Tiếp nhận tác phẩm văn học

10:46 17/06/2009
MÃ GIANG LÂNVăn học tồn tại được nhiều khi phụ thuộc vào độc giả. Độc giả tiếp nhận tác phẩm như thế nào? Tiếp nhận và truyền đạt cho người khác. Có khi tiếp nhận rồi nhưng lại rất khó truyền đạt. Trường hợp này thường diễn ra với tác phẩm thơ. Thực ra tiếp nhận là một quá trình. Mỗi lần đọc là một lần tiếp nhận, phát hiện.

Đọc thơ không phải chỉ nhằm biết thơ nói gì mà phải hiểu được thơ nói như thế nào?. Câu thơ ấy, đoạn thơ ấy, bài thơ ấy nói gì, tâm trạng thế nào, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu... ra sao? Thơ phải tạo ra rung động ở người đọc từ nhiều phía: ý, tình, hình, nhạc ... Như vậy khi phân tích một hình ảnh, một cảnh, một bức tranh trong thơ, nhất thiết không thể bỏ qua những yêu cầu trên. Trừ khi anh tồi, thiển cận, không hiểu thơ, chỉ chăm chăm đi vào giải thích ý, nghĩa mà "nương nhẹ các biện pháp nghệ thuật như nhịp điệu, điệp từ, điệp ngữ..." (Cần lưu ý ở đây: hình ảnh, cảnh, bức tranh là ở cấp độ từ, chứ không phải cấp độ khái niệm)(1).

Có một điều quan trọng, người đọc thơ không thể bỏ qua. Sau khi đọc bằng mắt rồi, lại cần phải nhắm mắt lại mà đọc bằng tấm lòng, bằng trái tim xem xem ở đấy nhà thơ bộc lộ tâm trạng gì, muốn thông báo thẩm mỹ gì với người đọc. Cái khó là ở đấy, không thể nói chung chung.

Tất nhiên, tâm trạng thế nào đã hiện ra ở thể thơ, hình ảnh, câu chữ, nhịp điệu... Một lần tôi hỏi thi một trò.

- Em hãy phân tích đoạn thơ này.

Trò nhanh nhẩu trả lời:

- Thưa thầy: "Đoạn thơ tổng hợp và đồng hiện hàng loạt tâm trạng khác nhau"

Tôi khẽ gật đầu để em yên tâm, nhưng nghĩ thầm: đây là một trò láu, đại ngôn, nhưng không biết gì về thơ. Tôi động viên tiếp:

- Em nói cụ thể hơn được không?

- Thưa thầy, vâng, vâng...

Rồi em im bặt. Xét đến cùng thì vẫn là lỗi ở tôi, ở người dạy.

Theo tôi muốn hiểu thơ, người đọc cần có một hiểu biết tối thiểu về loại hình này như thể thơ, vần, nhịp điệu, các biện pháp nghệ thuật tu từ, ngôn ngữ thơ... nếu không sẽ lúng túng, tưởng mình hiểu hoá ra lại chẳng hiểu gì. Nắm chắc những cơ bản ấy mới có thể hiểu thơ xưa, thơ nay, đặc biệt là thơ đương đại, đang có những chuyển động mạnh mẽ cả về nội dung, hình thức trên cơ sở một triết - mỹ mới.

Cách truyền đạt những hiểu biết về thơ bằng nói, bằng giảng bài cho học trò là ở dạng nghe. Cách truyền đạt bằng văn bản - viết thành bài (ở dạng nhìn) yêu cầu cao hơn. Giấy trắng mực đen đấy, người ta nhìn, người ta đọc, lật đi lật lại, thì câu chữ, diễn đạt phải cẩn thận hơn. Để người đọc thấy được cái đúng, cái hay, cái đẹp của thơ, bài viết cần một văn phong thích hợp: gợi cảm, giàu hình ảnh, sử dụng từ sinh động, không thể chỉ dùng những khái niệm khô cứng, sách vở để phân tích thơ, bình giảng thơ... Tôi đã đọc nhiều bài phân tích thơ có những sáng tạo từ làm câu văn bớt đơn điệu, gây hứng thú cho người đọc. Ví như: "Bài thơ Tây Tiến - tượng đài bất tử về người lính vô danh", "Chúng ta hãy ngắm kỹ lại những chân dung La Hán khắc bằng ngôn ngữ của Huy Cận" (Vũ Quần Phương), "Bức tranh cuối bài Việt Bắc, theo ý tôi, là của một danh họa" (Xuân Diệu)... Xin nhớ: tượng đài, chân dung, bức tranh ở đây là từ, không phải là khái niệm.

