Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ, gia đình tận tình cứu chữa, chăm sóc, nhưng do tuổi cao, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã từ trần ngày 7-8 tại nhà riêng, hưởng thọ 89 tuổi.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
Đồng chí Lê Khả Phiêu, sinh ngày 27-12-1931, tại xã Đông khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa; thường trú tại số nhà 7/36/C1 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1947; vào Đảng ngày 19-6-1949. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, khóa VIII; Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (từ tháng 12-1997 đến tháng 4-2001). Đại biểu Quốc hội khóa IX, khóa X.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần hồi 2 giờ 52 phút, ngày 7-8-2020 (tức ngày 18 tháng 6 năm Canh Tý), tại nhà riêng, hưởng thọ 89 tuổi.
Hơn 70 năm hoạt động cách mạng, Đồng chí đã có nhiều đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Đồng chí mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Lê Khả Phiêu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Lê Khả Phiêu với nghi thức Quốc tang.
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Lê Khả Phiêu, Nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Đồng chí Lê Khả Phiêu, sinh ngày 27-12-1931; quê quán: Xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Thường trú tại số nhà 7/36/C1 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Tham gia hoạt động cách mạng năm 1947; vào Đảng ngày 19-6-1949.
Từ năm 1947 đến năm 1949, Đồng chí dạy bình dân học vụ ở xã. Tháng 6-1949, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, phụ trách công tác tuyên truyền, làm Chánh Văn phòng Chi bộ xã.
Từ tháng 5-1950 đến tháng 8-1954, Đồng chí nhập ngũ, làm chiến sĩ, rồi đảm nhiệm các chức vụ Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội, Chính trị viên Đại đội, Trung đoàn 66, Đại đoàn 304.
Từ tháng 9-1954 đến tháng 3-1955, Đồng chí học bổ túc quân chính trung cấp khóa I.
Từ tháng 3-1955 đến tháng 3-1958, Đồng chí lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Trưởng Tiểu ban Tổ chức Trung đoàn, Chính trị viên Tiểu đoàn; Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 66, Sư đoàn 304.
Tháng 4-1958, Đồng chí là học viên Trường Chính trị trung cao.
Từ tháng 6-1961 đến năm 1966, Đồng chí lần lượt giữ các chức vụ Phó Ban Cán bộ rồi Trưởng Ban Tổ chức, Phòng Chính trị Sư đoàn 304; sau đó làm Phó Chính uỷ rồi Chính uỷ Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, Quân khu Hữu Ngạn, Đảng uỷ viên Sư đoàn.
Tháng 7-1967, Đồng chí vào chiến trường Trị Thiên chiến đấu, làm Chính uỷ Trung đoàn 9. Tháng 1-1968, Đồng chí kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9.
Năm 1970, Đồng chí làm Trưởng Phòng Tổ chức Quân khu Trị Thiên.
Từ tháng 10-1971 đến tháng 2-1974, Đồng chí làm Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu Trị Thiên.
Tháng 3-1974, Đồng chí làm Chủ nhiệm chính trị Quân khu Trị Thiên (sau là Quân đoàn 2), Đảng uỷ viên Quân đoàn.
Tháng 2-1978, Đồng chí làm Chủ nhiệm chính trị rồi Phó Chính uỷ kiêm Chủ nhiệm chính trị Quân khu 9.
Tháng 8-1980, Đồng chí làm Phó Tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9, được bầu vào Thường vụ rồi Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu.
Tháng 3-1983, Đồng chí giữ chức Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 9.
Tháng 4-1984, Đồng chí làm Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh 719, Đồng chí được thăng quân hàm Thiếu tướng.
Năm 1986, Đồng chí làm Phó Tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh 719, làm Ủy viên rồi Phó Bí thư Ban cán sự Bộ Tư lệnh 719.
Tháng 6-1988, Đồng chí được thăng quân hàm Trung tướng.
Tháng 8-1988, Đồng chí làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (phụ trách khối tổ chức, cán bộ, bảo vệ).
