Thư của Tagore gửi bạn thơ xứ hoa Tuy líp

14:29 23/05/2011
NGUYỄN THI VÂN Kỷ niệm 150 năm ngày sinh Tagore Trong quá trình tìm kiếm các bản dịch tiếng Hà Lan của đại thi hào Rabindranath Tagore (1861-1941) trong những năm làm việc tại Hà Lan, nghiên cứu gia Liesbeth Meyer đã phát hiện một số thư trao đổi giữa Tagore với Frederik van Eeden (1860-1932) một trong những người Hà Lan đầu tiên đã giới thiệu thơ Tagore đến với xứ xở hoa tuy líp.

Chân dung thi hào Tagore

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if !mso]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Frederik van Eeden là một bác sỹ trẻ chuyên ngành tâm thần học song cũng sáng tác nhiều bài thơ xuất sắc trong những năm 1880-1890. Ông yêu thiên nhiên, thi ca và là người cực kỳ hâm mộ Rabindranath Tagore. Diễm phúc cho ông, năm 1920, ông được gặp đại thi hào khi Tagore viếng thăm Hà Lan. Van Eeden đã viết trong nhật ký về kỷ niệm đẹp đẽ đó: “Chủ Nhật 19 Tháng 9. Tôi đã gặp Tagore. Tôi chờ đợi ông ở nhà ga đường sắt. Điều đầu tiên tôi nhận ra ông là mái tóc xám phía bên trong toa tàu. Và có vẻ ông cũng nhận ra tôi. Ông mặc bộ quần áo xám, choàng chiếc áo khoác xanh và đội chiếc mũ đen. Giọng nói của ông mềm mại, cử chỉ chăm chú lắng nghe khiến tôi cảm nhận đang có một cái gì đó lây lan trong người. Đó chính là sự ảnh hưởng từ ông, với khí chất mạnh mẽ tinh khiết và thanh thản lạ lùng. Như thể bao quanh ông là một bầu không khí trong lành, tinh khôi và khỏe khoắn. Ở bên ông, tôi thấy mình chỉ như là một cậu bé đường phố, với chiếc quần tây quê kệch và đôi giày đỏ ngớ ngẩn. Người soát vé vốn quen biết tôi, hỏi: “Đây có phải là một người hết sức đặc biệt không?” - “Có”- tôi nói - “Đang hiện diện nơi đây một trí tuệ cao vọi”. Quả nhiên mọi người dành tình cảm tôn trọng cho Tagore. Ông quả như vầng mây sáng trên bầu trời”.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Bìa cuốn Gitanjali do Eeden dịch
Năm 1913, Frederik van Eeden hoàn tất bản dịch Gitanjali (ở Việt Nam được dịch là Thơ Dâng hoặc Lời Dâng) đầu tiên và nó được tái bản nhiều lần vào các năm 1914, 1917, 1919, 1920, 1933, 1950, 1957, 1973, và 1976. Gitanjali được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của Tagore, đã được giải Nobel và được chuyển ngữ sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới, điều đó không có gì ngạc nhiên. Năm 1963, trong một cuốn sách, tiến sỹ HW van Tricht cho rằng các bản dịch được xuất bản dưới tên của Frederik van Eeden không phải tất cả là của riêng ông. Một vài trợ lý đã giúp Eeden dịch thơ Tagorre. Tiến sỹ Van Tricht đã nghiên cứu nghiêm túc và đưa ra kết luận là Gitanjali (1913), The Crescent Moon (1917), The Gardener (1919) và Kabir (1916) đã được Van Eeden chuyển ngữ một mình. Các bản dịch Chitra (1918), Home and the World (1921), Sadhana (1918) và The Fugitive (1923) đã được thực hiện với sự trợ giúp của các nhân viên. Đối với Frederik Van Eeden, cho đến cuối đời ông vẫn thất vọng do độc giả đã không hiểu hết những gì ông đã làm, tuy người ta vẫn xem ông là một trong những tác giả quan trọng.