Phân tích bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm, tôi nhớ Lê Sử có bài viết hay (Báo Giáo dục và Thời đại số 68 ngày 6-6-2002). Cách viết uyển chuyển, tinh tế, văn có hồn, khả năng thẩm thơ tốt. Đây chính là yêu cầu hàng đầu đối với người phân tích, bình giảng thơ. Chỉ tiếc ở cuối bài, khi nói đến 4 câu thơ cuối của Tống biệt hành, tác giả bài viết hiểu chưa đúng, chưa trúng: "Ở khổ thơ mở đầu, người đưa tiễn ngạc nhiên vì người ra đi có thể "dứt bỏ tình riêng" để lên đường. Bài thơ có nhiều khoảng trống, nhiều điểm lặng, nhiều bước ngoặt đòi hỏi sự sáng tạo nơi người tiếp nhận (...). Người ra đi vẫn mang trong lòng nỗi đau giằng xé vì thế mới có trạng thái khinh bạc đến tàn nhẫn và cả cái trạng thái buồn bã hư vô"

                        Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
                        Mẹ thà coi như chiếc lá bay,
                        Chị thà coi như là hạt bụi,
                        Em thà coi như hơi rượu say.

Về 4 câu thơ cuối này, có người nghĩ người ra đi đối với mẹ, đối với chị, đối với em như thế. Chắc Lê Sử cũng nghĩ như thế nên mới ngạc nhiên, vì người ra đi có thể "dứt bỏ tình riêng", "có trạng thái khinh bạc đến tàn nhẫn". Nhà văn Bùi Hiển lại hiểu mấy câu thơ trên "theo ý nghĩa ngược lại", tức là đối với người ra đi thì mẹ hãy coi như chiếc lá bay, chị hãy coi như hạt bụi, em hãy coi như hơi rượu say (Văn nghệ số 8 tháng 2-1992).

Theo tôi, cách hiểu 1 người ra đi sẽ mang tiếng oan là "khinh bạc đến tàn nhẫn". Không thể có người nghĩ về mẹ, về chị, về em của mình như thế được. Cách hiểu 2, cũng không thoả đáng. Mẹ, chị, em nỡ nào lại nghĩ đến người thân ruột thịt của mình như thế? Có lẽ nên chấp nhận cách hiểu 3: Cả bài thơ là lời người đưa tiễn. Vậy người đưa tiễn nghĩ thế, thổ lộ như thế. Và người đưa tiễn nói như thế lại là lời an ủi cho cả kẻ ở, người đi.

Suy nghĩ của tôi, cách tiếp nhận bài thơ Tống biệt hành của tôi, cũng đã diễn ra qua một quá trình. Nhưng biết đâu còn có điều mình chưa hiểu cặn kẽ, chưa thật đúng với tâm trạng Thâm Tâm. Tiếp nhận tác phẩm thơ quả thật là khó. Không ai và lại càng không nên cho mình là người hiểu biết hơn người.

30-7-2003
   M.G.L
(177/11-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN NHẬT THƯTrong tiến trình nghệ thuật nhân loại, bên cạnh một thế giới hết sức “quan phương”, “hoàn kết” bao giờ cũng là một “thế giới lộn trái” đầy mê hoặc.

  • NGUYỄN XỚNXét trên quy mô toàn cầu, vào những năm cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển phi mã của công nghệ và ý thức máy tính, văn học đã biểu hiện nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Thực tế này được mang vào thế kỷ mới một cách dễ dàng, không hề gặp một sự kiểm soát nào.

  • BÙI MINH ĐỨCLGT: Công trình khảo cứu dưới đây, phần lớn đã được công bố trong Hội thảo khoa học “Tây Sơn - Thuận Hóa và Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung”. Một số báo, tạp chí đã lược trích đăng một phần bài viết. Mới đây, tác giả-bác sỹ Bùi Minh Đức (Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Mũi Học Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Đức Quốc (FachArzt HNO), nguyên Chủ nhiệm Bộ Môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Khoa Huế trước 1975) đã gửi cho SÔNG HƯƠNG công trình khảo cứu này (có sửa chữa và bổ sung) để độc giả tạp chí có đầy đủ tư liệu. Trân trọng những lý giải khoa học hết sức mới mẻ của tác giả, SÔNG HƯƠNG xin giới thiệu toàn văn công trình này.

