Thời khắc hy sinh lẫm liệt của hai nhà chí sĩ

19:41 19/06/2009
NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNĐã nhiều sử liệu viết về cuộc xử án vua Duy Tân và các lãnh tụ khởi xướng cuộc khởi nghĩa bất thành tháng 5-1916, mà trong đó hai chí sĩ Thái Phiên - Trần Cao Vân là hai vị đứng đầu. Tất cả các sử liệu đều cho rằng, việc hành hình đối với Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu diễn ra vào sáng ngày 17-5-1916. Ngay cả trong họ tộc hai nhà chí sĩ, việc ghi nhớ để cúng kỵ, hoặc tổ chức kỷ niệm cũng được tính theo ngày như thế.

Sách “Chí sĩ Trần Cao Vân (1866 - 1916)” của tác giả Trần Trúc Tâm, gọi Trần Cao Vân là “cụ cố của mình”, do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 1999, ở trang 69, viết:“ Ngày 17.5.1916, đất trời Việt Nam ghi nhớ giờ phút bi thương tiễn đưa hai nhà cách mạng Trần Cao Vân, Thái Phiên và hai phụ tá Nguyễn Quang Siêu, Tôn Thất Đề, những người anh hùng bước vào lịch sử dân tộc Việt Nam”. Bản Tiểu sử THÁI PHIÊN do vị tộc trưởng tộc Thái đọc tại Lễ khánh thành đài tưởng niệm nhà chí sĩ Thái Phiên và nhà yêu nước Thái Thị Bôi được tổ chức vào ngày 21-5-2005 tại làng Nghi An - Đà Nẵng, cũng viết: “Cuộc khởi nghĩa thất bại, Thái Phiên cùng Trần Cao Vân bị bắt và xử tử hình. Ngày 17-5-1916 hai ông bị chém ở An Hoà (gần Huế). Lúc đó Thái Phiên 34 tuổi.”

Gần đây, tác giả bài viết này có điều kiện tìm thấy một số sử liệu được viết ngay trong những ngày diễn ra cuộc khởi nghĩa và thuật rõ lại về vụ xử án đối với các chí sĩ. Có lẽ tờ báo tiếng Việt đưa tin nhanh nhất về sự kiện có cuộc khởi nghĩa và những vấn đề liên quan, là tờ TRUNG BẮC TÂN VĂN. Ngay trong số 133 ra ngày 20 tháng 5, dưới nhan đề Hoàng hiệu mới, báo này đã đăng trên trang nhất ở vị trí đáng chú ý nhất bản lai kiểu của Phủ Toàn quyền như sau: “Quan Khâm sứ Kinh điện trình tôi rằng lễ đăng-quang đã cử hành sáng hôm nay ở tại cung điện Huế, theo như điển - lệ thường, có đủ mặt các quan Tây và các quan văn - võ An - nam. Niên hiệu mới đặt là KHẢI ĐỊNH, nghĩa hai chữ ấy là từ nay bắt đầu thời - đại hoà - bình. Vậy các công văn phải đề niên hiệu từ ngày hôm nay trở đi là mười bảy tháng tư, năm KHẢI ĐỊNH nguyên niên”. Tờ Le Nouvelliste Cochinchinois (Nam kỳ tân báo) của Pháp số 2873 - 562, ra ngày 18-5-1916, đăng bản thông báo của Phủ Toàn quyền nói về chuyến kinh lý của viên Toàn quyền lúc bấy giờ là Roume vừa vào Huế và mấy tỉnh miền Trung có xảy ra “biến loạn” trở về Hà Nội sáng 12.5, thuật lại những nét chính của vụ “biến loạn”, về việc vua Duy Tân đã bị bắt, bị phế truất, Hoàng thân Bửu Đảo, con vua Đồng Khánh đã được đưa lên thay, còn hoàng thân Vĩnh San, tức vua Duy Tân đang bị giữ trong một trại lính của Pháp ở Huế. Báo LỤC TỈNH TÂN VĂN, số 429 ra ngày 23-5-1916, đăng lại bản dịch Thông báo của Phủ Toàn quyền, và có bổ sung thêm chi tiết, vì họ đã kịp lấy thêm thông tin mới hơn tờ Le Nouveliste Cochinchinois. Dưới đầu đề “Vua Duy Tân bị phế, ông Hoàng Bửu Đảo con vua Đồng Khánh kế vị” báo này viết: “Quan Toàn quyền Tổng thống Đông Dương Roume ở Huế do theo đường bộ về đến Hà Nội sớm mai ngày thứ sáu 19 mai (tức 19 tháng 5-TG), đi xe lửa riêng. Ngài lấy làm hữu hạnh mà thấy tận mặt, tại Huế và các tỉnh trong và hướng Bắc, đều là những tỉnh Ngài đã đi qua, rằng sự biến loạn tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đều đã dứt tuyệt cùng là sự đức vua Duy Tân trốn đó không can dự chi với nhơn dân. Nhơn dân cũng chẳng dự đến những kẻ toan mưu sanh loạn còn ẩn nơi ngoại bang, sự ấy nhà nước chẳng chúc sờn, nếu mà vua không can dự vào việc ấy, thì không chúc gì mà nghi nan ngài được.

