Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là sự kiện có ý nghĩa trọng đại không chỉ đối với đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội mà còn đối với mọi người dân Việt Nam, kiều bào ta ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. Trong dòng chảy 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thừa Thiên Huế tự hào có gần 150 năm là kinh đô của nước Việt Nam, kế thừa những tinh hoa văn hóa Thăng Long trên vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân. Với tình cảm thiết tha về Thủ đô, về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng tích cực. Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. Đây cũng là nơi in dấu ấn sâu đậm của Bác Hồ đã cùng với gia đình Người sinh sống, học tập thời tuổi trẻ. Thừa Thiên Huế có thành phố Huế - Cố đô của Việt Nam, là thành phố anh hùng “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”, thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Huế còn là trung tâm văn hóa và du lịch; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của miền Trung và cả nước. Thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW, ngày 20/3/2009 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2009-2010, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết để cụ thể hóa Chỉ thị của Bộ Chính trị về tuyên truyền, quảng bá 1000 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại lễ kỷ niệm. Năm 2010 cũng là năm Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh trong hai năm 2009 - 2010 đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhằm thể hiện tình cảm, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giới thiệu và nâng cao tầm vóc Thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung; biểu dương những thành tựu to lớn của quê hương, đất nước. Cùng với sự phát triển của đất nước, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công trình được khởi công xây dựng, khánh thành, các họat động lễ hội để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, góp phần phục vụ và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Các công trình ở Thừa Thiên Huế gắn biển chào mừng cấp quốc gia hướng về Đại lễ: Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ tại núi Bân.Đây là công trình văn hóa lớn, thể hiện niềm thành kính tri ân và tôn vinh công lao to lớn của người anh hùng “áo vải cờ đào”; khơi dậy niềm tự hào về một thời kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, làm sống lại không khí hào hùng của đoàn quân Tây Sơn trước giờ xuất quân tiến ra Bắc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Công trình khu tượng đài và di tích lịch sử văn hóa núi Bân hoàn thành trở thành điểm nhấn mang tính nghệ thuật cao, kiến trúc đẹp, trở thành một địa chỉ du lịch, văn hóa mới trên bản đồ du lịch của Việt Nam và Cố đô Huế. Trong dịp kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế, ngày 25/3/2010, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ khánh thành công trình Hiển Đức Môn - Lăng Minh Mạng. Công trình được các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm tiến hành trùng tu trong ba năm, sử dụng tối đa các vật liệu truyền thống như gỗ, các loại vữa cũ, ngói, gạch lưu ly, sơn ta, quỳ vàng... kết hợp với công nghệ thi công truyền thống nhằm hạn chế tối đa tác động thiên nhiên đến di tích. Nhờ dùng phương pháp trùng tu khảo cổ như phân tích chất liệu để xác định thành phần, công nghệ xưa và thời điểm xây dựng; bóc tách theo lớp sơn thếp, áo tường, lát nền để phục chế đúng hiện trạng cũ… nên Hiển Đức Môn được các chuyên gia đánh giá là giống với nguyên gốc thời mới được xây dựng lăng. Đây là công trình được Tập đoàn Than Việt Nam tài trợ để tri ân vua Minh Mạng, người đã ra đạo dụ cho khai thác than đầu tiên ở nước ta; và cũng là công trình trùng tu quan trọng, mang nhiều ý nghĩa hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ngay từ đầu năm 2010, cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... lễ hội chào mừng các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm lịch sử của dân tộc, nhiều lễ hội trước Festival Huế 2010 được tổ chức, đóng góp vào chuỗi sự kiện chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tiêu biểu như: Lễ đăng quang của Hoàng đế Quang Trung và khánh thành khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (9/1); Lễ hội Đền Huyền Trân (9/1ÂL) - lễ hội mang dấu ấn văn hóa - tâm linh, thể hiện tấm lòng của nhân dân tri ân Đức Vua Trần Nhân Tông và công lao mở cõi của Huyền Trân, công chúa Đại Việt tại vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế ngày nay; Lễ tế Xã Tắc (tháng 2 ÂL), lễ hội Sóng nước Tam Giang ở vùng đầm phá Tam Giang (Quảng Điền, 30/4 - 1/5);... và các hoạt động kỷ niệm 50 năm kết nghĩa “Hà Nội - Huế - Sài Gòn/ Là cây một gốc, là con một nhà”, để lại những ấn tượng tốt đẹp,... Có thể nói, không khí lễ hội hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội ở Huế được diễn ra liên tục, phong phú và sôi nổi, hiệu quả với quy mô lớn, đều khắp và đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của nhiều tầng lớp nhân dân. Festival Huế 2010 là lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế. Với chủ đề Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, diễn ra từ ngày 5-13/6/2010, Festival