Thơ và nhạc (1) Từ "Ở Đây Thôn Vỹ Dạ" đến "Sao, Vàng Sao"

14:40 27/03/2012

TRƯƠNG ĐÌNH NGỘ

Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí
Xa xôi đời trăng mọc nước Huyền Vi
Đây Miên Trường, đây Vĩnh Cữu tề phi
Cao cao vượt hai hàng bóng vía

Chân dung Hàn Mạc Tử, ký họa của Trần Đình Thụy, 1966

Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí
Xa xôi đời trăng mọc nước Huyền Vi
Đây Miên Trường, đây Vĩnh Cữu tề phi
Cao cao vượt hai hàng bóng vía
Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
 
Trời nhật nguyệt cầu vồng bắc tứ phía
Ôi Hoàng Hoa, hồn phách đến nơi đây
Hương ân tình cho kết lại thành dây
Mong manh như lời nhớ thương hàng triệu.
 
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
 
Đàn cung bậc gió dồn lên âm điệu
Sững lòng chưa, say chấp cả thanh bai
Sang chơi thôi, sang chơi thôi, mà ai?
Thu đây rồi bước lên cầu Ô Thước
...
 
Mơ khách đường xa, khách đường xa.
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
 
Đừng nói buồn mà không khí nao nao
Để chơi vơi này bông trăng lá gió
Để phiêu diêu này tờ thơ vàng vọ
Để dầm dề hạt lệ ta đôi ta.
 
Thinh không tan như bào ảnh hư vô
Dải Ngân Hà biến theo cầu Ô Thước
Và ước ao và nhớ nhung lần lượt
Đắm im lìm trong mường tượng buồn thiu!

 

Việc chúng tôi sắp bài thơ Ở Đây Thôn Vỹ Dạ và trích đoạn của bài thơ Sao, Vàng Sao như trên là có dụng ý. Không phải chỉ vì hai bài này được sáng tác trong thời điểm gần nhau, cũng không chỉ vì hai bài này nằm kề nhau trong tập Thượng Thanh Khí, và không phải chỉ vì mạch thơ của hai bài liên hệ mật thiết với nhau.

Hai bài thơ Ở Đây Thôn Vỹ DạSao, Vàng Sao được viết vì một người, cho một người và gửi đến người ấy: người con gái Huế thùy mị Hoàng Thị Kim Cúc (Hoàng Cúc, Hoàng Hoa). Bao năm tháng qua đi, thơ Hàn ký gửi những bạn thơ tin tưởng nhất có thể thất lạc, hai bài thơ chép tay của Hàn Mặc Tử vẫn được Hoàng Cúc gìn giữ như kỷ vật trang trọng nhất.

 Sao anh không về chơi Thôn Vỹ, lời mời như một ân cần thăm hỏi dịu dàng của người con gái Huế đã mang đến xúc động lớn nhất trong những ngày tháng cuối đời Hàn. Tất cả sương khói của bến Vỹ Dạ lúc hừng Đông hay một đêm trăng (trích thư Hàn Mặc Tử gửi Hoàng Hoa) làm gợi nhớ lưu luyến thuở ban đầu. Hàn viết Ở Đây Thôn Vỹ Dạ lúc biết mình sắp qua đời, trong thơ có nhạc, nhẹ nhàng thanh thoát. Về thôn Vỹ để ngắm vẻ đẹp của hàng cau trong nắng mới lên là muốn rũ sạch bụi trần thế.

Câu (tự) hỏi cuối bài thơ cũng mơ hồ như câu hỏi đầu bài mang bao nhiêu lưu luyến, lưu luyến của người biết mình sắp ra đi mãi mãi. Chúng ta tìm được câu trã lời trong giọng Huế êm ái của người con gái Huế Camille Huyền hát như lời ru trong tiếng kinh cầu.

Ai biết tình ai có đậm đà?

