Văn bản của Nam Công Thương Cục viết dưới đời vua Bảo Đại - Ảnh: Hồ Vĩnh
Văn bản khổ 16x29cm viết trên giấy gió, chữ Hán, nội dung cho biết về đúc một cái nồi đồng. Cuối văn bản có đóng dấu đen hình tròn, sát viền mép ngoài có khắc chữ Pháp và chữ Quốc ngữ: “Phường Đúc Huế; vòng trong khắc bốn chữ Hán: “Nam Công Thương Cục”. Phiên âm: Bảo Đại nhị niên thập nhị nguyệt sơ tứ nhật. Đãi chiếu Nguyễn Hữu Tuân vi phí tín sự, sở hữu đồng oa nhất khẩu, kinh khẩu tứ phung, bổn phân trọng Dương thập bát ki lô, giá ngân tam tứ nguyên. Vị thử kim phí vi tín. Tư phí. Nam Công Thương Cục chủ hội: Đãi chiếu Nguyễn Hữu Tuân. Dấu: Nam Công Thương Cục. Tam dịch: Ngày mồng bốn tháng 12 năm Bảo Đại thứ 2 (1927). Đãi chiếu Nguyễn Hữu Tuân hợp đồng làm tin về việc chi phí. Nay (Nam Công Thương Cục) chúng tôi có làm một cái nồi đồng, trang trí bốn phía trên miệng nồi, tất cả nặng mười tám ki lô Tây, giá tiền là ba mươi bốn đồng. Nay đem ra chi phí làm tin. Nay chi phí. Chủ hội Nam Công Thương Cục: Đãi chiếu Nguyễn Hữu Tuân kí tên. Đóng dấu: Nam Công Thương Cục. (Lê Nguyễn Lưu dịch) Căn cứ vào nội dung văn bản thì Nam Công Thương Cục là một liên doanh đúc đồng của Phường Đúc Huế ra đời và hoạt động dưới đời các vua Khải Định và Bảo Đại. H.V (264/2-11) |
Tế lễ, giỗ chạp, cúng kỵ gắn với người Huế rất sâu. Hình như nhạc lễ cổ truyền xứ Huế cũng hình thành từ đó. Món ăn Huế được chăm chút, gọt tỉa để trở thành một thứ nghệ thuật ẩm thực cũng từ đó. Màu sắc, mẫu mã của nhiều loại trang phục Huế cũng từ đó mà được hoàn chỉnh, nâng cao. Cả những phong cách sinh hoạt nói năng, thưa gởi, đứng ngồi, mời trà, rót rượu... đầy ý tứ của vùng đất nầy cũng đi từ những buổi cúng giỗ đượm mùi hương trầm.
Những cái tên người kỳ lạ: CHỨA - ĐẾ - SAY - BIA - NEM - CHẢ - NHẬU - CHƠI - nghe vừa buồn cười nhưng cũng vừa xót xa. Tôi hỏi tiếp:- Nếu như sinh đứa con thứ 9 anh sẽ đặt tên gì?- Tên “CHỊU” - anh Dữ trả lời không chút đắn đo suy nghĩ.Như vậy sau 5 năm, người đàn ông này vẫn mẫn cảm với chức năng thiên phú mà trời cho đó là... bản năng tính dục của chàng Adam đương đại.Việc hình thành các khu định cư cho cư dân vạn đò là một giải pháp hữu hiệu, nó trở thành vấn đề bức xúc, là nhu cầu đòi hỏi của nhiều người dân.
Tháp Điều Ngự cho dù không uy nghi, kỳ vĩ như một tòa tháp Chăm xưa, cũng giữ được dấu ấn kỷ niệm một thời đã qua. Ba tầng tháp đứng cao trên đỉnh núi lại có một khung pháp luân chuyển động theo chiều gió, có tiếng chuông khánh rung vào thinh không như nhắc người đời nhớ đến cửa Thiền.(6)