Trong miệt Quảng Nam, Quảng Ngãi là nơi muốn khởi loạn, song nhơn dân hãy còn cứ lo ruộng rẫy dân làm sao cũng cứ công việc làm như thường. Còn về lính tráng Annam như lính tập, lính khố xanh, lính và thợ đã mộ, nhứt là tại Huế thì thảy đều an tịnh. Trước khi ở Huế về thì quan toàn quyền ngài có dượt các sắc binh, và lại tỏ lời khen ngợi quan coi quản về sự ăn mặc sạch sẽ và hiệu quan lịnh quân lính hẳn hoi.

Các đẳng nhơn dân đều rõ lòng dạ vua Duy Tân phản đối thì quyết rằng, không lẽ còn để ngài giữ ngôi báu được nữa. Các quan phụ chánh cùng hoàng thân quốc thích và các quan đại thần triều đình đều công nghị mà xin phế vua Duy Tân và tôn vua khác lên lập tức. Lời ấy thì quan Toàn quyền đã ưng thuận, nên ngài đã tư điện báo về chánh quốc, thì hội các bộ đều ưng phế trong kỳ nhóm ngày 13 Mai.

Ông hoàng Bửu Đảo là con lớn của Đức Đồng Khánh kế vị cho vua Duy Tân là một vị vương cả toàn thể người Đại - pháp chọn, và hằng giữ một lòng trung thành cùng nhà nước Đại Pháp.

Ông Hoàng Vĩnh San (vua Duy Tân) chờ ngày đem khỏi xứ Đông Dương nay còn tại trại binh trong đất nhượng cho Pháp tại Huế”.

 
Ngày 27tháng 5 năm 1916, trong số 136, dưới đầu đề VIỆC LOẠN TRUNG KỲ, tờ TRUNG BẮC TÂN VĂN đăng một tin ngắn như sau: “Hồi 4 giờ rưỡi chiều 16 Mai (tức tháng Năm-TG), bốn người mưu việc khởi loạn Trung kỳ, đã phải xử tử tại đường Quảng Trị, cách la - ga An Hoà 100 thước. Một người tên là Trần Cao Vân và một người là Thái Phiên, cùng ở Quảng Nam cả. Còn hai người nữa là thị vệ hầu vua”.

Cũng tin này, mãi đến số 431, ra ngày 8 tháng 6 năm1916, tờ LỤC TỈNH TÂN VĂN đăng ở trang 3, cùng đầu đề “Việc loạn Trung kỳ”, như sau: “Hồi 4 giờ rưỡi chiều bữa 16 tháng Mai, bốn người mưu sự khởi loạn tại Trung kỳ, đã phải xử tử tại đường Quảng Trị, cách ga An Hoà 100 thước. Một người tên là Trần Cao Vân và một người là Thái Phiên, cũng ở Quảng Nam cả. Còn hai người nữa là thị vệ hầu vua”. Ở trang nhất của số báo này, LỤC TỈNH TÂN VĂN mới đăng bài tường thuật về Lễ đăng quang của vua Khải Định.

