Liên hiệp các Hội VHNT - cơ quan Thường trực Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013 thông báo đến tất cả các cá nhân, tập thể và tổ chức đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật được công bố trong thời gian quy định của kỳ xét giải thưởng (theo Thể lệ Giải thưởng), đã và đang được lưu hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013, nộp tác phẩm, công trình về địa điểm và trong thời gian như sau:
1. Thời gian nhận tác phẩm tham dự Giải thưởng:
Từ ngày 20 tháng 6 đến hết ngày 20 tháng 7 năm 2013
2. Địa điểm nộp tác phẩm:
Văn phòng Liên hiệp các Hội VNNT Thừa Thiên Huế, số 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
(Phiếu đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố Đô lần thứ V, theo mẫu của Ban Tổ chức, nhận tại VP Liên hiệp các Hội VHNT).
Sau đây là toàn văn Thể lệ Giải thưởng tác phẩm, công trình Văn học nghệ thuật Cố Đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V (2008 - 2013):
BTC GIẢI THƯỞNG VHNT CỐ ĐÔ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
LẦN THỨ V |
Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 5 năm 2013 |
THỂ LỆ Giải thưởng tác phẩm, công trình Văn học nghệ thuật Cố Đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V (2008 - 2013) |
Căn cứ Quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố Đô tỉnh Thừa Thiên Huế;
Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố Đô lần thứ V (2008 - 2013) thông báo Thể lệ Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố Đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Tất cả các cá nhân, tập thể và tổ chức đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật được công bố trong thời gian quy định của kỳ xét giải thưởng, đã và đang được lưu hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đều có quyền đăng ký tham dự Giải thưởng.
II. TÁC PHẨM, CÔNG TRÌNH ĐĂNG KÝ THAM DỰ GIẢI THƯỞNG
1. Điều kiện đăng ký tham dự giải thưởng
a) Là những tác phẩm, công trình VHNT đã xuất bản, đã công bố trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian từ ngày 01 tháng 04 năm 2008 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2013 dưới các hình thức: xuất bản, triển lãm, xây dựng, biểu diễn, phát sóng... theo đặc trưng của từng loại hình và đang được lưu hành tại tỉnh Thừa Thiên Huế;
b) Tác phẩm, công trình đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố đô phải là những tác phẩm, công trình không có tranh chấp về quyền tác giả; không vi phạm các quy định của Luật Xuất bản và các quy định khác của pháp luật nhà nước; không có khiếu nại về nội dung và kết quả kể từ khi được công bố đến thời điểm xét tặng giải thưởng.
2. Nguyên tắc xét tặng
a) Một tác phẩm, công trình chỉ được đề nghị xét tặng giải thưởng VHNT Cố Đô về một chuyên ngành văn học nghệ thuật;
b) Không xét tuyển tập của nhóm tác giả có 04 tác giả trở lên;
c) Không xét tặng giải thưởng đối với các tác phẩm in, cụm (bộ) tác phẩm, công trình, cụm (bộ) công trình có sử dụng lại các tập hoặc các bài đã in đơn lẻ trong các tập đã được công bố trước thời điểm quy định về thời gian công bố của tác phẩm trong kỳ xét giải; không chấp nhận cụm (bộ) tác phẩm, công trình, cụm (bộ) công trình trong đó có một tác phẩm, công trình đã được trao giải thưởng của các kỳ giải thưởng trước;
d) Không xét trao giải thưởng cho những tác phẩm, công trình đã đạt Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
3. Quy định về tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng
3.1. Thể loại:
a) Âm nhạc: Ca khúc, tác phẩm khí nhạc; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về âm nhạc;
b) Kiến trúc: Bản thiết kế công trình đã được xây dựng; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về kiến trúc;
c) Múa: Kịch bản múa, các tác phẩm múa đã được dàn dựng và công diễn; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về múa;
d) Mỹ thuật: Tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, videoart, sắp đặt, trình diễn; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về mỹ thuật;
đ) Nhiếp ảnh: Ảnh màu, ảnh đen trắng; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về nhiếp ảnh;
e) Sân khấu: Kịch bản sân khấu, vở diễn sân khấu đã được dàn dựng và công diễn; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về sân khấu;
g) Văn học: Tác phẩm thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, tùy bút, tản văn, truyện dịch, kịch bản văn học...; công trình nghiên cứu, lý luận phê bình về văn học;
h) Văn nghệ dân gian: Tác phẩm, công trình nghiên cứu, biên khảo; lý luận phê bình về văn nghệ dân gian.
