Tiết lộ hậu trường chính trị triều đình Huế trong 'cơn hấp hối'

08:33 29/08/2014

Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh cũng là lúc ở Việt Nam, các thế lực bước vào một cuộc chạy đua nước rút để nắm quyền định đoạt tương lai nước này sau 80 năm là thuộc địa Pháp.

Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam

 
LTS: Những ngày này của năm 1945, ở Việt Nam đang diễn ra cuộc cách mạng long trời lở đất đưa lại nền độc lập cho nước Việt Nam sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Mặc dù triều đình Huế lúc này đang ở trong “cơn hấp hối” vì không còn những quan thầy Pháp, Nhật chỉ đạo và chống lưng nhưng trong hậu trường của nó, người ta vẫn cố gắng thực hiện các mưu đồ chính trị. Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài về hậu trường chính trị tại triều đình Huế trong những ngày tháng 8/1945.

Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh rất lâu, Việt Minh đã dự kiến các tình huống tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cách đó hàng ngàn Km, chính phủ De Gaulle cũng bắt đầu tính đường đi nước bước để trở lại thống trị Đông Dương.

Nỗ lực cứu vãn của người Pháp

Ngày 9/5/1945, với sự kiện phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh, Thế chiến II đã đi đến hồi kết. Ở Châu Á, quân Nhật bắt đầu bị quân Đồng Minh đánh tan từng mảng lớn.

Vừa về nước Pháp, chính phủ De Gaulle đã đặt Đông Dương thành mối quan tâm hàng đầu. Mặc dù vừa ra khỏi chiến tranh, kinh tế và mọi tiềm lực của đất nước đều kiệt quệ song người Pháp vẫn muốn trở lại thống trị xứ sở Đông Dương, một nơi cách họ đến 12000 km.

Có nhiều nguyên nhân đưa chính phủ Pháp đi đến quyết định quay lại đó, nhưng một trong những lý do quan trọng nhất nằm ở ý trí của De Gaulle, người hùng của nước Pháp kháng chiến.

Trong sách “Sự mù quáng của tướng De Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương”, cựu đại tá Pierre Quatrepoint viết về suy nghĩ của De Gaulle: “vì ông ta muốn mang lại cho nước Pháp cái đế chế nguyên vẹn khi mới vào cuộc chiến tranh năm 1939. Cái tính bảo thủ của nhà chức sắc dòng Đền (Templier), đã chứng kiến bao sự đảo điên của thế giới do chiến tranh gây nên, đã lần lượt làm nảy sinh ở ông những phản ứng có khi là những cảm hứng, những cảm xúc mơ hồ, có khi lại là những nhận thức trái ngược và rồi đi đến những thảm hoạ”.

Thật vậy, trong hồi ký của mình, De Gaulle viết: “Từ 15/6, tôi đã quyết định sự hình thành đoàn quân viễn chinh. Tướng Leclerc sẽ là người chỉ huy… Con đường ngắn nhất để trở lại Đông Dương hình như là đã được vạch sẵn: đó là đường qua Ấn Độ Dương và qua Mountbatten”.

Cùng với binh đoàn quân viễn chinh vừa gấp rút thành lập, De Gaulle bổ nhiệm phó đô đốc D’ Argenlieu làm cao ủy Pháp ở Đông Dương để toàn quyền tiến hành việc trở lại xâm lược xứ này.

Ngày 26/8/1945, De Gaulle công bố chính thức với giới truyền thông về ý định quay trở lại Đông Dương tại New York, sau khi hội kiến với tổng thống Mỹ Truman. De Gaulle nói: “Thái độ của nước Pháp ở Đông Dương rất giản đơn. Nước Pháp có ý định khôi phục lại chủ quyền ở Đông Dương”. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính phủ Pháp quyết khôi phục lại quyền thống trị Đông Dương như trước Thế chiến II.

Tiết lộ hậu trường chính trị triều đình Huế trong 'cơn hấp hối' - Ảnh 2

Vua Bảo Đại và một đoàn hộ giá.

Cùng thời điểm này, ở Đông Dương, đặc biệt là An Nam (tên gọi Việt Nam trước ngày 2/9/1945) cuộc cách mạng do Việt Minh lãnh đạo đã lan ra cả nước với thắng lợi chỉ còn trong nay mai.

Người Pháp cảm thấy nếu không hành động nhanh, họ sẽ chậm chân hơn Việt Minh. Ngay lập tức, một đơn vị biệt kích Pháp, mang mật danh Lambda được máy bay Anh đưa từ Calcutta đến nhảy dù xuống miền rừng núi phía tây Thừa Thiên cách thành phố Huế 28 km vào ngày 22/8/1945. Người cầm đầu toán biệt kích này là đại uý Castelnat, người bạn cũ, nguyên sĩ quan hầu cận của Bảo Đại.

Nhiệm vụ của nhóm biệt kích này là bằng mọi giá phải bắt liên lạc với Bảo Đạivà yêu cầu ông đừng vội thoái vị để chờ người Pháp trở lại. Tuy vậy, toán biệt kích đã không đến được thành phố Huế. Vừa xuống đất họ đã bị Việt Minh chặn đánh và bắt làm tù binh, cùng với vũ khí, điện đài và đầy đủ tài liệu.

Vua Bảo Đại giữa những dòng nước

Là một ông vua bù nhìn do chính phủ bảo hộ Pháp dựng lên, vai trò của Bảo Đại trong suốt những năm cai trị không hơn gì một quân bài chính trị của thực dân Pháp. Chính Bảo Đại cũng quen với vai trò đó của mình. Cuộc sống của ông chỉ biết đến đi săn, đi du lịch. Ngay cả khi Nhật đảo chính Pháp, Bảo Đại vẫn đang đi săn ở núi rừng Đà Lạt và chỉ biết đến sự kiện động trời này sau đó 2 ngày.