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991), Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phân công làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên Thường vụ Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba, khóa VII, Đồng chí được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Tháng 6-1992, Đồng chí được thăng quân hàm Thượng tướng.
Tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 1-1994), Đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996), Đồng chí tiếp tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, được cử tham gia Thường vụ Bộ Chính trị, phân công làm Thường trực Bộ Chính trị kiêm Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư, khóa VIII (tháng 12-1997), Đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).
Đồng chí là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII, VIII; Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị khóa VIII; Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (từ tháng 12-1997 đến tháng 4-2001). Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X.
Tháng 10-2006, Đồng chí được nghỉ công tác theo chế độ.
Do có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Danh sách Ban Lễ tang đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang.
2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.
5. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
7. Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
8. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
9. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
10. Đồng chí Trương Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
11. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
12. Đồng chí Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
13. Đồng chí Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.
14. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội.
15. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Trưởng Bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
17. Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
18. Đồng chí Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
19. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
20. Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương.
21. Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
22. Đồng chí Nguyễn Hoà Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
23. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
24. Đồng chí Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
25. Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
26. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.
27. Đồng chí Lê Minh Trí, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
28. Đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
29. Đồng chí Đào Việt Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
30. Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
31. Đồng chí Lê Minh Khái, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ.
32. Đồng chí Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
33. Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
34. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
35. Đồng chí Lê Quốc Phong, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
* Thông báo Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Lê Khả Phiêu
Tang lễ đồng chí Lê Khả Phiêu được tổ chức theo nghi thức Quốc tang.
Linh cữu đồng chí Lê Khả Phiêu được quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ viếng đồng chí Lê Khả Phiêu được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội bắt đầu từ 8 giờ, ngày 14-8-2020 đến 12 giờ, ngày 15-8-2020.
Lễ truy điệu đồng chí Lê Khả Phiêu tổ chức vào 12 giờ 30 phút, ngày 15-8-2020 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ an táng lúc 14 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Cùng thời gian này, tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và Hội trường 25B, đường Quang Trung, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cũng tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Lê Khả Phiêu.
Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng đồng chí Lê Khả Phiêu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hoá.
Trong hai ngày Quốc tang (14-8 và 15-8-2020), các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Theo Nhân Dân điện tử
Trong khuôn khổ chương trình Phát triển Không gian Văn hóa, vào lúc 8h 30 phút, ngày 29 tháng 8 năm 2014 tại Salon VĂN HÓA CÀ PHÊ THỨ BẢY, lầu 1, Trung Nguyên Coffee, 19 Phạm Ngọc Thạch, Q3 Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương sẽ tổ chức giới thiệu tập sách “Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo.”
Trong khuôn khổ chương trình Phát triển Không gian Văn hóa, sáng ngày 15/ 8, Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tập sách “Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo.”
Huế là nơi địa linh nhân kiệt nên văn hóa đọc đã có một bề dày lịch sử trên mảnh đất này.
Chiều ngày 22/11/2013, tại số nhà 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ (Tp Huế), Tạp chí Sông Hương và Gác Trịnh đã tổ chức Khai mạc triển lãm tranh của họa sỹ Đinh Cường và họa sỹ Phan Ngọc Minh. Đến dự có đông đảo các họa sỹ, các nhà phê bình mỹ thuật, những người yêu mến nghệ thuật và các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn.
Chiều ngày 25/10 tại Cà Phê sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Tp Huế, Hội nhà văn tỉnh Thừa thiên Huế, Công ty văn hóa Phương Nam và Trung tâm văn hóa New Space Arts Foudation đã tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu tác giả Phan Tuấn Anh - Gương mặt phê bình trẻ, và thơ. Tới dự có đông đảo bạn đọc, các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu phê bình văn học, các giảng viên và sinh viên đại học Huế cùng phóng viên báo chí trong tỉnh.
Chiều ngày 27 – 09 – 2013, tại trụ sở của Tạp chí Sông Hương, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tác phẩm “Ngủ giữa trùng sơn” của nhà văn Lê Vũ Trường Giang. Đến dự có đông đảo các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình lý luận, đông đảo bạn đọc cùng phóng viên báo chí.
