Dự kiến táo bạo này được hình thành nhân dịp các nhà thơ trẻ gặp nhau trong Hội nghị nhà văn trẻ toàn quốc (8.2001) do Hội Nhà văn VN tổ chức lần 6 tại Hà Nội. Cùng thời gian này, tôi được biết có thêm 3 tuyển thơ trẻ do 3 nhóm khác tiến hành khá uy tín. Một nhóm do 2 nhà thơ "chủ soái" trên thi đàn hiện nay là nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (Người bảo vệ đến cùng những giá trị mới của thơ trẻ kể cả khi bị lăng nhục) và nhà thơ Hoàng Hưng (Một con "Ngựa Biển", một kẻ "Đi Tìm Mặt" mình trong cuộc cách tân thi (ca). Theo nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ông sẽ có cách làm riêng để đưa ra được những gương mặt mới cho nền thi ca VN. Công việc này ông đã rải rác làm từ lâu nay và đã nếm chịu không ít búa rìu từ dư luận. Nhóm thứ 2 gồm 3 nhà thơ trẻ hơn: Mai Văn Phấn (Hải Phòng), Ngô Tự Lập (Hà Nội) và Trần Tiến Dũng (Sài Gòn). Nhóm này "toả rộng" đối tượng. Không câu nệ vào tuổi tác mà chỉ tập trung kiếm tìm những gương mặt thơ "cách tân hình thức". Tuyển "Viết Thơ" (Nxb Thanh Niên 2001 gây tranh cãi, tốn không ít giấy mực của báo chí vừa qua (tiêu biểu như ở tờ Người Hà Nội) là thể nghiệm đầu tiên của họ. Nhóm thứ 3 độc nhất... 1 người là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Theo tiết lộ của anh, Nguyễn Quang Thiều chủ đạo làm 1 tuyển riêng. Anh giới thiệu khoảng 10 thi sĩ trẻ VN từ góc nhìn của mình. Bên cạnh thơ chọn của tác giả là những chuyên luận kĩ càng (có thể lên đến 30, 40 trang) anh viết về thơ họ. Từ cách làm độc đáo này hy vọng thi sĩ "châu thổ mới" sẽ đem đến nhiều bất ngờ cho thơ trẻ. Bên cạnh các tuyển thơ trẻ đang tiến hành trong nước thì đã có việc trích dịch, giới thiệu thơ trẻ VN ra nước ngoài của các nhà văn, nhà thơ Ngô Tự Lập, Lý Lan mà đặc biệt là nhà thơ, dịch giả người Mỹ gốc Việt: Đinh Linh. Đinh Linh đã từng dịch khá nhiều hiện tượng đặc sắc của văn học VN với người yêu văn học Mỹ như truyện ngắn Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, thơ Nguyễn Quang Thiều, Phùng Cung. Đặc biệt cả thơ Hồ Xuân Hương. Đầu tháng 2.2002 này, anh tiếp tục giới thiệu thơ của 3 nhà thơ trẻ VN là Văn Cầm Hải, Nguyễn Quốc Chánh và Phan Nhiên Hạo. |
HỒ THẾ HÀ
Lịch sử hình thành và phát triển một vùng đất, đặc biệt là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa thì việc nhận diện chúng phải dựa trên các sự kiện, các bước ngoặt hào hùng và bi tráng thông qua các trang sử ký hoặc qua các hiện vật, di chỉ của khảo cổ học, dân tộc học hoặc qua âm nhạc, mỹ thuật, qua các nhân vật lịch sử...
NGUYỄN THANH TÂM
Đến thời điểm hiện tại (3/2023), Nguyễn Việt Chiến đã xuất bản 8 tập thơ, 2 tập tiểu luận - phê bình và 1 tiểu thuyết.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM - TRƯƠNG THÌN
Tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam được đẩy mạnh từ công cuộc đổi mới đang đặt ra hàng loạt vấn đề, mà một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là văn hóa và nếp sống đô thị trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
LÊ THỊ HƯỜNG
Trong Trò chuyện với vĩ nhân, nói về phẩm chất tính nam và tính nữ liên quan đến khái niệm lãnh thổ, quê hương, Osho, người được xem là bậc thầy tâm linh Ấn Độ, có cách lí giải thú vị.
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG - PHẠM PHÚ PHONG
THÁI PHAN VÀNG ANH
PHAN NGỌC
Tặng các nhà tiểu thuyết trẻ
Tôi không phải nhà phê bình văn học. Nhưng tôi ham đọc tiểu thuyết. Có quyển tiểu thuyết nào nổi tiếng thế giới là tôi tìm đọc, thường là trong nguyên bản.
HOÀNG THỤY ANH
Là nhà văn, bạn mang trong mình “căn bệnh viết”, gánh vác sứ mệnh kể chuyện. Nghiệp vận như thế, buộc bạn lao vào đời sống, tiệm cận đủ các góc độ, kể chuyện mình, chuyện người, chuyện thế cuộc.
PHẠM PHÚ PHONG
NGUYỄN THỊ ÁI THOA
Thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ Trần Đăng Khoa có một vị trí khá đặc biệt trong việc làm nên thành tựu của văn học thiếu nhi thế kỷ XX.
VŨ HIỆP
1.
Baudelaire viết: “Tính cá nhân, sự sở hữu bé nhỏ này, đã ăn mòn tính độc đáo tập thể... Tức là người nghệ sĩ đã giết chết hội họa”.
HỒ THẾ HÀ
Hoài Thanh (1909 - 1982) là nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam tài danh. Ông hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực báo chí và văn học từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX cho đến khi qua đời.
ĐINH VĂN TUẤN
Như mọi người đều biết, nguyên tác Truyện Kiều (bản thảo cuối hay bản khắc in [nếu có] trước khi tác giả qua đời) của Nguyễn Du (1765 - 1820) coi như tuyệt tích, hiện nay chỉ còn lại các truyền bản qua từng thời kỳ.
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Thơ, Nàng thơ và Thi sĩ là điệp khúc tình yêu muôn thuở giữa 3 ngôi Trao-Nhận-Trả mà đấng hóa công đã ban tặng con người.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Thời Nguyễn Du làm quan triều, từ 1805, tước Du Đức hầu, có điều kiện thăm thú danh lam thắng cảnh đất thần kinh. Ngôi chùa Thiên Thai (Thuyền Tôn) là một trong những cổ tự mà cảnh và người từng gây ấn tượng mạnh trong tâm khảm thi hào khi ông đến viếng.
ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG
Hồi ký Hơn nửa đời hư (1992) là một trong những tác phẩm quan trọng bậc nhất trong suốt cuộc đời cầm bút mấy mươi năm của Vương Hồng Sển.