Có đậm đà (2)


Tiếng đàn và giọng hát, tất cả êm đềm (tranquillo), là lúc Hàn đã Tử tìm lại được Bình An trong Tâm để chuẩn bị cuộc hành trình về Cõi Vĩnh Hằng.

*

Sao, Vàng Sao là bài thơ viết cho và gửi đến Hoàng Hoa sau bài Đây Thôn Vỹ Dạ. Bạn bè Hàn đăng báo bài thơ này dưới tựa đề Đừng cho lòng bay xa, hai tuần sau ngày nhà thơ qua đời. Trong mường tượng của nhà thơ những ngày sắp mất, Hồn thơ đã đến Cõi Vĩnh Hằng.

Thượng thanh khí tiết ra nguồn tinh khí
Xa xôi đời trăng mọc nước Huyền Vi
Đây Miên Trường, đây Vĩnh Cữu tề phi
Cao cao vượt hai hàng bóng vía


Camille Huyền phổ nhạc Sao, Vàng Sao bằng tiếng hát trơn (cappella), Walther Giger phổ với nhạc tứ tấu đàn dây (string quartett) và giọng đọc thơ Camille Huyền. Cả hai bản phổ Sao, Vàng Sao mang mang huyền thoại bất tận của không gian và thời gian trên miền Thượng Thanh Khí.

Trời nhật nguyệt cầu vồng bắc tứ phía
Ôi Hoàng Hoa, hồn phách đến nơi đây
Hương ân tình cho kết lại thành dây
Mong manh như lời nhớ thương hàng triệu.


Dù đã đến Cõi Vĩnh Hằng, cõi lòng Hàn vẫn còn yêu thương da diết, kéo hồn phách Hàn về bước lên cầu Ô Thước để tìm lại người xưa dù chỉ là trong một đêm huyễn mộng. Tiếng hát Camille Huyền, tiếng đàn hòa tấu có lúc mong manh như sợ làm vỡ tan hình ảnh và hy vọng đã vô cùng mong manh như lời nhớ thương hàng triệu.

Đàn cung bậc gió dồn lên âm điệu
Sững lòng chưa, say chấp cả thanh bai
Sang chơi thôi, sang chơi thôi, mà ai?
Thu đây rồi bước lên cầu Ô Thước


Rồi hình tượng trong tiếng hát, trong nhạc hòa tấu trổi lên hân hoan khi những Chàng Ngưu Ả Chức được về thăm nhau cho thỏa lòng mong nhớ. Nền nhạc diễn cảnh cầu Ô Thước bắc trên sông Ngân

Sao! Vàng sao rơi đầy trên sóng nước
Đừng ngả tay mà hứng máu trời sa
Thôi kéo về đừng cho lòng bay xa
Thu vươn này, thu vươn ra như ý
Mau rất mau trong muôn hoa kiều mỵ
Mùa rất trai và ánh sáng rất cao
Đừng nói buồn mà không khí nao nao
Để chơi vơi này bông trăng lá gió
Để phiêu diêu này tờ thơ vàng vọ
Để dầm dề hạt lệ ta đôi ta.
Tầng thượng tầng lâu đài ngọc đơm ra
Khói nhạt nhạt xen vô màu xanh biếc
Tiếng huyền địch gò theo tia yến nguyệt
Đẩy đưa dài hơi ngào ngạt trầm mơ.

Sao! Vàng sao rơi đầy trên sóng nước
đã cho thấy giữa đoàn tụ đã nhuốm màu chia ly, cái hạnh phúc ngắn ngủi giữa khung trời mưa máu.

Thinh không tan như bào ảnh hư vô
Dải Ngân Hà biến theo cầu Ô Thước
Và ước ao và nhớ nhung lần lượt
Đắm im lìm trong mường tượng buồn thiu!