3.2. Tiêu chuẩn xét tặng
a) Các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật tham dự giải thưởng phải là những tác phẩm tiêu biểu, có giá trị cao về nội dung, tư tưởng, chất lượng nghệ thuật, phù hợp bản sắc văn hóa dân tộc, có tác dụng góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc và sự nghiệp văn học nghệ thuật của đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển tỉnh nhà trong giai đoạn hội nhập và phát triển;
b) Các tác phẩm văn học nghệ thuật phản ánh về đề tài đất nước, con người quê hương Thừa Thiên Huế; ưu tiên các mảng đề tài lịch sử, cách mạng kháng chiến, truyền thống văn hóa dân tộc, thiếu niên, nhi đồng, dân tộc thiểu số; đề tài về công cuộc đổi mới trong xây dựng và bảo vệ đất nước; ca ngợi, biểu dương những nhân tố tiêu biểu, tích cực trong xã hội.
c) Những tác phẩm, công trình phải được chính tác giả, nhóm tác giả đăng ký tham dự giải thưởng:
- Trường hợp những tác phẩm, công trình do tổ chức đứng tên đăng ký tham dự giải thưởng thì phải được tác giả đó đồng ý bằng văn bản;
- Trường hợp những tác giả đã quá cố, hoặc những tác giả, do điều kiện bất khả kháng không có khả năng trực tiếp đăng ký tham dự giải thưởng thì đại diện hợp pháp của gia đình tác giả đó có quyền đứng tên hồ sơ tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng.
3.3. Số lượng tác phẩm
a) Tác phẩm đơn lẻ: Từ 01 đến 03 tác phẩm;
b) Cụm (bộ) tác phẩm, công trình, cụm (bộ) công trình: 01 cụm (bộ) tác phẩm, cụm (bộ) công trình.
3.4. Quy cách tác phẩm
a) Đối với các tác phẩm xuất bản thuộc các loại hình văn học nghệ thuật, tác giả nộp 01 bản gốc và 05 bản photocopy; tập thơ trong đó phải có từ 20 bài trở lên, tập truyện ngắn, bút ký, tùy bút... phải từ 10 truyện, bài trở lên;
b) Đối với tác phẩm điêu khắc, tượng đài hoành tráng, công trình kiến trúc, tác phẩm quy hoạch... tác giả nộp 05 ảnh cỡ 45 x 50cm, gồm một ảnh chụp tổng thể và 04 ảnh chụp 4 phía; đối với tranh cỡ lớn tác giả nộp 01 ảnh cỡ 50 x 75cm và tất cả phải là ảnh chụp từ thực tế, không sử dụng hình ảnh được tạo ra hoặc chỉnh sửa từ các phần mềm máy tính;
c) Đối với thể loại nghệ thuật videoart, sắp đặt, trình diễn... Vòng sơ khảo tác giả nộp 05 ảnh chụp cỡ 45 x 50cm; nếu được chọn vào vòng chung khảo, tác giả phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, sắp đặt, trình diễn... và thuyết minh để Hội đồng trực tiếp nghe, xem và chấm điểm;
d) Đối với tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh phải là những tác phẩm đã được giới thiệu rộng rãi dưới các hình thức như triển lãm cấp khu vực, toàn quốc hoặc một cuộc triển lãm cấp tỉnh với số lượng từ 20 tác phẩm trở lên và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm;
đ) Đối với tác phẩm âm nhạc tác giả nộp văn bản nhạc kèm đĩa nhạc ghi âm, phối khí tác phẩm; đĩa nhạc phải đảm bảo chất lượng, không bị vẹt hoặc gạch xóa trên bề mặt đĩa; âm thanh thể hiện trên đĩa nhạc phải phải đúng với văn bản nhạc;
e) Đối với các tác phẩm thuộc lĩnh vực múa, sân khấu phải là những tác phẩm đã được một đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp hoặc không chuyên dàn dựng và công diễn; tác giả nộp đĩa hoặc bộ đĩa ghi hình tác phẩm.