Khác với cách đưa tin với thái độ tương đối khách quan và có phần tỏ thái độ tôn kính, cảm phục đối với vua Duy Tân và các chí sĩ yêu nước của 2 tờ TRUNG BẮC TÂN VĂN, LỤC TỈNH TÂN VĂN, tờ NÔNG CỔ MÍN ĐÀM mãi đến ngày 8 tháng 6 năm1916 mới đề cập đến sự kiện này với một bài tường thuật dài gồm ba phần. Phần thứ nhất thuật lại sự kiện khởi nghĩa, đến khi thi hành bản án đối với các chí sĩ. Phần hai thuật lại Lễ đăng quang của vua Khải Định. Phần ba đăng nguyên văn Thánh chỉ của vua Khải Định. Bằng một giọng văn xa lạ và nhiều ngôn từ không mấy thiện cảm với các nhà cách mạng, báo này viết:

“Mới có một sự buồn ngoài Trung kỳ, nhứt là tại Huế có xảy ra việc đại sự. Đức vua Duy Tân nghe lời bọn phản thần xúi biểu, nên bỏ ngôi mà trốn, rồi cũng kiếm lại đặng đem về.

Khi Duy Tân ra khỏi đền mà đào tẩu, thì phủ Phụ chánh, các quan Đình - Thần và cả trong Tông-Nhơn ai nấy đều một ý, không muốn cho Duy Tân nhập đền lại nên tính tôn ông Hoàng-Bửu-Đạo lên ngôi kế vị mà thôi. Đã có điển tín qua chánh phủ Pháp quốc mà xin, thì chánh phủ nhậm lời, châu phê y theo, điển tín gởi lại tại Huế ngày 15 mai ban mai. Ai nấy đều trông tin lành, còn ông Hoàng-Bửu-Đạo đã sắp đặt sẵn sàng rồi. Qua 3 giờ chiều có ông Tông-Nhơn lệnh, quan Thượng-Thư-Bộ-Hộ hiệp với quan triều lên tại An-Cựu mà rước ngài về đô. Lúc đi ngang qua dinh quan Khâm-sứ, thì ông Hoàng Bửu-Đạo ghé lại một chúc mà tạ ơn quan Khâm và tỏ lòng yêu dấu cùng nước Đại Pháp đã giùm giúp ngài đặng lên ngôi đế-vị, ngài lại phân rằng trước chẳng có chiếu cố đến việc đó, mà cũng tưởng không có tài đức chi mà được vậy.

Bước qua bốn giờ chiều, ngài vào thành nội thì đã có sắp đặt riêng một chỗ đặng ngài làm lễ, ngài ở đó chờ cho gia đình, đồ đạc của Duy Tân ra khỏi rồi, ngài mới vào đền.

Cũng nội hồi đó, quan Khâm-sứ tâu rằng Duy Tân đã bị phế, nay mọi sự tử tế đều lo cho ngài đó, còn việc công minh đã xem xét rồi cho ông Hoàng-Vĩnh-San (Duy Tân). Bọn làm đầu nguỵ bốn đứa mới làm án trảm huyết tức khắc, đến mai, qua 4 giờ rưỡi chiều sẽ dẫn đến pháp trường lệ, cách 100 thước gần ga xe lửa An - hoà đường ra Quảng Trị mà xử trảm.

Một đứa là Thái Phiên nguyên là kẻ bao tiền, nó làm đô đốc binh nguỵ, lãnh việc Sở Tạo tác, trong sở đó đều tin cậy nó, giỏi dắn trong vịêc trù-nghỉ. Khi còn thơ ấu thì học hành giỏi thông thạo mọi sự, dễ hiểu dễ dạy. Nay bởi kiêu căng, nó lại ghét ta mà đền ơn báo đáp đó. Một đứa khác là thầy pháp, gốc là thầy chùa, biết đoán tiên tri thời sự lành dữ, trước nó đã phạm tội làm loạn mà đặng ân xá, nay nó đồ mưu cho vua nhỏ dại, và thường hay đến bái mạng đặng diều dắc vua nầy phục quốc lại. Đó là hai gã đầu đảng, như phục quốc đặng thì sau nó sẽ làm quan lớn hơn hết”...

