Tình hoa

15:03 11/09/2008
NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Rút từ tuyển tập Hồn mai – tuỳ bút – NXB Thuận Hoá và Công ty Văn hoá Phương Nam phối hợp thực hiện, năm 2008)

Sang Xuân, hoa nở nhất loạt như cùng nhau có một lời hẹn ước. Trên những lối đi vào khu vườn xưa, hoa mai vàng lả lơi mời gọi những hạt sương mai. Cúc đại đóa cũng vàng rười rượi, nở từng đóa lớn như bàn tay người mênh mang trước hiên nhà. Sau những ngày mưa lạnh, thược dược cổ đồng xòe những chiếc cánh mảnh hình trái tim, màu đồng cổ quý phái chợt vàng xanh dưới nắng. Hoa vạn thọ vàng tươi dung dị nhất trong các loài hoa cũng từ những chân ruộng đồng đất xa xôi về có mặt ở phiên chợ tết Đông Ba. Vàng tươi cùng với hoa cúc, những chùm huệ trắng tinh khôi tỏa một loài hương thơm thanh khiết, gợi nhớ những khoảng trời mênh mang nắng gió ở những khu vườn chùa ngày đầu xuân.
Đi chợ hoa Phú Văn Lâu những ngày giáp tết, tôi cơ hồ lạc vào cõi nào mơ hồ sương khói như một thiên thai ở giữa trần gian này. Trăm sắc hoa đẹp một vẻ lụa là. Nhìn từ xa xa trong sương mù loang nhẹ, màu hoa sống động như một cánh đồng lớn đang bập bềnh trước ngọn gió xuân thì. Đi chợ hoa Phu Văn Lâu không mua sắm gì cũng thấy vui. Trong mùi hương hoa lan nhẹ, lao xao tiếng người cười nói. Người đi lẫn trong bóng hoa, lạ mà quen. Thấp thoáng những gương mặt trái xoan dịu dàng mờ tỏ sau màu hoa cúc vàng tợ tri âm. Năm nay hoa đào phương Bắc đến “viếng” cố đô từ rất sớm. Dọc theo nhiều con phố Huế, hoa đứng thành từng bầy chúm chím sắc đỏ. Ngắm những cội hoa đào gốc xù xì, thân gầy khẳng khiu có vẻ nhiều tuổi, tôi chợt nhận ra một vẻ đẹp chưa từng được biết của hoa đào, thân hoa đen xạm chỉ là cái nền tôn màu hoa. Nếu giả định thân cây hoa đào có một màu gì khác thì sắc hoa đào không còn đẹp đến thẹn thùng như vậy làm nên màu hoa quyến rũ. Nuôi sắc hoa đẹp, thân cây hoa đào tự nhún mình làm một cái cớ thô lận để vinh danh sắc hoa. Đây chính là ý nghĩa minh triết mà tạo hóa đã hé mở cánh cửa thiên nhiên để con người nhận thức một cách đầy đủ bài học về sự hiến dâng và cái đẹp đích thực của cuộc đời.
Sẽ thế nào nếu giả định rằng mùa xuân mà không có hoa, không có những sắc màu diễm ảo như chiếc áo lụa chở che mặt đất này? Nếu vậy thì mùa xuân đã là một mùa nào khác lạ, không còn những mong đợi khắc khoải, không còn những say đắm yêu thương, và niềm hy vọng cũng sẽ tắt trước lúc đông tàn. Rất may là như một niềm xác tín riêng tư, mùa xuân ở Huế bắt đầu từ những loài cỏ dại ven sông, hoa đợi xuân về để nở trắng cả một triền sông lớn. Và từ đây bước chân xuân đi dọc các con đường nhỏ thâm u nội thành, mang theo muôn sắc hoa vàng đã từng phong kín một
Vĩ Dạ xưa. Tôi vẫn thường đi tha thẩn trên phố Huế những lúc đêm về, thử tìm một mối liên hệ thầm kín nào đó giữa cỏ hoa và con người. Những mối liên hệ thật xa xôi mà cũng thật gần gũi. Không thấy được nhưng có thể cảm giác bằng tất cả các nơron thần kinh. Rằng những đóa hoa dại rất nhỏ kia đã cùng với con người chờ đợi giây phút đầu tiên của mùa xuân. Trong giây phút kỳ diệu ấy, bóng tối nhạt dần, ánh lê minh của một ngày mới thắp bừng lên những ngọn lửa nhỏ ở cuối đường chân trời. Và mùa xuân từ góc trời xa xôi trở về trong màu áo ngàn hoa rực rỡ. Con người tri ngộ hoa xuân, những dự cảm tốt lành bất chợt tràn ngập tâm hồn... lòng muốn hát ngân nga câu ca về mùa xuân đầu tiên ngày nào của Văn Cao. Giai điệu thánh thót tươi xanh ấy như những giọt mật ngọt ngào rót líu lo vào tận miền sâu thẳm của tâm hồn.
Mùa xuân đã đến với những bước chân đầu tiên e ngại trên thềm cỏ xanh, đâu đó những loài hoa đồng loạt nở và cất lời ca thầm thì giữa mùa xuân. Tôi đi giữa ngàn hoa mà lòng muốn đến non cao, muốn về bể rộng, muốn quỳ xuống hôn lên loài hoa dại trắng vẫn thường nở thầm vụng dại khi mùa xuân về.
N.X.H