Không gian nhạc nhạt nhòa trong hương trầm và hình ảnh cầu Ô Thước dần tan đi, tất cả chỉ là bào ảnh (illusion), còn lại chỉ nặng một nỗi buồn trong điệu nhạc và tiếng hát như lời kinh cầu cho Hồn Thơ Hàn Mặc Tử.

Vitznau, 18.02.2012
T.Đ.N


Bản trích dịch qua tiếng Anh
(của Trương Đình Ngộ)

Why aren’t you back to the Vy Hamlet
To marvel at the sun rising over the areca trees?
Whose garden is so velvet green as jade
Bamboo leaves cover the visage
 
Wind follows the wind current; cloud follows the cloud flight
Stream cheerless hesitating, corn flowers lightly swaying
Whose sampan moored in the moonlight river
Will it bring the moon back tonight?
 
Dreaming of the love ones so far away, so far away
Your dress is so pure white, hardly to recognize
There, where visages blurred in dew and mist
Who could tell whose love how passionate?

 
The two poems Ở Đây Thôn Vỹ DạSao, Vàng Sao were written
because of, for and sent to the one person: the gentle Huế young lady Hoàng Thị Kim Cúc (Hoàng Hoa). The consoling questions for Hàn‘s health of Hoàng Hoa provided the poet with most emotion in his last days. The mist on the Vỹ Dạ’s shore at break of dawn or in moon night (cited from a Hàn‘s letter to Hoàng Hoa) evokes in the mellow music, shortly before the pass-away of the poet, the most charming reminiscence. The inviting question

Why aren’t you back to Vy Hamlet
conveys in the gentle voice the tender comfort of Hoàng Hoa for Hàn, suggesting to him, to come to Vỹ Dạ to marvel at the sun rising over the areca trees in Vỹ Dạ, and to leave behind all earthy grieves and sorrows.

The question in the last line, much vaguely in the same way as the invitation of the first line, express how much of attachment, longing and affection are still there at Hàn who know that he will be departing forever.

Who could tell whose love how passionate?
                                    how passionate!(3)


We find the affirmative answer in the cradling praying voice of the Huế born vocalist Camille Huyền interpreting Han’s last wish in Huế accent. Guitar and canto, both in tranquillo maximo, signal the moment when Hàn found peace in his soul for going into the realm of the Eternal Peace.


Bản trích dịch qua tiếng Đức
(do Trương Đình Ngộ dịch chung với một người Đức)


Warum nicht nach Vỹ Dạ zurückkehren?
Den Sonnenaufgang auf Kronen der Betelnussbaume zu bestaunen
Hier ist der Garten samt-gl
änzend wie grünes Jade
Wo Bambusbl
ätter das Antlitz verdecken

Wind folgt dem Windlauf, Wolken dem Wolkenflug
Wasserstrasse traurig hinz
örgernd, Maisblüten im Wind zitternd
Wessen Kahn legt Anker dort am Mondufer
Wird er den Mond heute Abend rechtzeitig zur
ückbringen?

Tr
äumend von den lieben Weitgereisten, Weitgereisten
Dein weisses Kleid ist zu verblichen, nicht wieder zu erkennen
Dort,  wo Dunst  und Nebel Profile verschleiern
Wer weiss, wessen Liebe wie tiefgr
ündig ist?

Die tröstenden Fragen über Hàns Gesundheit des sanfmütigen Huế Mädchens Hoàng Thị Kim Cúc (Hoàng Hoa) haben dem Dichter die intensivsten Gefühlsmomente in seinen letzten Tagen ermöglicht. Die Nebelschwaden am Vỹ Dạ Bootssteg bei Sonnenaufgang oder in einer Mondnacht (im Brief von Hàn an Hoàng Hoa),  rufen in der zarten Musik, kurz vor dem Dahinscheiden des Dichters, allerliebste Erinnerungen in ihm wach.