Nhiều người ở Hà Lan đã cất công chuyển ngữ và viết về Tagore. Năm 1920, tiến sĩ A. Klaver xuất bản hai cuốn sách về Tagore. Một cuốn sách ngắn về Tagore và các bạn đồng nghiệp của ông, mô tả tầm nhìn của họ và ý tưởng về tôn giáo phương Đông, và cuốn khác tiết lộ một số sự kiện liên quan đến sự giáo dục của Tagore và nền tảng tôn giáo. Tuy nhiên, cả hai đều viết vụng về, khô cứng rất khó đọc. Trước đó, Noto Soeroto viết tiểu sử Rabindranath Tagore vào năm 1916. Hen ry Borel (1869-1933), R. van Brakell Buys, Chitra Gajadin, B. Dhawale, Henriette Roland Holst, Titia Jelgersma... cũng đã lần lượt dịch Tagore. Về sau, năm 1984, một nhà văn người Bỉ tên là Wilfred Gepts cũng công bố bản dịch mới và năm 2000, nhà văn Bỉ Jan Gysen cũng đã dịch nó. Bản dịch đầu tiên của Gitanjali thực hiện bởi Frederik van Eeden được chuyển ngữ bằng ngôn ngữ Hà Lan cổ xưa và đó là lý do nhiều người khác sau này đã dịch Gitanjali theo phong cách riêng của họ. Tuy nhiên, nhiều trong số các bản dịch thơ Tagore đều tỏ ra không gần với bản gốc.

Trở lại năm 1920, khi Tagore sang thăm Hà Lan, ông cũng đã gặp ông A.A. Bake, một chuyên gia âm nhạc Ấn Độ. Bake sau đó cũng đã dịch Tagore. Năm 1930, Bake cũng gặp lại Tagore khi nghiên cứu âm nhạc Ấn Độ tại Đại học Visvabharati và bắt đầu phổ biến âm nhạc của Tagore. Điều này dẫn đến cuộc triển lãm tại The Musee Guimet ở Paris. Năm 1958, R. van Brakell Buys, Cornelia Bake - Timmers và Tarapada Mukherji xuất bản một bộ sưu tập các tác phẩm của Tagore. Năm 1961 một phiên bản đặc biệt mang tên Tagore 1861-1961 đã được xuất bản do Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Lan ấn hành để tưởng nhớ Tagore. Các cuốn sách gần đây về Tagore là: Tagore và di chúc do Indu Dutt dịch năm 1989, Thơ Tagore tuyển chọn do Koen Stassijns và Ivo van Strijten biên soạn trên cơ sở các bài thơ dịch chọn lọc của William Radice (1985), của Dyson Kushari Ketaki (1991)...

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Frederik van Eeden
Như vậy, thơ Tagore đã rất được phổ biến qua nhiều thế hệ tại Hà Lan. Nhưng câu chuyện đáng nói của bài viết này lại nằm ở sự phát hiện của Liesbeth Meyer. Ông kể: Tình cờ mua một cuốn sách nhỏ về Mahatma Gandhi và bạn bè, ông bắt gặp Rabindranath Tagore ở đó và sau đó, tiếp tục tìm đọc Tagore trên internet. - “Trong khi đọc một số bản dịch tiếng Hà Lan tuyệt vời, tôi cảm thấy như thể tôi đã về ngôi nhà trong thế giới tình cảm của tôi”. Meyer nhớ lại. Ông trở thành người hâm mộ Tagore và cũng bắt đầu để ý đến Frederik van Eeden. Sau đó Meyer phát hiện ra các bản sao của bức thư bằng văn bản của ông Tagore. Những bản sao được lưu trữ tại Đại học Amsterdam. Trong đó có một số lá thư Tagore viết cho Frederik van Eeden, một trong những người đầu tiên dịch thơ Tagore sang tiếng Hà Lan thành công. Dưới đây là nội dung một số bức thư được lược dịch trước khi Tagorre đến Hà Lan, nó cho thấy Tagore thật nồng nàn trong tình bạn, là nhà dân tộc chủ nghĩa yêu chuộng hòa bình và chán ghét những kẻ lợi dụng thành quả khoa học để gây nên áp bức:

 “09 Tháng Tám 1913

Thưa bạn. Tôi đang thu xếp để xuất bản cuốn sách tiếp theo gom từ các bài thơ và bài giảng của tôi. Điều này ám ảnh tôi lúc đang ở Anh. Tôi có một mong muốn lớn là đi du lịch qua các nước lục địa và thực hiện các chuyến thăm qua những vùng tôi đã đọc qua sách vở. Nhưng tôi không chắc bao giờ có thể thực hiện. Với tôi, đi du lịch sang nước của bạn là quá xa xỉ so với khả năng tài chính của tôi.

