Hội đồng chung khảo Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ V đã lựa chọn được 40 tác phẩm, công trình (trong tổng số 45 tác phẩm, công trình do Hội đồng sơ khảo giới thiệu vào xét vòng chung khảo) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh trao giải thưởng A, B, C.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa phát biểu tại phiên khai mạc Chung khảo Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ V
Giải A có 07 tác phẩm, công trình: Tiểu thuyết “Vùng sâu” (Tô Nhuận Vỹ), Tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” (Nguyễn Khắc Phê), Tập nghiên cứu “Nhã nhạc Triều Nguyễn” (Bùi Vĩnh Phúc), Ca khúc “Hồn đất” (Trần Đại Dũng), Tranh sơn dầu “Mưa” (Lê Văn Nhường) Ảnh nghệ thuật “Chung sức” (Nguyễn Hữu Hài), Đạo diễn sân khấu ca kịch vở “Hồ Chí Minh hồi ức màu đỏ” (Nguyễn Ngọc Bình).
Giải B có 15 tác phẩm, công trình: Tập ghi chép "Chết như thế nào" (Phạm Nguyên Tường), Tiểu thuyết "Vùng lõm" (Nguyễn Quang Hà), Tập truyện ngắn "Ngủ giữa trùng sơn" (Lê Vũ Trường Giang), Tập thơ "Đoản khúc" (Phan Tuấn Anh), Tranh lụa tổng hợp "Chiều vàng" (Nguyễn Thị Huệ), Tranh chất liệu tổng hợp "Hiu hắt mùa đông" (Lê Bá Cang), Tác phẩm khí nhạc "Sông Hương ngẫu hứng hòa âm" (Nguyễn Việt Đức), Hợp xướng "Ba dòng sông" (Dương Bích Hà), ca khúc "Tôi là người nông dân" (Lê Anh), Biên đạo múa "Vượt cạn" (Mai Trung), Đạo diễn sân khấu tuồng "Chí sĩ Trần Cao Vân" (Trương Tuấn Hải), Ảnh nghệ thuật "Vượt sóng" (Trương Vững), Ảnh nghệ thuật "Góc nhà vườn" (Nguyễn Đức Trí), Cụm công trình: Tìm hiểu câu đố người Việt và Tìm hiểu đồng dao người Việt (Triều Nguyên), Đồ án kiến trúc "Công trình nhà ở thích ứng với sự biến đổi khí hậu" (Lê Toàn Thắng).
Giải C có 18 tác phẩm, công trình: Tập truyện ngắn "Onkel yêu dấu" (Trần Thùy Mai), Tập thơ "Chiếc ô đi lẻ" (Hồ Đăng Thanh Ngọc), Tập thơ "Thuyền trăng" (Hồ Thế Hà), Tập thơ "Ngày không nhớ" (Lê Vĩnh Thái), Tập thơ "Người đàn bà che mặt" (Đông Hà), Tranh sơn mài "Bến đò" (Nguyễn Đăng Sơn), Tranh than + acrylic "Tôi, em yêu và Huế" (Trần Hữu Nhật), Ca khúc "Huế tím vào tôi" (Nguyễn Việt), Ca khúc "Sông Hương và nỗi nhớ" (Quốc Anh), Nghệ thuật trình diễn "Cảm nhận" (Nguyễn Văn Hè), Biên đạo múa "Xârpiday" (Cao Chí Hải), Ảnh nghệ thuật "Ngư phủ" (Văn Đình Huy), Ảnh nghệ thuật "Đánh bắt cá" (Hồ Ngọc Sơn), Ảnh nghệ thuật "Hầm thoát lũ Tả Trạch" (Nguyễn Đăng Hạnh), Kịch bản tiểu phẩm kịch dân ca "Mắt thần rừng núi" (Nguyễn Thị Kim Vàng), Ca khúc "Kinh chiều" (Phạm Phước Nghĩa), Ca khúc "Bồng bềnh khúc hát sáng nay" (Hà Sâm), Ca khúc "A Lưới ngày mới đã về" (Trần Tôn).
Được biết, Giải thưởng VHNT Cố Đô lần thứ V xét tặng các tác phẩm VHNT tiêu biểu, xuất sắc trong giai đoạn 2008-2013. Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ V đã tiếp nhận 183 tác phẩm, công trình đăng ký tham gia. Qua đối chiếu với quy chế giải thưởng, có 177 tác phẩm công trình đủ điều kiện tham gia. Qua vòng sơ khảo (08 hội đồng của 08 chuyên ngành), có 45 tác phẩm, công trình đạt các tiêu chí để vào vòng chung khảo.