Chép đến đây, tác giả bài viết này xin được dừng lại để thưa chuyện cùng quý độc giả. Thật lòng, tôi không muốn chép tiếp ra đây đoạn sau, một đoạn văn phũ phàng, miêu tả một cách ghê rợn về sự hành hình đối với các chí sĩ. Tôi sợ rằng, điều đó sẽ làm đau lòng quý độc giả, nhất là đối với các hậu duệ cháu con các nhà chí sĩ. Nhưng, sử liệu là sử liệu. Vả lại, sử liệu dù phũ phàng đến mấy cũng lại có một mặt khác nữa, đó là nó đem đến cho người sau về khoảnh khắc ra đi dù bi thương, nhưng rất đỗi kiên cường, lẫm liệt của ông cha ta. Với suy nghĩ như vậy, tôi xin được chép ra đây đoạn miêu tả của tờ báo nói trên, với lời trân trọng cầu mong sự thể tất của cháu con, hậu duệ các nhà chí sĩ, nhất là đối với hậu duệ chí sĩ Trần Cao Vân. Bài báo viết tiếp:

“Đây chẳng cần gì kể cho hết về sự dẫn đi xử trảm mà trong khi trảm huyết thì những người Tây và Annam đi coi đều lấy làm sợ. Đến 4 giờ rưỡi chiều, 4 cái đầu đã rớt xuống, song le cái đầu tên thầy pháp phải chém 6 lần; mặt trời rọi xuống ngó ghê gớm, hễ gươm chém xuống rồi lại dội lại làm như vậy ai nấy đều day mặt chỗ khác không dám ngó. Ấy là lời thầy pháp đã tiên tri trước như vậy đó. Mấy đứa xử tử không có phiền trách than van chi hết. Chỉ có thầy pháp khi lâm chung có tụng kinh lớn... Trảm huyết như vậy thật là ghê gớm, ấy là làm gương cho những kẻ tà vạy trở vào đàng Quy-chánh, quân côn đồ hết còn bắt chước nữa...”

Thưa quý độc giả, giờ đây chúng ta như vừa chứng kiến những giây phút hy sinh lẫm liệt của những vị anh hùng đã ra đi hơn 92 năm về trước. Tiếng tụng kinh lớn của “ thầy pháp” Trần Cao Vân, mà bài báo nhắc đến hẳn không chỉ đơn giản là tiếng tụng kinh như người viết nào đó ngỡ là như vậy. Tác giả bài viết này được nghe chính con cháu cụ Trần Cao Vân kể rằng, trước lúc lâm chung, cụ Trần Cao Vân đã ung dung đọc bài thơ tuyệt mệnh, mà ngày nay con cháu đã khắc lên bia kỷ niệm ở làng Tư Phú quê nhà. Bài đó như sau:

Trung lập càn khôn bất ỷ thiên
Việt Nam văn vật cổ lai truyền
Quân dân cộng chủ tinh thần hội
Thần tử tôn chu nhật nguyệt huyền
Bách Việt sơn hà vô Bạch Xỉ
Nhất Xoang trung nghĩa hữu thanh thiên
Anh hùng để cuộc hưu thành bại
Công luận thiên thu phó sử biên


Trung dung đứng giữa đất trời,
Việt Nam văn vật muôn đời sử xanh
Quân dân cộng chủ phân minh
Tôn Châu nghĩa cả đấu tranh không ngừng
Non sông quyết rửa bụi trần
Một bầu trung nghĩa ngút tầng mây xanh
Anh hùng chi sá bại thành
Nghìn năm công luận phẩm bình về sau

Còn tác giả Trần Trúc Tâm khi viết về giây phút cuối cùng của cụ cố của mình đã cho biết, đó chính là lúc cụ dõng dạc đọc bài thơ tuyệt mệnh ngay khi những nhát gươm chém xuống:

Trời chung không đội với thù Tây
Quyết trả ơn vua, nợ nước nầy.
Một mối ba giềng xin giữ chặt
Thân dù thác xuống rạng đài mây”.