(nguồn: TCSH số 228 - 02 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • CHÍ CÔNGNghe xã ấy chuẩn bị gặt chiêm, làm được nghĩa vụ lương thực, thuế nông nghiệp và hè thu 1983 sớm hơn các nơi khác, tôi cùng hai cán bộ cơ quan đi về đấy rút kinh nghiệm để có kế hoạch tuyên truyền sát thực tế.

  • VĨNH QUYỀNXe vượt qua một khúc quanh, màu lúa xanh rờn đột ngột hiện ra phía trước. Chúng tôi vừa để lại đằng sau thành phố Huế cổ kính. Hai ngày qua, chúng tôi đã đi thăm và làm việc ở đấy.

  • ĐẶNG THỊ HẠNH                 Tùy bútVề cái thị xã cỏn con mà chúng tôi đến vào cuối đông năm ấy, ký ức tôi giữ lại còn bị giới hạn hơn nữa, do bao giờ không gian về một nơi nào đó ta giữ lại từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, cuối cùng cứ hẹp dần lại để chỉ còn rút lại ở không gian ta quen thuộc nhất.

  • PHAN THỊ THU QUỲCách đây trên 80 năm, trên con đường làng ấy, đến tết, dưới hai bụi tre Là Ngà mát mẻ người ta thường đánh bài chòi. Một công tử họ Phan ở làng Đốc Sơ làm trong triều nội với chức Hàn lâm viện Biên tu, và một thiếu nữ họ Bùi con nhà giàu làng Đốc Bưu, ngồi bên chòi thành hai phe. Hễ công tử đi một con bài thì thiếu nữ trúng và ngược lại.

  • HÀ THÀNHChúng tôi chuẩn bị hành trang theo đoàn công tác đặc biệt của tỉnh Thừa Thiên Huế, sang làm việc với tỉnh Xa-ra-van nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Để chuẩn bị đón nhận các hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước.

  • ĐỖ NGỌC YÊN(Kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên Hiệp VHNT Thừa Thiên Huế)Vào một sáng đầu thu, tôi tìm đến khu tập thể Trung Tự, Hà Nội, nơi nhà văn Bùi Hiển đang sống cùng con cháu. Ông là một trong số những người đầu tiên tham gia thành lập Phân hội Văn nghệ Thừa Thiên tháng 10 năm 1950, tổ chức tiền thân của Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế hiện nay.

  • NGUYỄN QUANG HÀ                          Hồi ký(Kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên Hiệp VHNT Thừa Thiên Huế)

  • VŨ ĐÌNH HÒE       Trích đoạn trong cuốn Hồi ký "Pháp quyền - Nhân nghĩa Hồ Chí Minh".