Hãy tin tôi, bạn của tôi ạ, trái tim tôi đang bay ra ngoài để đến với bạn, nhưng tôi đã im lặng. Tôi đã nói chuyện với bạn bằng thứ ngôn ngữ không chỉ của riêng tôi. Điều tốt nhất mà tôi có thể có trong tâm hồn tôi, là đưa tất cả âm vọng của ngôn ngữ vào trong câu hát. Nhưng tôi cũng không thể nói rằng tôi đã làm nên chúng, mà chúng đã tự đi ra khỏi chính nó. Các ngôn từ của tôi đã tự phô bày vẻ đẹp và vượt ra ngoài tầm kiểm soát của tôi. Tôi thường nghĩ và cảm thấy rằng tôi giống như một cây sáo - không thể dùng cây sáo để nói chuyện, nhưng có thể dùng nó để tấu lên những giai điệu. Tôi chắc chắn rằng bạn đã nhìn thấy tôi trong cuốn sách của tôi, và bản thân tôi khó đáp ứng khả năng xuyến thấu của bạn. Tôi như ngọn đèn trong bóng tối, chỉ có ngọn lửa là cất lên những ngôn ngữ.

Tôi biết tôi đã không đáp ứng yêu cầu của nhiều bạn bè, nhưng tôi luôn nghĩ đến họ với lòng biết ơn và tình yêu của tôi qua những câu thơ hàng ngày tôi viết.

Người bạn rất chân thành.


Rabindranath Tagore”.

...

“Shanti Niketan - Bolpur - 12 Tháng 12, 1913

Bạn thân mến. Tôi nghĩ phải dành thời gian để gửi thư cho bạn mặc dù tôi đang khoác trên mình một danh dự đột ngột đã rơi vào tôi. Tôi biết mình chưa từng trải qua thời kỳ nào như thế này và nó đang không cho tôi một khoảnh khắc yên bình nào. Tôi đang bay bổng và cũng đang khao khát để có thể trở lại sự yên bình vốn có của tôi. Việc không tiếp xúc thế giới bên ngoài hiện nay của tôi là không hợp lý bởi đám đông hiếu kỳ đang khuấy động xung quanh, buộc tôi phải có những hành vi tương ứng. Tuy nhiên tôi không thể phủ nhận rằng việc nhận được giải thưởng Nobel là một điều tuyệt vời. Đây là cái bắt tay cảm thông của phương Đông và phương Tây trên khắp mọi nơi, như thể đã bắt đầu tuyên bố về sự đồng nhất của nhân loại.

Tôi đang háo hức chờ đợi bản dịch của bạn, của Gitanjali mặc dù tôi đã không có thời gian để đọc văn bản của bạn.

Với tình yêu dành cho bạn

Rabindranath Tagore

...

“Shanti Niketan - Ngày 19 Tháng 11 năm 1919

Bạn tôi thân mến. Thật sự là niềm vui lớn khi được tin từ bạn sau một khoảng dài. Tôi thường nhớ về bạn và ấp ủ mong muốn được gặp bạn khi tôi tới thăm châu Âu. Nhưng tôi không biết khi nào sẽ đi được, vì tôi không thể rời Ấn Độ hiện nay khi nỗi đau khổ đã lan rộng trên tất cả các lục địa của trái đất.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi là châu Âu ngày nay, tồn tại những hạn chế như nó đang như thế, nhắc nhở chúng ta về một cậu bé không quên thời điểm tuýt còi cho khoa học nghiên cứu sản xuất một loại đồ chơi. Người nơi lục địa của ông có sức mạnh cầm nó để đàn áp, và đã có những người chỉ có thể chịu đựng đau khổ mà không thể trả đũa. Các khẩu súng máy đang trở nên nghiêm trọng trên chiến trường, dù bên ngoài nó như thể một món đồ chơi thông minh và xấu xí. Các thắc mắc trở nên ngớ ngẩn khi hệ quả vô tội của khoa học lại có yếu tố hài hước dành cho những người được miễn dịch mạnh mẽ không còn nỗi xấu hổ. Chúng như một năng lượng dư thừa có đủ mọi lý do can thiệp tạo nên những trạng thái lo lắng. Chúng tôi không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy những người đàn ông, vô cùng tự hào về nguồn lực khoa học mới đạt được của mình, từ đó thiết lập cuộc khủng bố chống lại một đám đông gồm phụ nữ và trẻ em. Điều đó quá mức không tương xứng với sự cần thiết, nhưng oái ăm thay lại phù hợp với niềm tự hào của sự ghê sợ.