N.T.Đ
(243/05-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN CAO SƠNTriều Nguyễn tồn tại gần 150 năm, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long - năm1802, tạo dựng một đế chế tập quyền trên toàn bộ lãnh thổ mà trước đó chưa hề có. Trải qua một thế kỷ rưỡi tồn tại, vinh hoa và tủi nhục, Triều đại Nguyễn là một thực thể cấu thành trong lịch sử Đại Việt. Những cái do triều đình Nhà Nguyễn mang lại cũng rất có ý nghĩa, đó là chấm dứt cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực, xương trắng máu đào liên miên mấy thế kỷ, kiến tạo bộ máy quản lý hành chính trung ương tập quyền thống nhất mà Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dày công vun đắp gây dựng trước đó. Dân tộc đã phải trải qua những năm tháng bi hùng với nhiều điều nuối tiếc, đáng bàn đáng nói ngay ở chính hôm nay. Song lịch sử là lịch sử, đó là một hiện thực khách quan.

  • TRẦN HUYỀN SÂMNếu nghệ thuật là một sự ngạc nhiên thì chính tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu là sự minh định rõ nhất cho điều này. Tôi bàng hoàng nhận ra rằng, luận thuyết: con người cao quý và có tình hơn động vật đã không hoàn toàn đúng như lâu nay chúng ta vẫn tin tưởng một cách hồn nhiên. Con người có nguy cơ sa xuống hàng thú vật, thậm chí không bằng thú vật, nếu không ý thức được giá trị đích thực của Con Người với cái tên viết hoa của nó. Phải chăng, đây chính là lời nói tối hậu với con người, về con người của tác phẩm này?

  • HOÀNG NGỌC HIẾN           ...Từ những nguồn khác nhau: đạo đức học, mỹ học, triết học xã hội-chính trị, triết học xã hội-văn hoá... cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình văn học là nỗ lực vượt lên trên những thành kiến và định kiến hẹp hòi trong sinh hoạt cũng như trong học thuật. Những thành kiến, định kiến này có khi lại được xem như những điều hiển nhiên. Mà đã là “hiển nhiên” thì khỏi phải bàn. Đây cũng là một thói quen khá phổ biến trong nhân loại. Cảm hứng triết luận trong nghiên cứu, phê bình có khi bắt nguồn từ suy nghĩ về chính những điều “hiển nhiên” như vậy...

  • THÁI DOÃN HIỂUVào đời, Lưu Quang Vũ bắt đầu làm thơ, viết truyện, rồi dừng lại nơi kịch. Ở thể loại nào, tài năng của Vũ cũng in dấu ấn đậm đà làm cho bạn đọc cả nước đi từ ngạc nhiên đến sửng sốt. Thơ Lưu Quang Vũ một thời được lớp trẻ say sưa chép và thuộc. Kịch Lưu Quang Vũ một thời gần như thống trị sân khấu cả nước.

  • TRẦN THANH ĐẠMTrong lịch sử nước ta cũng như nhiều nước khác, thời cổ - trung đại cũng như thời cận - hiện đại, mỗi khi một quốc gia, dân tộc bị xâm lược và chinh phục bởi các thế lực bên ngoài thì trong nước bao giờ cũng phát sinh hai lực lượng: một lực lượng tìm cách kháng cự lại nạn ngoại xâm và một lực lượng khác đứng ra hợp tác với kẻ ngoại xâm.

  • ĐỖ LAI THUÝLTS: Trong số tháng 5-2003, Sông Hương đã dành một số trang để anh em văn nghệ sĩ Huế "tưởng niệm" nhà văn Nguyễn Đình Thi vừa qua đời. Song, đấy chỉ mới là việc nghĩa.Là một cây đại thụ của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, Nguyễn Đình Thi toả bóng trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Bằng chứng qua các bài viết về ông sau đây, Sông Hương xin trân trọng dành thêm trang để giới thiệu sâu hơn, có hệ thống hơn về Nguyễn Đình Thi cùng bạn đọc.