Die einladende Frage 
Warum nicht nach Vỹ Dạ zurückkehren?

vermittelt im zarten, transparenten Klang der Gesangsstimme und der Gitarre den sanften Trost, den Hoàng Hoa an Hàn spendet, allen erdgebundenen Kummer hinter sich zu lassen, um nur noch die Schönheit der Natur in ihrem Vỹ Dạ Dorf zu bestaunen.  Die unbestimmt sich selbst beantwortenden Fragen werden im sanften Huế Akzent von der aus Huế gebürtigen Camille Huyền im wiegenden Gebetgesang interpretiert

Wer weiss, wessen Liebe wie tiefgründig ist?

Musik und Gesang, beide in tranquillo maximo, kennzeichnen den Augenblick, in dem Hàn Frieden in seiner Seele gefunden hat, um sich auf den Weg ins Reich des Ewigen Friedens zu begeben.

(SH277/03-12)


------------------------
1. Trích album moondrunk – Say Trăng – mondestrunken, Walther Giger – Camille Huyền sẽ ra mắt tại Việt Nam để kỷ niệm Bách Niên Hàn Mặc Tử (1912-2012)
2. Ba chữ duy nhất Camille Huyền thêm vào cuối bài thơ lúc phổ nhạc bài Ở Ðây Thôn Vỹ Dạ cùng với Walther Giger để nhấn mạnh câu trả lời Có đậm đà.
3. Camille Huyền adds on the three words Có đậm đà in the end of the poem for that purpose.









 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Từ anh bộ đội trở thành nhạc sĩ

    Tên khai sinh của nhạc sĩ Xuân Giao (ảnh) là Trương Xuân Giao, sinh ngày 2-1-1932, tuy quê hương ở Hưng Yên, nhưng ra đời ở Tiên Lãng, TP Hải Phòng, lớn lên học Trường chuyên khoa Phan Thanh ở tỉnh Thái Bình.

  • Giáo dục âm nhạc trở nên rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển không chỉ mỗi cá nhân mà còn của một quốc gia

  • Đã hơn nửa thế kỷ kể từ ngày tình khúc Dư âm ra đời, ít ai biết ban đầu nó chỉ là một sáng tác “tính làm chơi bỏ túi” của anh bộ đội kháng chiến Nguyễn Văn Tý nhưng cuối cùng lọt ra ngoài rồi như gió bay đi “không còn cách nào chặn lại”.

  • Trong cuốn sách vừa phát hành mang tên Vang vọng một thời (NXB Hồng Đức và Công ty Sách Phương Nam ấn hành), cố nhạc sĩ Phạm Duy lần đầu tâm sự về hoàn cảnh ra đời những ca khúc nổi tiếng của ông như Bà mẹ Gio Linh, Đà Lạt trăng mờ, Nắng chiều rực rỡ, Ngậm ngùi, Kiếp nào có yêu nhau...

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    Đã có một thời chúng ta coi "Thơ Mới" (1930 - 1945) là thơ lãng mạn tiểu tư sản bi quan tiêu cực, coi những tác phẩm văn xuôi xuất sắc của Vũ Trọng Phụng là văn tự nhiên chủ nghĩa, là văn đồi trụy, dâm ô, sa đọa, coi những tác phẩm văn học viết về bi kịch, đau thương, mất mát của con người mới là bôi đen chế độ, là không lành mạnh.

  • Giữa chợ chiều, tiếng hát ru ngọt lịm làm người ta dừng lại. Câu chuyện hát ru giữa chợ chạm đến nhiều điều về văn hóa Việt - về người Việt và nét đẹp Việt hôm nay.

  • Tháng 10 tới, ca khúc Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao sẽ tròn 70 tuổi (10/1944 -10/2014). Ca khúc đã gắn liền với sự kiện lịch sử của dân tộc: Ngày 19/8 và 2/9/1945.

  • Giữa những xu hướng cách tân của các trường phái Ấn tượng, Biểu hiện, và sự nổi loạn của âm nhạc phi điệu thức trong khoảng thời kỳ năm 1900-1950, chủ nghĩa dân tộc nảy nở từ thế kỷ 19 vẫn bám trụ và tự làm mới mình theo hơi thở hiện đại.