Tuy nhiên, ngày 15/8, sự kiện Nhật đầu hàng Đồng Minh đã khiến vị hoàng đế này trở nên hoạt động hơn. Ngày 17/8, Bảo Đại bất ngờ gửi cho De Gaulle một bức điện để kêu gọi nước Pháp tôn trọng độc lập của An Nam. Bức điện được trích trong cuốn “Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam” của Daniel Grandclément có đoạn viết: "… Các vị sẽ hiểu rõ hơn nếu các vị có thể chứng kiến những sự kiện đang diễn ra ở đây, thấy rõ ý nguyện độc lập của nhân dân Việt Nam đã ấp ủ tận đáy lòng và không một sức người nào có thể kìm nén được.

Tiết lộ hậu trường chính trị triều đình Huế trong 'cơn hấp hối' - Ảnh 3

Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương.

Ngay dù các vị có thể lập lại trên đất nước này sự thống trị của Pháp thì cũng không có ai nghe theo: mỗi làng sẽ là một ổ kháng chiến, mỗi người cộng tác cũ của các vị sẽ là một kẻ thù, và các quan chức, các kiều dân Pháp sẽ chỉ đòi thoát khỏi bầu không khí nghẹt thở này.

Mong các vị hiểu rằng cách duy nhất để cứu vãn quyền lợi Pháp và ảnh hưởng tinh thần của nước Pháp là thẳng thắn thừa nhận nền độc lập của Việt Nam, từ bỏ mọi ý nghĩ lập lại chủ quyền hoặc bất cứ một hình thức cai trị nào của nước Pháp trên đất nước này. Chúng ta có thể dễ dàng thoả thuận với nhau nếu các vị từ bỏ ý định trở lại làm ông chủ của chúng tôi".

Dường như là một kịch bản chính trị rất bài bản, sau bức điện cho De Gaulle yêu cầu nước Pháp tôn trọng độc lập của Việt Nam, Bảo Đại gửi thông điệp mời các thủ lĩnh Việt Minh vào Huế để lập nội các mới. Rõ ràng vị hoàng đế cuối cùng triều Nguyễn vẫn còn chưa dễ gì rời bỏ ngai vàng với những đặc quyền của hoàng tộc.

Daniel Grandclément bình luận: “Ngày 22/8, được tin Việt Minh đã chiếm chính quyền ở Hà Nội và nhiều nơi khác trong nước. Nhà vua vẫn hy vọng có thể giữ được ngôi báu bằng cách giao cho Việt Minh lập nội các mới. Ông ban chiếu mời thủ lĩnh Việt Minh vào Huế lập nội các. Ông không biết trước đó tại Hà Nội đã có cuộc tiếp xúc bí mật giữa Khâm sai Bắc bộ Phan Kế Toại và cả Thủ tướng Trần Trọng Kim với đại biểu Việt Minh, trong đó Việt Minh đã khước từ lời mời hợp tác mà kiên quyết đòi chính phủ họ Trần từ chức, giao toàn bộ chính quyền cho Việt Minh”.

Theo nguoiduatin.vn

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn (1960- 2010), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “ Hà Nội- Huế- Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”, được diễn ra vào sáng ngày 24/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.

  • Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

  • Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.

  • Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.

  • Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật

  • Chào mừng kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 5/3, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh “ Các Nữ tác giả Thừa Thiên Huế lần thứ XV- 2010”.

  • Tối ngày 28/2 (Rằm tháng Giêng), tại sân Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế đã diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “ Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”.

  • Nằm trong chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế lần thứ VIII với chủ đề ” Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”, tối ngày ngày 27/2 (14 tháng Giêng), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp - Nhà tri thức Huế tổ chức Đêm Thơ Trẻ, tại số 01 Lê Hồng Phong, Huế.

  • Chiều ngày 26/2, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật, Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Triển Lãm Ảnh với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” của nhà sư Thích Chơn Hữu, được diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 25/2 (12 Tháng Giêng năm Canh Dần), Ban tổ chức ngày Thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đi “Viếng mộ thi nhân” tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế.

  • Sáng ngày 23/2 (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội vật truyền thống làng Sình.

  • Sáng ngày 22/2, tại Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân, số 151 Thiên Thai, TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Huyền Trân đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân- Huế 2010.

  • Những ngày mưa dầm đã qua, nắng ấm mùa xuân đã trải dài trên mọi nẻo đường của Cố đô Huế. Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, khắp mọi nhà, từ miền quê lên phố thị, những ngày này Huế vui nhộn hẳn lên, tấp nập người người đi sắm chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.

  • Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần 2010, diễn ra vào sáng ngày 8/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.

  • Chào xuân Canh Dần 2010, Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ Huế đã phối với Café- Gallery Sông Như tổ chức triển lãm mang tên “ Năm Canh Cọp”, được diễn vào chiều ngày 6/2, tại số 14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, Huế.

  • Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Canh Dần 2010, chiều ngày 5/2, Hội Liên hiệp VHNT- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Mùa Xuân” tại 26 Lê Lợi và phòng tranh “ Con Cọp năm Dần” tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.

  • Sáng ngày 4/2, tại thủ đô Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Tạp chí Sông Hương - Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phát động cuộc thi thơ Lục bát năm 2010. Thể lệ cuộc thi thơ Lục bát 2010.

  • Sáng ngày 01/02, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã long trọng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.