạm, phong trần lịch trải... là ngôn ngữ của lãng tử giang hồ.Điềm đạm, nhân văn, trung chính... là ngôn ngữ của đạo gia, hiền sĩ.
MAI VĂN HOANTập I hồi ký “Âm vang thời chưa xa” của nhà thơ Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 1995. Đã bao năm trôi qua “Âm vang thời chưa xa” vẫn còn âm vang trong tâm hồn tôi. Với tôi, anh Xuân Hoàng là người bạn vong niên. Tôi là một trong những người được anh trao đổi, trò chuyện, đọc cho nghe những chương anh tâm đắc khi anh đang viết tập hồi ký để đời này.
NGUYỄN KHẮC PHÊ giới thiệuNhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà phê bình Hoài Thanh (1909-2009)Chúng ta từng biết cố đô “Huế Đẹp và Thơ” một thời là nơi hội tụ các văn nhân, trong đó có những tên tuổi kiệt xuất của làng “Thơ Mới” Việt Nam như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên…; nhưng nhà phê bình Hoài Thanh lại đến với Huế trong một hoàn cảnh đặc biệt và có thể nói là rất tình cờ.
LÊ TRỌNG SÂM giới thiệuBà sinh ra và lớn lên ở Painpol và Saint-Malo, một đô thị cổ vùng Bretagne, miền đông bắc nước Pháp. Học trung cấp và tốt nghiệp cử nhân văn chương ở thành phố Nice, vùng xanh da trời miền nam nước Pháp. Là hội viên Hội nhà văn Pháp từ năm 1982, nay bà đã trở thành một trong số ít nhà văn Châu Âu đã tiếp thu và thâm nhập sâu sắc vào rất nhiều khía cạnh của văn hoá Việt Nam.
MAI VĂN HOAN giới thiệu Vĩnh Nguyên tên thật là Nguyễn Quang Vinh. Anh sinh năm 1942 (tuổi Nhâm Ngọ) ở Vĩnh Tuy, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Bố anh từng tu nghiệp ở Huế, ông vừa làm thầy trụ trì ở chùa vừa bốc thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Thuở thiếu thời anh đã ảnh hưởng cái tính ngay thẳng và trung thực của ông cụ. Anh lại cầm tinh con ngựa nên suốt đời rong ruổi và “thẳng như ruột ngựa”.
LGT: Vài năm lại đây, sau độ lùi thời gian hơn 30 năm, giới nghiên cứu văn học cả nước đang xem xét, nhận thức, và đánh giá lại nền “Văn học miền Nam” (1954 - 1975) dưới chế độ cũ, như một bộ phận khăng khít của văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XX với các mặt hạn chế và thành tựu của nó về nghệ thuật và tính nhân bản. Văn học của một giai đoạn, một thời kỳ nếu có giá trị thẩm mỹ nhân văn nhất định sẽ tồn tại lâu hơn bối cảnh xã hội và thời đại mà nó phản ánh, gắn bó, sản sinh. Trên tinh thần đó, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết vừa có tính chất hồi ức, vừa có tính chất nghiên cứu, một dạng của thể loại bút ký, hoặc tản văn về văn học của tác giả Nguyễn Đức Tùng, được gửi về từ Canada. Bài viết dưới đây đậm chất chủ quan trong cảm nghiệm văn chương; nó phô bày cảm nghĩ, trải nghiệm, hồi ức của người viết, nhưng chính những điều đó làm nên sự thu hút của các trang viết và cả một quá khứ văn học như sống động dưới sự thể hiện của chính người trong cuộc. Những nhận định, liên hệ, so sánh, đánh giá trong bài viết này phản ánh lăng kính rất riêng của tác giả, dưới một góc nhìn tinh tế, cởi mở, mang tính đối thoại của anh. Đăng tải bài viết này chúng tôi mong muốn góp phần đa dạng hóa, đa chiều hóa các cách tiếp cận về văn học miền Nam. Rất mong nhận được các ý kiến phản hồi của bạn đọc. TCSH
MAI VĂN HOAN giới thiệuNăm 55 tuổi, Hồng Nhu từng nhiều đêm trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh gắn bó trọn hai mươi lăm năm với bao kỷ niệm vui buồn. Và cuối cùng anh đã quyết tâm trở về dù đã lường hết mọi khó khăn đang chờ phía trước. Nếu không có cái quyết định táo bạo đó, anh vẫn là nhà văn của những thiên truyện ngắn Thuyền đi trong mưa ngâu, Gió thổi chéo mặt hồ... từng được nhiều người mến mộ nhưng có lẽ sẽ không có một nhà văn đầm phá, một nhà thơ “ngẫu hứng” như bây giờ.
LÊ HỒNG SÂMTìm trong nỗi nhớ là câu chuyện của một thiếu phụ ba mươi tám tuổi, nhìn lại hai mươi năm đời mình, bắt đầu từ một ngày hè những năm tám mươi thế kỷ trước, rời sân bay Nội Bài để sang Matxcơva du học, cho đến một chiều đông đầu thế kỷ này, cũng tại sân bay ấy, sau mấy tuần về thăm quê hương, cô cùng các con trở lại Pháp, nơi gia đình nhỏ của mình định cư.
NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc “Cạn chén tình” - Tuyển tập truyện ngắn Mường Mán, NXB Trẻ, 2003)Với gần 40 năm cầm bút, với hơn hai chục tác phẩm văn xuôi, thơ và kịch bản phim, nhà văn Mường Mán là một tên tuổi đã quen thuộc với bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ. Có lẽ vì ấn tượng của một loạt truyện dài mà ngay từ tên sách (Lá tương tư, Một chút mưa thơm, Bâng khuâng như bướm, Tuần trăng mê hoặc, Khóc nữa đi sớm mai v...v...) khiến nhiều người gọi ông là nhà văn của tuổi học trò, trên trang sách của ông chỉ là những “Mùa thu tóc rối, Chiều vàng hoa cúc...”.
NGUYỄN VĂN HOATranh luận Văn Nghệ thế kỷ 20, do Nhà xuất bản lao động ấn hành. Nó có 2 tập: tập 1 có 1045 trang và tập 2 có 1195 trang, tổng cộng 2 tập có 2240 trang khổ 14,4 x 20,5cm. bìa cứng, bìa trang trí bằng tên các tờ báo, tạp chí có tư liệu tuyển trong bộ sách này.