Dự kiến, lễ trao giải thưởng VHNT Cố đô lần thứ V sẽ được tổ chức vào ngày 04/01/2014.
PV
Sáng 15/7, tại xã Hương Vân – huyện Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Hương Trà, Phòng Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”.
SHO - Vào lúc 20 giờ tối ngày 9/7, trên bãi biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã tổ chức khai mạc lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” năm 2011 nhân kỷ niệm 2 năm Lăng Cô được công nhận là một trong những Vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Sáng 3/7, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt, giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn Cố đô Huế với các nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cát Tiên, Vương Huy.
Sau gần một năm thi công (từ tháng 8/2010), sáng ngày 30/6, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức lễ khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng trụ sở Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Huế; đây là văn phòng thứ 8 được xây dựng mới trong hệ thống 11 văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ trên các vùng miền của đất nước.
Chiều ngày 24/6/2011 (nhằm ngày 23/5 Ất Mão), tại Đàn Âm hồn (cạnh cửa Nhà Đồ), phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 126 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
Nhân kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ IV năm 2011, diễn ra vào tối ngày 20/6, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế.
Sáng ngày 18/6, tại hội trường Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Viện Văn học Việt Nam và gia tộc bà Đạm Phương Nữ Sử tổ chức hội thảo khoa học “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương Nữ sử (1881-2011)”.
Hôm qua, 14/6, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên-Huế) sẽ hoạt động trở lại, sau khi ngừng các chuyến bay để sửa chữa từ 3/5/2011 đến nay.
“Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX - 2011 đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 09/6, tại thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông, diễn ra trong hai ngày 09 và 10/6/2011.
Chiều 5/6, tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, 15 Lê Lợi- Huế, đã diễn ra triển lãm ảnh “Ấn tượng sắc tộc châu Á”, đây là nhứng bức ảnh được nhà nhiếp ảnh người Pháp Laval Sebatien ghi lại trong các chuyến đi tại nước Việt Nam, Lào và Capuchia.
Chiều ngày 29/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi giới thiệu tác phẩm “Văn hóa ẩm thực Huế” của GS.Bs Bùi Minh Đức với sự tham dự của đông đảo bạn đọc Huế.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và UBND huyện Nam Đông vừa thống nhất kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX (diễn ra tại huyện Nam Đông từ ngày 8/6 - 10/6/2011).
Sáng ngày 28/5, Nhà Thiếu nhi Huế đã phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Thành đoàn và Phòng GD&ĐT thành phố Huế lễ trao giải cuộc thi viết “Cây bút tuổi hồng”, buổi lễ diễn ra tại sô 8 Lê Lợi, Huế.
Theo lời mời của Hội cứu tế bình dân Pháp, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Lê Tiến Thọ làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác sang Cộng Hòa Pháp để bàn bạc, thảo luận về việc tham gia Festival Huế 2012. Tham gia Đoàn còn có Giám Đốc Trung tâm Festival Huế Nguyễn Duy Hiền.
Sáng ngày 17/5, tại Cố đô Hoa Lư đã diễn ra cuộc Tọa đàm “Sắc thái thơ mỗi vùng kinh đô xưa và nay”, do Hội VHNT Ninh Bình đăng cai tổ chức. Tham dự có lãnh đạo các Hội VHNT và gần một trăm nhà thơ đến từ 5 vùng kinh đô xưa và nay: Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Phú Thọ.
Chiều ngày 10/5 (08/4 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản đã khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2555.
Sáng ngày 09/5, tại Nhà khách Bình Dương, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Sông Hương đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau bốn ngày diễn ra với nhiều hoạt văn hóa nghệ thuật, tối ngày 03/5, Festival Nghề truyền thống Huế lần thứ IV - 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức bế mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Vào lúc 20 giờ, tối ngày 30/4, Festival Nghề truyền thống Huế 2011 với chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế” đã chính thức khai mạc tại quảng trường Ngọ Môn, Huế.
Sáng 30/4, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ khánh thành bức tượng “Cô gái Việt Nam” của nhà điêu khắc- hoạ sỹ Lê Thành Nhơn tại công viên Hai Bà Trưng, bên bờ sông Hương thơ mộng.