Nó không phải là tinh thần thượng võ của châu Âu đã từng làm nên huyền thoại, nhưng dĩ nhiên phải có một nguyên nhân cho sự suy giảm đạo đức ngày càng tăng như vậy của nhân loại.

Trái tim tôi đã được trao cho bạn, bạn của tôi, vì tôi biết rằng bạn là một trong những người ở châu Âu có nhiệm vụ cao cả là tìm cách loại bỏ nguyên nhân đau đớn kia tận gốc.

Của bạn,

Rabindranath Tagore

...

“Shantiniketan - 01 Tháng 2 1920

Bạn thân mến. Bạn được quyền dịch và xuất bản bất kỳ phần nào các bức thư của tôi mà bạn thích. Tôi gửi cho bạn qua thư này một số tờ rơi, một trong số đó tôi đã viết khi tâm trí của tôi đã bị phân tâm với những gì đã xảy ra khi tôi ở Ấn Độ. Tôi chìm vào cảm giác tuyệt vọng tột cùng khi nhận ra châu Âu đang mang lại tai họa rất lớn cho phần còn lại của thế giới. Nó đang sử dụng mọi nguồn lực của khoa học để xúc phạm đến toàn thể nhân loại. Cậy vào trí tuệ của mình là trí tuệ của khoa học chứ không phải của tâm hồn, nó cho rằng chân lý tối thượng chỉ là một. Tất cả những việc làm của châu Âu và thói quen xấc xược của nó chắc chắn sẽ có ngày sự phẫn nộ sẽ trở lại phang vào chính bản thân nó. Gần đây, một món quà đã đến với chúng ta từ Anh trong hình dạng của dự luật cải cách với sự hứa hẹn của Chính phủ. Một dự luật không thể là món quà trừ khi trái tim cho là có, do đó, miễn là tâm lý của chúng tôi không thay đổi, tất cả ân huệ sẽ biến thành lời nguyền, dẫn đến đạo đức giả và khuyến khích bàn tay trái ăn cắp lại những gì bàn tay phải đã cho.

Của bạn,

Rabindranath Tagore

......

Và sau đó, là những bức thư từ Eeden đến Tagorre. Nó cho thấy cuộc gặp năm 1920 làm Van Eeden thất vọng, nhưng không vì thế mà ông không dịch tuyệt tác của Tagore sang tiếng Hà Lan. Và sau đó, họ đã vượt qua nhiều trở lực để vẫn là bạn bè của nhau, dành cho nhau những tình cảm chân thành, nồng nhiệt...

N.T.V
(267/5-11)








Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ LAI THÚYHòn đất cũng biết nói năng(Nhại ca dao)

  • HOÀNG CẦMĐang những ngày hè oi ả, mệt lử người thì anh ấy mời tôi viết Bạt cho tập thơ sắp muốn in ra. Ai đời viết bạt cho tác phẩm người khác lại phải dành trang giấy đầu tiên để viết về mình? Người ta sẽ bảo ông này kiêu kỳ hay hợm hĩnh chăng? Nhưng cái anh thi sỹ tác giả tập thơ thì lại bảo: Xin ông cứ viết cho, dẫu là bạt tử, bạt mạng, thậm chí có làm bạt vía ai cũng được - Chết, chết! Tôi có thể viết bạt mạng chứ sức mấy mà làm bạt vía ai được.