Huế lần thứ 6 đã thành công rực rỡ. Lễ hội quy tụ những chương trình nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt nhiều chương trình nghệ thuật trong nước đã khắc họa khí phách của cha ông, khát vọng thống nhất non sông dựng nên nghiệp lớn từ Hoa Lư đến Thăng Long - Hà Nội. Lễ hội tái hiện Cuộc thao diễn thủy binh dưới thời các chúa Nguyễn khang định chủ quyền của đất nước Việt Nam bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là ấn tượng oanh liệt, hào hùng một thời của dân tộc. Lễ hội Áo dài “Vọng thiên niên” được trình diễn trên nền nhạc là các bài hát về Hà Nội du dương, trầm bổng, sâu lắng, hướng về 1000 năm Thăng Long - Hà Nội một cách sang trọng, thướt tha và quyến rũ. Lễ hội “Hành trình mở cõi” là thiên lịch sử 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế được sân khấu hóa với nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng giàu chất ước lệ sử thi, tập trung khai thác tiến trình mở cõi của các chúa Nguyễn trong mối liên hệ với truyền thống của dân tộc và tình cảm của cả nước đối với đất Thăng Long. Các sự kiện được tái hiện trong đêm lễ hội với 1000 diễn viên, sân khấu dài 400 mét, thiết kế 5 tầng được công nhận kỷ lục Guiness của Việt Nam, đã khẳng định các bậc tiền nhân xác lập chủ quyền lãnh thổ dựa trên cơ sở đầy đủ các yếu tố lịch sử, địa lý, pháp lý, văn hóa; đặc biệt là tình cảm, tâm thức luôn hướng về nguồn cội của những lớp người Việt - nước non ngàn dặm ra đi... và trong hào khí “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”. Ngoài ra, các hoạt động triển lãm mỹ thuật của 5 vùng kinh đô Việt Nam xưa và nay gồm: Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Nội, Huế và Thanh Hóa, phản ánh sâu sắc cuộc sống, con người của 5 vùng đất kinh đô xưa và nay. Chương trình quảng diễn mỹ thuật “Ký ức từ Cố đô Thăng Long đến Cố đô Huế”, cuộc sắp đặt diều Huế với số lượng 1.000 con diều trên cầu Trường Tiền đều mang ý nghĩa hướng về Thăng Long - Hà Nội. Các họat động kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm đã được các ban ngành, địa phương trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện, gắn với chủ đề 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, như: xây dựng phim tài liệu về quan hệ kết nghĩa, hợp tác giữa Huế - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; giới thiệu một số phim tư liệu lịch sử, tổ chức trưng bày giới thiệu tư liệu, di vật, cổ vật; triển lãm các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh; phát động đợt sáng tác các tác phẩm VHNT, báo chí và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội; tổ chức Hội thảo: “Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế trong dòng chảy lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, Liên hoan nghệ thuật quần chúng; xuất bản tập sách “Thăng Long - Hà Nội - Phú Xuân - Huế - Những gương mặt tiêu biểu” được dư luận hoan nghênh trong dịp Festival Huế 2010; tổ chức thành công hội chợ văn hóa, du lịch, thương mại Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh. Sắp đến trong dịp Đại lễ, tỉnh sẽ tổ chức triển lãm ảnh “Hà Nội - Thừa Thiên Huế, xưa và nay”... Tỉnh đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, đề cương tuyên truyền với hình thức, nội dung phong phú, đa dạng để quảng bá, giới thiệu về Thăng Long - Hà Nội. Hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp và trên các phương tiện thông tin đại chúng trong tỉnh đã thường xuyên tuyên truyền về Đại lễ đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Trên cửa ngõ bắc - nam của thành phố, các trục đường chính, trung tâm huyện lỵ, thị xã, những nơi công cộng đã được trang trí bằng nhiều khẩu hiệu, panô, áp phích, cờ hoa... Hoạt động tuyên truyền đã tạo khí thế chính trị sôi nổi, phấn khởi, góp phần quan trọng làm cho nhân dân trong tỉnh hiểu sâu sắc thêm và càng tự hào Hà Nội ngàn năm văn vật, thủ đô, trái tim thân yêu của cả nước, gắn liền với những giá trị văn hóa đặc sắc và ý nghĩa trọng đại của sự kiện Thăng Long - Hà Nội tròn 1000 năm. Tinh thần tự hào và ý thức bảo vệ các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội là nguồn nhựa sống trong tâm hồn các thế hệ công dân Việt Nam. Hà Nội bước vào năm kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm trong một tâm thế “vận hội ngàn năm chưa từng có” đã đặt Thủ đô của đất nước trước những thời cơ mới. Chiều dài 1000 năm lịch sử thẳm sâu đã hun đúc, kết tinh, hình thành và nuôi dưỡng những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc của con người và vùng đất Thăng Long - Hà Nội mến yêu, được nhân dân trong cả nước trân trọng và ngưỡng mộ, được bạn bè quốc tế thừa nhận và tôn vinh. Hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế vinh dự góp phần bảo vệ, gìn giữ và phát triển di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội trên đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế ngày nay. Những hoạt động của tỉnh đã thể hiện tình cảm sâu lắng, thiết tha của tỉnh nhà với con người và vùng đất Hà Nội trong mối quan hệ là cây một cội, là con một nhà, luôn khắc sâu tình cảm của Thủ đô Hà Nội đã dành cho tỉnh nhà trong nhiều năm qua. Tự hào biết bao Hà Nội của chúng ta - Niềm tin và hy vọng! PHAN CÔNG TUYÊN (260/10-10) |
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.