Ngày 14-8 (tức mùng 8 tháng 7 âm lịch), lễ hội điện Hòn Chén đã khai mạc tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trong giờ phút hay tin người bạn của mình hấp hối, nhà văn Tô Nhuận Vỹ đã nhớ về người bạn của mình và viết bài viết này ngay trong đêm. Khi chữ cuối cùng của bài viết được viết xong, cũng là lúc nhà văn hay tin: ông Ngô Kha sắp trút hơi thở cuối cùng... SH xin giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.
Tạp chí Sông Hương vô cùng thương tiếc báo tin:
Nhà sử học Ngô Kha vừa mới qua đời vào lúc 0 giờ 05 phút sáng ngày 08 tháng 8 năm 2013 (nhằm ngày 02 tháng 7 năm Quý Tỵ), ở tuổi 80 sau một cơn đau nặng.
(SH) - Chiều ngày 17/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nhóm dự án Bảo tồn, Trùng tu và đào tạo Đức (GCREP) đã tổ chức lễ hoàn công “Dự án bảo tồn, phục hồi trang trí nội thất công trình Tả Vu - Đại Nội Huế” và trao chứng chỉ đào tạo bảo tồn cho các thành viên tham gia dự án.
(SH) - Sáng nay (17/7), HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VI (nhiệm kỳ 2011-2016).
(SH) - Hơn 30 năm xa cách, chiều nay qua một cuộc điện thoại, tôi nôn nao, mừng vui được gặp lại người bạn của một thời lang thang qua những con đường thân quen trên phố Huế. Một thời sinh viên văn khoa đầy ắp kỷ niệm tràn về trong nỗi nhớ của Trọng của tôi.
(SH) - Thời gian vừa qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa thông tin về việc Tạp chí Sông Hương Số Đặc Biệt tháng 6/2013 bị thu hồi vì đã in bản đồ Việt Nam mà không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những thông tin chưa sát với bản chất sự việc, Tạp chí Sông Hương nói rõ như sau:
(SH) - Do lịch sử để lại, hiện trên Thượng thành của Đại nội Huế và các eo bầu thuộc khu vực 1 (khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt) có tới hơn 2.800 hộ dân đang sinh sống; nếu tính trung bình cứ bốn người/hộ thì có tới hơn 1 vạn người đang sống tại khu di tích này.
(SH) - Ngày 10/7, tại Triện Miếu - Đại Nội Huế đã diễn ra lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên có công tích to lớn đối với hành trình khai phá vùng đất Thuận Hóa-Huế và cả miền Nam Việt Nam, tạo điền đề cho việc hình thành vương triều Nguyễn và kinh đô Huế sau này.
(SH) - Festival nghề truyền thống Huế ngày càng thu hút được du khách đến với Huế - Đó là một trong những nội dung được khẳng định tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 5 năm 2013.
(SH) - Từ khi hồ sơ khoa học “bài bản Nhã nhạc Cung Ai” – một bài bản đang bị mai một sau khi cố nghệ nhân Trần Kích về với cát bụi được thực hiện, chúng tôi tìm gặp nghệ nhân Trần Thảo (con trai của cố nghệ nhân Nhã nhạc Trần Kích) thì được biết, bài bản Nhã nhạc Cung Ai hiện vẫn còn được lưu giữ bởi nghệ nhân Trương Khiếm, ông là người nắm bắt khá vững vàng cách thức trình diễn bài bản này.
(SH) - Rất nhiều du khách đến cố đô Huế đã lè lưỡi, lắc đầu với dịch vụ “chặt chém” quanh các khu di tích.
(SH) - Đó phát biểu của nghệ sĩ Dennis Tan đến từ Trung tâm The Artist Village, Singapore trong buổi giới thiệu và trình diễn nghệ thuật sắp đặt âm thanh vào chiều 04/7 tại 15 Lê Lợi, TP Huế.