Ghi chú: Ban Tổ chức giải thưởng không hoàn trả tác phẩm đăng ký tham gia (trừ bản gốc tác phẩm mỹ thuật).
4. Yêu cầu đối với hồ sơ đăng ký tham dự giải thưởng
a) Hồ sơ đăng ký tham dự giải thưởng, gồm:
- Phiếu đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố Đô lần thứ V (theo mẫu).
- Số lượng bản nộp các tác phẩm đăng ký tham dự Giải thưởng VHNT Cố Đô lần thứ V phải đủ, đúng theo quy định của quy chế xét tặng giải thưởng.
b) Ban Tổ chức chỉ chấp nhận những hồ sơ hợp lệ và nộp đúng hạn theo quy định.
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ
1. Thời gian nhận hồ sơ tác phẩm
Sau 15 ngày kể từ ngày Thể lệ giải thưởng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan Thường trực Giải thưởng VHNT Cố Đô sẽ tổ chức nhận hồ sơ tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng; Thời hạn nộp hồ sơ tác phẩm, công trình đăng ký tham dự giải thưởng là 30 ngày.
2. Địa điểm nộp hồ sơ tác phẩm:
Văn phòng Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, 26 Lê Lợi, Huế.
IV. GIẢI THƯỞNG VÀ CÔNG BỐ GIẢI THƯỞNG
1. Giải thưởng VHNT Cố Đô lần thứ V được cơ cấu theo 03 hạng: A; B; C.
2. Các tác phẩm đạt giải thưởng được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.
3. Thời gian trao giải: Dự kiến vào cuối quý IV năm 2013.
Giải thưởng VHNT Cố Đô là một sự kiện quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức giải thưởng trân trọng thông báo để các cá nhân, tập thể được biết và đăng ký tham dự.
Thông tin chi tiết về Giải thưởng, đề nghị các cá nhân, tập thể và tổ chức liên hệ với Liên hiệp các Hội VHNT - cơ quan Thường trực Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V - 2013.
Nơi nhận: | TRƯỞNG BAN |
- CT và PCT UBND tỉnh; | |
- LH các Hội VHNT; - Các TV BTC; - Sở: VHTT&DL, TC, NV; - Lưu: VT, VH. |
|
Ngô Hòa | |
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC UBND TỈNH | |
(đã ký) | |
SHO - Sáng ngày 30/9, tại Hội trường UBND huyện Quảng Điền đã diễn ra Hội thảo khoa học “Quảng Điền – Lịch Sử và Văn hóa: Những giá trị đặc trưng” do UBND huyện Quảng Điền tổ chức.
Đêm thứ hai của Liên hoan phim Đức tại Huế, công chúng đến với bộ phim “Almanya - nước Đức chào đón bạn”. Đây là phim của hai chị em nhà Samdereli, trong đó có nữ đạo diễn trẻ Yasemin Samdereli từng tốt nghiệp Đại học điện ảnh và truyền hình ở Munich. Phim đã được trao giải “có giá trị đặc biệt” và đang được đề cử giải phim Đức 2011, giới phê bình điện ảnh xem đây là một “sự kiện điện ảnh Đức - Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật”.