  • ĐẶNG ANH ĐÀOTrong tác phẩm nghệ thuật, phân biệt thật rạch ròi cái gì là ý thức, sáng suốt, tự giác với cái gì vô ý thức, tự phát, cảm tính không phải là điều đơn giản. Ngay cả những nhà văn lãng mạn như Huygô, nhiều lúc sử dụng nhân vật chính diện như những cái loa phát biểu lý tưởng của mình, thế mà đã có lúc Kessler bịt miệng lại không cho tán tụng nhân vật Côdet và mắng rằng: Huygô anh chả hiểu gì về tác phẩm ấy hết", đồng thời tuyên bố rằng ông còn thích Epônin gấp bội lần "Côdet, cô nàng điệu đàng đã tư sản hóa ấy".

  • ĐỖ ĐỨC HIỂU…Với tôi, Balzac là Tiểu thuyết, và Tiểu thuyết là Balzac, - tiểu thuyết Balzac là "tiểu thuyết tuyệt đối", tức là nó biểu hiện tất cả sức mạnh sáng tạo của ông, tất cả cái "lực" của ý thức và tâm linh, của khoa học và tôn giáo, từ cấu trúc truyện và thời - không gian (chronotope), đến cấu trúc nhân vật, tất cả phối âm, tương ứng với nhau thành một dàn nhạc hoàn chỉnh…

  • HỮU ĐẠTKhông phải ngẫu nhiên, Trần Đăng Khoa lại kết thúc bài viết về Phù Thăng một câu văn rất là trăn trở: "Bất giác... Tôi nắm chặt bàn tay gầy guộc của Phù Thăng, lòng mơ hồ rờn rợn. Chỉ sợ ở một xó xỉnh nào đó, sau lùm cây tối sầm kia, lại bất ngờ cất lên một tiếng gà gáy..." Ta thấy, sau cái vẻ tếu táo bên ngoài kia lắng xuống một cái gì. Đó là điểm gợi lên ở suy nghĩ người đọc.

  • HÀ QUANG MINHTôi không muốn chỉ bàn tới cuốn sách của ông Khoa mà thôi. Tôi chỉ coi đó là một cái cớ để bàn luận về nền văn học nước nhà hiện nay. Là một người yêu văn học, nhiều khi tôi muốn quên đi nhưng vô tình vấn đề nẩy sinh TỪ "CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI" đã trở thành giọt nước cuối cùng làm tràn ly và lôi tuột cái nỗi đau mà tôi muốn phớt lờ ấy. Phải, tôi thấy đau lắm chứ. Bởi lẽ ai có ngờ mảnh đất trong sáng mang tên văn học sao giờ đây lại ô nhiễm đến thế.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(góp phần định nghĩa minh triết)         (tiếp Sông Hương số 248)

  • Việc giải quyết thành công mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính hiện đại đã hình thành ra các trường phái âm nhạc như: âm nhạc Nga, Pháp, Mỹ, Trung Hoa . . .

  • Phê bình thi pháp học đã mang đến sức sống mới cho phê bình văn học Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thi pháp học là phương pháp minh chứng cho thành quả thay đổi hệ hình nghiên cứu trong phê bình văn học.

  • Hiện nay trên thế giới, quan niệm về Nghệ thuật tạo hình, Nghệ thuật thị giác và Mỹ thuật mang ý nghĩa gần giống nhau. Nó bao gồm: hội họa, đồ họa, kiến trúc, điêu khắc, trang trí ứng dụng, video clip, sắp đặt v.v..Loại hình nghệ thuật này luôn xuất hiện bằng những hình ảnh (image) thu hút mắt nhìn và ngày càng mở rộng quan niệm, phương thức biểu hiện cũng như khai thác chất liệu. Tuy nhiên, để hiểu thế nào là nghệ thuật trong tranh, hoặc vẻ đẹp của một công trình nghệ thuật còn là câu hỏi đặt ra với nhiều người.

  • HÀ VĂN LƯỠNGPuskin không chỉ là nhà thơ Nga vĩ đại, nhà viết kịch có tiếng mà còn là nhà cải cách văn học lớn. Là người “khởi đầu của mọi khởi đầu” (M. Gorki) Puskin bước vào lĩnh vực văn xuôi với tư cách là một người cách tân trong văn học Nga những năm đầu thế kỷ. Những tác phẩm văn xuôi của ông đã đặt cơ sở vững chắc cho văn xuôi hiện thực và sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga, góp phần khẳng định những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.