  • Âm nhạc phi điệu thức bắt đầu nhen nhóm từ đầu thế kỷ 20 với những cách tân táo bạo trong hòa âm của trường phái Biểu hiện. Sự rũ bỏ dần dần những quy luật về điệu thức kế thừa từ hàng thế kỷ trước của âm nhạc phi điệu thức đã gây sốc lớn cho thính giả thời bấy giờ.
    Họ coi đây là một sự nổi loạn trong lịch sử âm nhạc, nhưng không ngờ rằng nó lại dẫn đến một trật tự chưa từng có trong lịch sử sáng tác âm nhạc.

  • Cũng như trong hội họa, Ấn tượng (Impressionism) và Biểu hiện (Expressionism) là hai trường phái âm nhạc có tính lịch sử quan trọng, bởi chúng đánh dấu bước chuyển biến tâm lý của xã hội phương Tây khi giã từ thế kỷ 19 lãng mạn và kỷ luật để bước vào thế kỷ 20 đầy bạo lực và biến động.

  • BIỂN BẮC

    Dẫn nhập
    Chúng tôi nhớ trước đây - khi luận bàn về thơ, ở trên những vuông chiếu, hay bàn tròn hoặc ở sân diễn đàn thông tin giấy và điện tử - người ta thường hay đóng ấn cho những sáng tác “không ưa” rằng: đây là một bài viết có vần, là một bài vè chứ đâu phải thơ?!

  • Bạn có nhớ khi còn là một đứa trẻ, cách bạn nghe, nhận biết và cảm thụ âm nhạc khác với hiện tại như thế nào không?

  • Tháng 7 năm nay, nhạc sĩ Phó Đức Phương vừa tròn 70 tuổi. Bước vào lứa tuổi cổ lai hy, anh đang là một tay cự phách trong làng nhạc, có nhiều sáng tác mang âm hưởng dân ca rất thành công. Khá bận rộn với vai trò Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Phó Đức Phương vẫn không quên hoạt động sáng tạo âm nhạc. Anh là một trong số các nhạc sĩ Việt Nam được giải thưởng Nhà nước.

  • Cho đến nay, một câu hỏi lớn của khoa học về âm nhạc vẫn là: liệu âm nhạc thuần túy có khả năng khơi gợi những cảm xúc trong con người như cách mà các sự vật, hiện tượng, diễn biến trong cuộc sống hằng ngày tác động lên chúng ta hay không, và nếu có thì cơ chế tác động đó như thế nào?

  • Ngày 15/5/2014, tại TP Vinh đã diễn ra hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại (Trường hợp dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh)” do Viện VHNT Việt Nam phối hợp với hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh tổ chức.

  • DƯƠNG BÍCH HÀ

    Để chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014), sáng 7/5/2014, tại Học viện Âm nhạc Huế, khoa Sáng tác - Lý luận - Chỉ huy đã tổ chức vòng chung khảo, lễ tổng kết, báo cáo và trao giải thưởng cho cuộc thi sáng tác ca khúc về Điện Biên.

  • Trong thế giới âm nhạc, không ít nghệ sỹ thành công trên cả hai lĩnh vực, độc tấu và chỉ huy, nhưng ít có trường hợp nào lên tột đỉnh vinh quang như Daniel Barenboim.

  • HOÀNG DIỆP LẠC

    Mỗi con người thấy sự vật theo góc nhìn riêng của mình, như trong câu chuyện ngụ ngôn “Những người mù sờ voi”.

  • Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923-15/11/2013), đêm nhạc đặc biệt giới thiệu những tác phẩm âm nhạc tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Văn Cao sẽ diễn ra vào tối 22/11 tới tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. 


  • Nhạc và lời: NGUYỄN VIỆT