  • BỬU NAM Gặp Trần Đình Sử trong một hội thảo lớn toàn quốc, hội thảo "Tự sự học" do anh đồng khởi xướng và đồng tổ chức, tôi xin anh một cuộc trò chuyện về tình hình lý luận và phê bình văn học hiện nay. Anh vui vẻ gật đầu và nói: "Gì thì gì không biết, chứ với Tạp chí Sông Hương, tôi không thể khước từ. Trước hết, đây là một tạp chí văn học đứng đắn, có sắc thái riêng, vả lại còn là tình cố hương, bởi dù gì thì gì tôi vẫn là người con của xứ Huế cố đô."

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO(Nhân đọc 2 bài viết của Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Hòa)*

  • PHẠM PHÚ PHONGNguyễn Huy Thiệp là một trong những hiện tương văn học hiếm hoi. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay như Huyền thoại phố phường, Muối của rừng, Tướng về hưu... tên tuổi của anh đã nổi bật trong và ngoài nước.

  • PHONG LÊ(Nhìn từ bình diện ngôn ngữ)Dân tộc là một phạm trù lịch sử. Văn học dân tộc do vậy cũng là một phạm trù lịch sử, hình thành và phát triển theo lịch sử.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN“…Tất cả những sự cách tân này cần thiết cho sau đó một chủ nghĩa cổ điển mới có thể xuất hiện…”            Paul Valéry

  • TRẦN HUYỀN SÂMNgười ta nói “Phê bình là bà đỡ cho tác phẩm”, nhưng người ta cũng nói: “Nhà phê bình là con chó ăn theo nhà văn”.

  • NHỤY  NGUYÊN thực hiện

     

    Thi nhân Việt Nam hiện đại  - bộ bản thảo trường thiên hoành tráng về nền thi ca Việt hiện đại dự tính 4.000 trang khổ 15,5 x 20,5 cm, bao gồm 2.200 trang tiểu luận và 1.800 trang tuyển thơ của nhà phê bình văn học Thái Doãn Hiểu.

  • NGUYỄN VĂN THUẤNLTS: Nhóm nghiên cứu, lý luận phê bình trẻ” bao gồm sinh viên và cán bộ giảng dạy trẻ đến từ các trường đại học ở Huế (chủ yếu là Khoa Ngữ văn - ĐHSP Huế), với sự chủ trì của Ts. Trần Huyền Sâm. Nhóm hình thành trong tháng 6 - 2008 vừa qua với sự giúp đỡ của Tạp chí Sông Hương và Nhà sách Cảo Thơm.

  • Trong hoạt động văn học, cùng với mối quan hệ giữa tác phẩm với hiện thực, tác phẩm với nhà văn, mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình vận hành từ hiện thực - nhà văn - tác phẩm đến bạn đọc.

  • LTS: Ngày 19/12/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, Hội đã có buổi ra mắt nhân dịp gặp mặt thân mật đại biểu cơ quan báo chí toàn quốc vào ngày 20/5/2008.Chúng tôi xin lược trích bài phát biểu của đồng chí Phùng Hữu Phú - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

  • Thuyết phân tâm học của S.Freud và về sau là C.G.Jung và các người kế nghiệp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của con người hiện đại, bao gồm cả nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy vậy, ở ta, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phân tâm học trong văn học - nhất là văn học hiện đại Việt .

  • Trong thập niên 1970 danh từ thi pháp (poétique) trở thành thông dụng, thi pháp học dần dần trở thành một khoa học phổ biến, dính liền với ngành ngữ học, trong một khung cảnh học thuật rộng lớn hơn, là khoa ký hiệu học.

  • Bản chất nhận thức của văn học đã được biết đến từ lâu. Hễ nói đến văn học là người ta không quên nói tới các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.

  • Mới đây, trong khi tìm tài liệu ở Thư viện quốc gia, tôi tình cờ đọc bài báo thuộc thể loại văn hóa - giáo dục: “Giáo sư Vũ Khiêu - Học chữ để làm người” trên chuyên mục Trò chuyện cuối tháng báo An ninh Thế giới số tháng 9/2005, do Hồng Thanh Quang thực hiện.

  • (Muốn khẳng định cuộc đời của mình không ai không thêm vào đó chút ít huyền thoại)                                 - M. Jourhandeau -

  • Văn học, từ xưa đến nay là sự khám phá không ngừng nghỉ về con người, đặc biệt về tâm hồn con người. Khám phá đó giúp cho con người hiểu rõ về bản thân mình hơn, cũng có nghĩa là con người sẽ biết sống tốt đẹp hơn, chất lượng sống do đó sẽ được nâng cao.

  • Một phương diện giúp khẳng định phong cách của bất cứ nhà văn nào, mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là nghiên cứu yếu tố ngôn từ - chất liệu cơ bản để sáng tạo nên tác phẩm văn chương mà nhà văn đã vận dụng một cách nghệ thuật.