  • THÁI KIM LAN       Viết tặng Lisa Eder

  • PHẠM NGỌC CẢNH                        Bút ký Sau này tôi mới biết cụ Đỗ Tất Lợi. Dành dụm mãi tiền sinh hoạt phí của một anh lính, tôi ra cửa hàng sách quốc văn. Mua một cuốn Nam dược... về đặt đầu giường như cái gối. Gối lên những kỷ niệm về cây, về lá để nhớ thương bà. Những trang viết về cây ngải cứu, cây thạch xương bồ, cây bồ công anh hay như những bài thơ. Những trang viết về củ nghệ, củ gừng, quả mướp đắng, trái me chua phúc dày như kinh Phật.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOKim Mai thân nhớ,Ngày giáp Tết, tôi về miền thơ ấu. Cây đa cổ thụ, ngôi miếu rêu phong vẫn đứng giữa đồng quê như đợi như chờ từ vạn kỷ.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNG                               Bút ký Dải đất Việt khi chạy dài vào tới miền Trung thì xép lại trong một khúc eo. Một bên là dãy Trường Sơn hùng vĩ che chắn. Một bên là biển rộng sóng vỗ bờ.

  • NINH GIANG THU CÚC                         Ghi chép Thuở còn bé tí tẹo tôi thường được người lớn kể cho nghe chuyện một anh chồng Cọp đi rước Cô mụ (nữ hộ sinh) cho chị vợ đang đau bụng đẻ.

  • TRÍ NHÂN       Truyện kýNăm 1954, đa số cán bộ, đảng viên ở chiến trường miền đều tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ. Chỉ có một số ít cán bộ, đảng viên cốt cán được bố trí ở lại trong vùng tạm chiếm để xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức lực lượng đề phòng địch phá hoại Hiệp định đình chiến.

  • NHẤT LÂM         Bút ký Năm 1948, từ đồng bằng huyện Triệu Phong, chúng tôi vượt quốc lộ 1A lên một xã miền núi, xã Phong An. Hồi ấy rừng bạt ngàn vô tận, xã Phong An chỉ cách thị xã Quảng Trị chừng mười cây số, do núi rừng ngút ngàn, mà trở nên xa vời như xứ sở lạ lùng ngàn dặm. Chúng tôi bảo nhau: đề phòng cọp từ bụi rậm vồ tươi như đùa. Nhìn núi cao và cây rừng trùng điệp, con người trở nên hồi hộp, lo sợ mơ hồ; lại đi ban đêm, đi lần đầu giữa rừng, sợ là tất nhiên.

  • HƯƠNG GIANG(Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”)

  • HOÀI NGUYÊNTiếng tiêu trầm của nỗi cô đơn...

  • TRUNG SƠNTrong số những con vật gần gũi với con người, con mèo không đứng vị trí thứ nhất thì cũng nhì. Chỉ riêng việc chú mèo có đặc quyền thỉnh thoảng "chung chăn" với con người lúc trời mưa rét cũng đủ để xếp chú đứng ở thứ bậc cao trong mối quan hệ với con người. Cũng vì vậy, trong thành ngữ và tục ngữ có nhiều câu nói đến con mèo ngẫm ra khá thú vị.

  • ĐOÀN MINH TUẤN                     Tùy bútĐã từ lâu lắm, nhiều mùa xuân đã qua, nhà văn Đoàn Giỏi có cho tôi mượn cuốn sách rất hay viết về "chó và mèo trên thế giới" của hai tác giả người Pháp Marlyse et Frange.

  • NGUYỄN QUANG HÀHầu như mỗi chúng ta chỉ biết Mai Xuân Hòa là nhạc sĩ. Anh đã ra mắt hai tập nhạc viết cho người lớn: "Nỗi đợi chờ", "Khát vọng",và hai tập cho thiếu nhi: " Những điều em thích", " Những ngôi sao đẹp".