Bộ sách Lục tỉnh cầm ca (NXB Văn hóa - Văn nghệ) cũng là tên của một nhóm bạn trẻ, đã tái hiện nguồn tư liệu về các loại hình diễn xướng của Nam bộ, xứng đáng trở thành câu trả lời cho câu hỏi: Giới trẻ ngày nay có còn quan tâm đến nghệ thuật truyền thống hay không?
Các nghệ nhân biểu diễn trong chương trình ra mắt bộ sách Lục tỉnh cầm ca. Ảnh: MY ĐẶNG
Sau rất nhiều nỗ lực, bộ sách Lục tỉnh cầm ca đã được giới thiệu trọn bộ đến độc giả vào một ngày cuối tháng 10-2020 tại Đường sách TPHCM. Ngoài Đường vào hát bội (xuất bản vào cuối năm 2019) thì 3 cuốn còn lại, gồm: Đường vào diễn xướng dân gian Nam bộ, Đường vào đờn ca tài tử và Đường vào cải lương mới được ra mắt. Để hoàn thành bộ sách này, nhóm tác giả mất 3 năm vì công đoạn xử lý nguồn tư liệu, ghi âm khá nhiều và phức tạp. Cũng may, nhóm nhận được sự cố vấn và hỗ trợ của các nhà nghiên cứu như: Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Lê Tuyên, Vương Hoài Lâm…; đặc biệt là sự hỗ trợ về kinh phí từ Quỹ Phim, Nhạc và Lưu trữ của Hội đồng Anh.
Theo anh Phan Khắc Huy, Trưởng nhóm Lục tỉnh cầm ca, một số loại hình khác của nghệ thuật truyền thống như hát bội, đờn ca tài tử, các hoại hình diễn xướng dân gian: múa bóng rỗi, hát sắc bùa… ít được biết đến, thậm chí có nhiều bạn trẻ còn không biết sự tồn tại của các loại hình này. “Dựa trên mặt bằng chung của độc giả mà nhóm quan sát được, chúng tôi thực hiện bộ sách Lục tỉnh cầm ca, giống như một giáo trình dẫn nhập, mang đến những thông tin và kiến thức cơ bản dành cho những độc giả bắt đầu tìm hiểu các loại hình này”, Phan Khắc Huy chia sẻ.
Bộ sách Lục tỉnh cầm ca còn “ghi điểm” bởi hướng tiếp cận gần gũi, cách trình bày hiện đại, phù hợp với thị hiếu giới trẻ. Đặc biệt, ngoài những khái niệm, chỉ dẫn cơ bản về lịch sử hình thành, đặc điểm nghệ thuật của từng loại hình, sách còn tích hợp công cụ QR code để độc giả có thể vừa đọc vừa xem những video biểu diễn của các nghệ nhân. Đây cũng là một nỗ lực khác của nhóm nhằm bắt kịp xu hướng tất yếu hiện nay, khi mà công nghệ ngày càng phổ biến.
Ngoài anh Phan Khắc Huy (33 tuổi), Lục tỉnh cầm ca còn có 3 thành viên khác là Đặng Thị Ngọc Tú (33 tuổi), Nguyễn Tấn Khiêm (29 tuổi) và Lục Phạm Quỳnh Nhi (23 tuổi). Họ là những người trẻ, vì vậy kiến thức về các loại hình nghệ thuật truyền thống là cả một vấn đề lớn. Anh Phan Khắc Huy thừa nhận: “Chúng tôi chỉ sợ không đủ kiến thức để làm, vì những loại hình nghệ thuật này có tuổi đời lớn, đã bị xói mòn hoặc bị sai lệch ít nhiều. Mặc dù vẫn có những công trình nghiên cứu, nhưng không phải đọc là hiểu hết được; chưa kể mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp cận, nghiên cứu riêng biệt. Điều mà chúng tôi sợ nhất là làm không đúng, khiến người ta hiểu sai, càng nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, chúng tôi chọn góc tiếp cận trung dung, để khán giả dễ tiếp nhận nhất”.
Lục tỉnh cầm ca được tách ra từ dự án Đối thoại văn hóa cộng đồng (CCD), ra đời từ năm 2017, là nơi đối thoại giữa công chúng và các nhà nghiên cứu. Khi thực hiện chuỗi chương trình Diễn xướng Nam bộ thì có thêm một đối tượng nữa là các nghệ nhân, từ đó hình thành nên 3 đối tượng: nhà nghiên cứu - nghệ nhân và công chúng. Sau một thời gian hoạt động, vì có quá nhiều nội dung nên phải tách ra thành Lục tỉnh cầm ca. Trên thực tế, CCD và Lục tỉnh cầm ca đều là dự án con của Cội Việt được ra đời hơn 10 năm trước, là nơi cung cấp cho các bạn trẻ phương pháp tiếp cận lịch sử, văn hóa và các tài liệu có liên quan.
Điều khiến anh Phan Khắc Huy và các thành viên trong nhóm trăn trở nhất chính là trong hơn chục loại hình diễn xướng Nam bộ, nhóm chỉ thực hiện được với một số lượng hạn chế do không tìm được nghệ nhân. Huy kể: “Chuyến điền dã ở Bến Tre, chúng tôi tìm gặp một nghệ nhân, lúc đó đang bị ung thư giai đoạn cuối. Chúng tôi tranh thủ về thăm ông, đồng thời nhờ hát những bài mà ông đã sưu tầm được để ghi hình. Đó là lần cuối cùng chúng tôi được gặp ông, vì gần một năm sau thì ông mất”. Chính câu chuyện trên đặt ra một thực tế: Các loại hình nghệ thuật dân gian đang đứng trước nguy cơ thất truyền; khi mà các nghệ nhân đã lớn tuổi hoặc đã mất, còn thế hệ kế cận thì thiếu vắng. “Việc của chúng tôi là cố gắng và nỗ lực kể lại những gì mà mình biết, rồi tùy theo sức sống của chính loại hình nghệ thuật đó. Bởi vì, bất kỳ một loại hình nghệ thuật nào, muốn sống được còn phải tùy thuộc vào không gian mà nó sinh ra. Khi không gian đó mất đi thì khả năng tồn tại rất khó”, anh Phan Khắc Huy nói.
Theo Quỳnh Yên - SGGP
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.