  • ĐẶNG TIẾN…Nguyễn Đình Thi quê quán Hà Nội, nhưng sinh tại Luang Prabang, Lào, ngày 20/12/1924. Từ 1931 theo gia đình về nước, học tại Hải Phòng, Hà Nội. Năm 1941 tham gia Thanh Niên cưú quốc, 1943 tham gia Văn hóa cứu quốc, bị Pháp bắt nhiều lần. Năm 1945, tham dự Quốc Dân Đại hội Tân Trào, vào Ủy ban Giải phóng Dân tộc. Năm 1946, là đại biểu Quốc hội trẻ nhất, làm Ủy viên Thường trực Quốc hội, khóa I…

  • HỒ THẾ HÀ          Hai mươi lăm năm thơ Huế (1975 - 2000) là một chặng đường không dài, nhưng nó diễn ra trong một bối cảnh lịch sử - thi ca đầy phức tạp. Cuộc sống hàng ngày đặt ra cho thể loại những yêu cầu mới, mà thơ ca phải làm tròn sứ mệnh cao cả với tư cách là một hoạt động nhận thức nhạy bén nhất. Những khó khăn là chuyện đương nhiên, nhưng cũng phải thấy rằng bí quyết sinh tồn của chính thể loại cũng không chịu bó tay. Hơn nữa, đã đặt ra yêu cầu thì chính cuộc sống cũng đã chuẩn bị những tiền đề để thực hiện. Nếu không, mối quan hệ này bị phá vỡ.

  • JAMES REEVESGần như điều mà tôi hoặc bất kỳ nhà văn nào khác có thể nói về một bài thơ đều giống nhau khi nêu ra ấn tượng về điều gì đấy được in trên giấy. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây không phải là toàn bộ sự thật. Việc in trên giấy thực ra là một bài thơ gián tiếp. Sẽ dễ dàng thấy điều này nếu chúng ta đang nói về hội hoạ hoặc điêu khắc.

  • NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP...Nguyễn Huy Thiệp không phải là người duy nhất đổi mới phương thức trần thuật. Trước ông đã có Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... tích cực mở đường. Nhưng phải đến Nguyễn Huy Thiệp thì sự khai phóng về tư tưởng nghệ thuật mới được thể hiện một cách đậm nét. Tất cả được Nguyễn Huy Thiệp kiến tạo qua một trò chơi đầy tính bất ngờ. Giống như người nghệ sĩ ba lê tài năng, Nguyễn Huy Thiệp trình diễn một thế giới đa sắc trên đầu những đầu mũi ngón chân. Những ngón chân ấy bám trụ vào hiện thực một cách tinh diệu, xoay chuyển một cách nhịp nhàng với những vòng quay, những vũ điệu ngôn từ...

  • PHAN NGỌC THUTrong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất, đồng thời cũng là nhà phê bình văn học kiệt xuất. Từ những bài tranh luận văn học sôi nổi thời Thơ Mới (1932-1945) đến Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958); từ Phê bình giới thiệu thơ (1960) đến Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập I (1981), tập II (1982) và Công việc làm thơ (1984)... "chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình, đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia"(1)

  • BÙI QUANG TUYẾNThơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với các "hoàng tử thơ": Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v...

  • HÀ KHÁNH CHINgày 20 - 3 - 2003, siêu cường lớn nhất mọi thời đại là đế quốc Hoa Kỳ đã mở đầu cuộc chiến tranh kỳ quái nhất trong lịch sử bằng cách tấn công Iraq sau khi đã bắt quốc gia này phải tự phá huỷ vũ khí tự vệ của chính họ. Đó là bài học chưa hề thấy về chút hy vọng cuối cùng mà lương tri nhân loại có thể đòi hỏi. Để có thể hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra hôm nay - có lẽ cũng rất cần ôn lại một trong những vấn đề lớn nhất mà loài người có thể nghĩ tới: cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc cách đây gần 30 năm.

  • HOÀNG ĐĂNG KHOA Văn học Việt từ sau 1975, nhất là từ thời kỳ đổi mới, là một quá trình văn học rất phong phú, đa dạng và không ít phức tạp, lại còn đang tiếp diễn. Cuốn sách Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy ra đời đáp ứng nhu cầu mang tính thời sự: nhu cầu nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về tiến trình văn học ba mươi năm qua, chuẩn bị cho sự ra đời của những công trình văn học sử và những chuyên khảo về giai đoạn văn học này.