  • ĐẶNG VIỆT BÍCHGần đây trên tuần báo Văn Nghệ đã có bài viết bàn về vấn đề đào tạo "Văn hóa học", nhân dịp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết V về xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

  • PHAN TUẤN ANH “Cuộc nói chuyện của chúng ta đã cho tôi thấy rằng hết thảy những gì liên quan đến bản chất của ngôn ngữ mới ít được nghĩ đến làm sao”                                       (Martin Heidegger)

  • TRẦN ĐÌNH SỬVăn học sáng tác là nhằm để cho người đọc tiếp nhận. Nhưng thực tế là người đọc tiếp nhận rất khác nhau. Lý luận tiếp nhận truyền thống giải thích là do người đọc không sành.

  • NGUYỄN THANH HÙNGVăn học là cuộc sống. Quan niệm như vậy là chẳng cần phải nói gì thêm cho sâu sắc để rồi cứ sống, cứ viết, cứ đọc và xa dần mãi bản thân văn học.

  • LTS: Cuộc tranh luận giữa hai luồng ý kiến về nhân vật lịch sử Nguyễn Hiển Dĩnh, một mệnh quan triều đình Huế có công hay có tội vẫn chưa thuyết phục được nhau.Vấn đề này, Tòa soạn chúng tôi cũng chỉ biết... nhờ ông Khổng Tử "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giả" (biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, ấy là biết). Vậy nên bài viết sau đây của nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Đắc Xuân, chúng tôi xin đăng nguyên văn, tác giả phải gánh trọn trách nhiệm về độ chính xác, về tính khoa học của văn bản.Mong các nhà nghiên cứu, cùng bạn đọc quan tâm tham gia trao đổi tiếp.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNăm 1998, Thành phố Đà Nẵng dự định lấy tên nhà soạn tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đặt cho con đường mới song song với đường 2 tháng 9 và đường Núi Thành. Nhưng sau đó qua một số tin bài của tôi đăng trên báo Lao Động nêu lên những điểm chưa rõ ràng trong tiểu sử của ông Nguyễn Hiển Dĩnh, UBND Thành phố Đà Nẵng thấy có một cái gì chưa ổn trong tiểu sử của Nguyễn Hiển Dĩnh nên đã thống nhất rút tên ông ra khỏi danh sách danh nhân dùng để đặt tên đường phố lần ấy. Như thế mọi việc đã tạm ổn.

  • Vừa qua nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân có viết một loạt bài về ông Nguyễn Hiển Dĩnh - một quan lại triều nguyễn, nhà soạn tuồng nổi tiếng Quảng Nam. Qua thư tịch, anh chứng minh Nguyễn Hiển Dĩnh tuy có đóng góp cho nghệ thuật tuồng cổ nhưng những hành vi tiếp tay cho Pháp đàn áp các phong trào yêu nước ở Quảng Nam quá nặng nề nên không thể tôn xưng Nguyễn Hiển Dĩnh là danh nhân văn hoá của việt Nam như Viện Sân khấu và ngành văn hoá ở Quảng Nam Đà Nẵng đã làm. Qua các bài viết của Nguyễn Đắc Xuân có những vấn đề lâu nay ngành văn hoá lịch sử chưa chú ý đến. nhà báo Bùi Ngọc Quỳnh đã có cuộc đối thoại lý thú với anh về những vấn đề nầy.

  • ĐỖ NGỌC YÊNVào những năm 70 của thế kỷ, ở nhiều nước phương Tây tràn ngập không khí của cuộc khủng hoảng gia đình, làm cho nhiều người rất lo ngại. Một số kẻ cực đoan chủ trương xóa bỏ hình mẫu gia đình truyền thống. Nhưng cái khó đối với họ không phải là việc từ bỏ hình mẫu gia đình cũ - mặc dù trên thực tế việc làm đó không phải dễ - mà vấn đề đâu là hình mẫu gia đình mới.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH             Phóng sự điều tra