Khi phim “Goethe!” vừa kết thúc, gần 1000 khán giả đến xem buổi chiếu đầu tiên trong Liên hoan phim Đức tại Huế đã đứng dậy vỗ tay hoan hô không ngớt. Khán phòng của Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã lâu rồi mới chứng kiến một “sự kiện” lạ như vậy đối với điện ảnh.
SHO - Để thông tin đến với công chúng yêu điện ảnh Thừa Thiên Huế, chiều ngày 26/9, Viện Goethe phối hợp với Tạp chí Sông Hương- thông qua "Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa" của Tạp chí tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Liên hoan phim Đức tại Việt Nam 2011 và nội dung các phim được chiếu tại Huế, diễn ra tại trụ sở tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều 23/9, Hội Âm nhạc tổ chức Hội thảo “Ca khúc của Nhạc sĩ Huế với đời sống âm nhạc hiện nay” tại trụ sở Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế, 16 Lê Lợi Huế.
SHO - Nhằm hướng đến xây dựng Bảo tàng (Nhà lưu niệm) Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế theo kế hoạch của Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, sáng ngày 17/9, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Giá trị văn học Thừa Thiên Huế - Những định hướng bảo tồn”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 5/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh đã tổ chức khai mạc triển lãm và trao tặng giải thưởng Ảnh nghệ thuật “Huế- những góc nhìn mới”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Tối 4/9, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết xếp hạng liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2011 ở cả ba dòng nhạcThính phòng, Dân gian và nhạc nhẹ giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt suất sắc nhất thuộc 3 phong cách này
SHO - Sáng ngày 27/8, tại Bảo tàng Quảng Trị, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực bắc miền Trung lần thứ XVIII - 2011 với chủ đề “Mảnh đất - Con người bắc miền Trung hôm nay”.
Sáng ngày 27/8, Nhà Thiếu nhi Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa – Thể Thao, Phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Huế tổ chức lễ Tổng kết Trại sáng tác văn thơ thiếu nhi Huế năm 2011 tại Nhà Thiếu nhi, số 8 Lê Lợi - Huế.
SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất của nhà thơ Lưu Trọng Lư, tối ngày 24/8, tại Café sách Phương Nam, Huế đã diễn ra đêm thơ “Huế và Lưu Trọng Lư”.
Tối 20/8, tại Trung tâm Festival, Câu lạc bộ Huế Trịnh phối hợp với Tổ chức từ thiện xã hội Búp Sen Hồng tổ chức offline lần thứ 12 với chủ đề “Mùa thu cho em”.
Tối 14/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết dòng nhạc Thính phòng - giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt thuộc phong cách này.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2555 - năm 2011, tối ngày 12/8 (13/7 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi Lễ “Cài hoa hồng” và văn nghệ “Kính mừng Vu Lan”.
Chiều 10/8, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam - VTV Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức buổi họp báo về chung kết Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc - giải Sao Mai 2011.
Sau gần ba năm đến với bạn đọc Cố đô, sáng ngày 6/8, báo Đất Việt đã khai trương Văn phòng đại diện tại thành phố Huế, trụ sở đóng tại số 08 đường Hoàng Hoa Thám (trước Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế).
SHO - Sau thời gian 5 ngày thâm nhập thực tế đời sống lao động, chiến đấu của cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, chiều ngày 02/8, Liên Hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa thiên Huế đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo quê hương”, diễn ra tại đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc.
SHO -Sáng 26/7, tại thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Hội thảo phát triển báo chí văn nghệ các tỉnh Bắc Miền Trung thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Sáng ngày 24/7, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa - Thông tin - huyện Hương Trà, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức bế mạc “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”, diễn ra tại tại Nhà Văn hóa Cộng đồng thôn Lại Bằng.
Tối 17/7, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế đã diễn ra Chung kết Liên hoan khiêu vũ lần thứ I do Trung tâm tổ chức.