Vừa qua, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức các hoạt động, Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023) vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2023, kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023), Tạp chí Sông Hương đã vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen.
Ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tặng hoa chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 40 năm thành lập
![]() |
Ông Hoàng Hải Minh - Phó Chỉ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng hoa chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 |
Tạp chí Sông Hương vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo tỉnh; các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các Tạp chí, tổ chức, doanh nghiệp; các văn nghệ sỹ, cộng tác viên và bạn đọc... đã đến dự lễ, thăm, tặng quà và lẵng hoa chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân 40 năm thành lập và Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6:
- Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
- Công an tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
- Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
- Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế.
- Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế.
- Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy.
- Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền.
- Bảo tàng Mỹ thuật Huế.
- Tạp chí Việt Nam hội nhập.
- Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển.
- Tạp chí Nhật Lệ.
- Tạp chí Cửa Việt.
- Tạp chí Hồng Lĩnh.
- Tạp chí Sông Lam.
- Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh.
- Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình.
- Tạp chí Người Hà Nội.
- Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ.
- Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Giáo dục Huế.
- Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điên.
- Doanh nghiệp Kim hoàn Thuận Thành - Duy Mong.
- Văn nghệ sỹ, cộng tác viên, bạn đọc trong và ngoài tỉnh...
Tạp chí Sông Hương bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các Tạp chí, tổ chức, doanh nghiệp, các văn nghệ sỹ, cộng tác viên, bạn đọc trong và ngoài tỉnh.
![]() |
Đại tá Hoàng Văn Thành - Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tặng hoa chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam |
![]() |
Ông Nguyễn Huy Hiển - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế tặng hoa chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam |
TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG
Số báo này xuất bản cũng nhằm vào những ngày Liên hiệp Hội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập. Bài “70 năm, một dòng chảy văn học nghệ thuật nối tiếp văn mạch của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế” của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa sẽ điểm lại diễn trình 70 năm đáng tự hào của văn nghệ xứ Huế.
Hiếm có làng nào lại quy định rõ ràng về việc dọn thức ăn trong ma chay như làng Mỹ Phú (xã Phong Chương, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế).
Ở không ít làng quê xứ Huế ngày nay, lệ làng vẫn tồn tại với nhiều quy định khắt khe, chặt chẽ.
Tháng 8 năm này, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị (18/8/1920). Một bài viết trong số này, đã nhắc lại “cuộc hóa thân của đất đá” trong sự nghiệp lừng lẫy của bà. Các truyện ngắn được chọn đăng, vừa có những thử nghiệm bút pháp mới, vừa sâu thẳm tính nhân văn; và một lần nữa, trách nhiệm cụ thể của nhà văn được khơi mở: Làm sao vừa có những sáng tạo đầy bứt phá về nghệ thuật, vừa có thể gắn chặt với thực tại? Làm sao để những biến ảo kỳ diệu của tâm thức đời sống, của tiềm thức con người, của “cái bóng” đa nhân cách cuộc đời không dễ nắm bắt… có thể đi vào văn học nghệ thuật? Tất cả lại là những vấn đề muôn thuở của văn học
Chùa Từ Hiếu hay còn gọi là chùa “Thái giám” nằm trên ngọn núi Dương Xuân thuộc phường Thuỷ Xuân (TP.Huế). Đây là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Huế, nhưng ít người biết được nguồn gốc đầy nước mắt của ngôi cổ tự này. Nơi đây có một nghĩa trang của những con người mang thân phận không phải đàn ông mà cũng chẳng phải đàn bà...
Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng Thành – Kinh Thành Huế, cũng được coi là bộ mặt của Hoàng Thành và vương triều phong kiến.
Hệ thống thơ văn trên di tích Huế có một phần rất lớn là Ngự chế thi của vua Minh Mạng, trong đó, đặc biệt tại Hiếu Lăng (lăng vua Minh Mạng) là nơi có nhiều thơ của nhà vua được chạm khắc, trang trí để lưu truyền cho hậu thế.
Từ ngày 17 đến 23 tháng 7 năm 2015, trại sáng tác văn học Phong Điền năm 2015 đã diễn ra tại vùng Ngũ Điền do Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức.
Câu chuyện này lại có liên quan đến một sự kiện diễn ra cách nay đúng một 150 năm, đó là câu chuyện sứ đoàn đầu tiên của nước ta sang Pháp (1863 - 1864)...
Trên các đền đài, lăng tẩm, cung điện triều Nguyễn tại cố đô Huế xuất hiện hàng ngàn bài thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán. Hệ thống di sản tư liệu độc đáo này vừa được giải mã để đề nghị UNESCO công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới.
Chỉ cần nhìn làn da bất chấp tuổi tác của những người phụ nữ trong gia đình này, bạn sẽ thấy bí quyết làm đẹp từ hoàng cung mà họ được truyền lại qua mấy đời thực sự diệu kỳ đến thế nào. Đó là bí mật để làm ra những viên phấn nụ, dưới công thức của các ngự y triều Nguyễn, chỉ dành cho những giai nhân ở chốn cấm cung.
Nét khác biệt của lăng Hoàng Cô gắn liền với câu chuyện cảm động về cuộc đời tiết hạnh của Công chúa Long Thành - người chị ruột của vua Gia Long.
Cung đường hình chữ S dẫn du khách lên Bạch Mã, chơi vơi gió, chơi vơi mây và chơi vơi tất cả mọi xúc giác…
Huế vốn là đất kinh kỳ, có rất nhiều thú vui tao nhã. Những thú vui đó đã tạo cho Huế một bản sắc riêng mà "chẳng nơi nào có được". Ngủ đò trên dòng sông Hương là một trong những thú vui như thế.
Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới vừa ban hành kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện A Lưới năm 2015.
Vào cung là đến với cuộc sống giàu sang nhung lụa nhưng với phần lớn cung nữ, Tử Cấm thành lại là nơi chôn vùi tuổi xuân của họ.
Ngôi chùa hàng trăm năm được đánh giá có kiến trúc và khung cảnh đẹp nhất xứ Huế.
Trên địa bàn làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, TP Huế có một khu lăng mộ đồ sộ được gọi là lăng Cơ Thánh. Đây chính là lăng của ông Nguyễn Phúc Luân (1733 - 1765) - cha đẻ của Gia Long, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Lăng mộ của đấng thân sinh vua Gia Long còn được dân gian gọi là lăng Sọ, vì dưới mộ chỉ chôn cất hộp sọ của người quá cố.
Những nốt xăm trên trán, mí mắt của người dân tộc Ka Tu thuộc huyện miền núi Nam Đông (Thừa Thiên- Huế) đã hình thành từ lâu đời. Nó là biểu tượng cho sức mạnh, uy lực của dân tộc và trở thành nét giá trị văn hóa mang đậm bản sắc cộng đồng dân tộc. Mới đây, chúng tôi đã có chuyến thực tế, để hiểu hơn về tính độc đáo xung quanh tục xăm hình đầy bí ẩn của đồng bào Ka Tu.
Địa danh Thanh Hà thuộc xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Nằm phía bờ tả ngạn sông Hương, cách kinh thành Huế 4 km, cách cửa biển Thuận An khoảng 10km. Với vị trí trên bến, dưới thuyền, cư dân có truyền thống buôn bán, ở Thanh Hà sớm xuất hiện chợ làng, nơi hội tụ hàng hóa của cư dân các vùng lân cận.