  • NGUYỄN QUANG HÀTrong đời có những bài thơ người ta quên, mà chỉ nhớ một câu nằm lòng. Bởi đó là những câu thơ thực sự, những câu thơ thi sĩ. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa về thơ: Thơ là tiếng hát của trái tim; Thơ là hạt muối kết tinh của tình cảm; Thơ là phút giây rung động của tâm hồn... Nói chung, những định nghĩa ấy cho ta hiểu rằng ở đâu có được sự rung động của trái tim thì ở đó có thơ.

  • ĐỖ LAI THUÝPhê bình văn học Việt Nam, sau sự khởi nguồn của Thiếu Sơn với Phê bình và Cảo luận (1933) chia thành hai ngả. Một xuất phát từ Phê bình để trở thành lối phê bình chủ quan ấn tượng với Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam (1942). Lối kia bắt nguồn từ Cảo luận tạo nên phê bình khách quan khoa học với Vũ Ngọc Phan của Nhà văn hiện đại (1942), Trần Thanh Mai của Hàn Mặc Tử (1941), Trương Tửu của Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1945). Sự phân chia này, dĩ nhiên, không phải là hành chính, mà là khoa học, tức sự phân giới dựa trên những yếu tố chủ đạo, nên không phải là không thể vượt biên. Bởi, mọi biên giới đều mơ hồ hơn ta tưởng, nhất là ở khoa học văn chương.

  • LTS: Marcel Reich-Ranicki, sinh năm 1920, người ở Đức được mệnh danh là "Giáo hoàng văn học", là nhà phê bình văn học đương đại quan trọng nhất của CHLB Đức. "Một lời biện hộ cho thơ" là bài thuyết trình đọc vào ngày 30.11.1980 nhân dịp ra mắt Tập 5 của "Tuyển thơ Frankfurt" trong khuôn khổ chuyên mục thơ của nhật báo "Frankfurter Allgemeine Zeitung" (FAZ) mà tác giả là chủ biên phần văn học từ 1973 đến 1988.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu bài "Một lời biện hộ cho thơ" của ông sau đây do dịch giả Trương Hồng Quang thực hiện.

  • TRẦN HUYỀN SÂMGeorge Sand (1804-1876) là một gương mặt độc đáo trên văn đàn Pháp thế kỷ XIX. Cùng thời với những cây bút nổi tiếng như: A.Lamartine, V.Hugo, A.Vigny, A.Musset... nữ sĩ vẫn tạo cho mình một tầm vóc riêng không chìm khuất. George Sand bước vào thế giới nghệ thuật bằng một thái độ tự tin và một khát vọng sáng tạo mãnh liệt. Với hơn hai mươi cuốn tiểu thuyết đồ sộ, G.Sand đã trở thành một tên tuổi lừng danh ngay từ đương thời. Dĩ nhiên, bà lừng danh còn bởi nhiều mối tình bất tử, trong đó có nhà thơ Pháp nổi tiếng A.Musset và nhạc sĩ thiên tài Chopin người Ba Lan.

  • PHẠM QUANG TRUNGCó lần, dăm ba người có thiên hướng lý luận chúng tôi gặp nhau, một câu hỏi có thể nói là quan thiết được nêu ra: trong quan niệm văn chương, e ngại nhất là thiên hướng nào? Rất mừng là ý kiến khá thống nhất, tuy phải trải qua tranh biện, không đến nỗi quyết liệt, cũng không phải hoàn toàn xuôi chiều hẳn. Có lẽ thế mới hay!

  • NGUYỄN HỮU HỒNG MINH1- "Thơ trẻ- Những giá trị mới" là một "mưu mô" của nhà phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn và nhóm "Văn nghệ mới" (bao gồm Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Vĩnh Tiến, Dạ Thảo Phương... và một số người khác) dự tính tập hợp, tuyển chọn 1 tuyển thơ của 10 (hay nhiều hơn) tác giả trẻ từ 30 tuổi trở xuống, xuất hiện trong vòng 3 năm cuối cùng của thế kỉ để trình làng giới thiệu chân dung thế hệ mình.