Thơ tân hình thức: phản kháng, tìm tòi và... quá khích!

08:31 25/08/2009
NGUYỄN VĨNH NGUYÊNNhững năm gần đây, người ta tranh luận, ồn ào, khua chiêng gõ mõ về việc làm mới văn chương. Nhất là trong thơ. Nhưng cái mới đâu chẳng thấy, chỉ thấy sau những cuộc tranh luận toé lửa rốt cục vẫn là: hãy đợi đấy, lúc nào đó, sẽ... cãi tiếp...

Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên (Ảnh: vietbao.vn)

Cái mới trong thơ, thiển nghĩ, đâu có can chi vào những cuộc tranh cãi ấy. Cái mới thực sự chỉ bắt nguồn từ nội tại của một nền thơ, không thể gồng mình lên, sướng lên mà mới được. Cái mới, hiện đại hoá thực sự có được phải qua một quá trình tiếp biến, kế thừa và phủ định những giá trị cũ, truyền thống không còn hợp thời nữa. Quá trình ấy phải được nỗ lực nuôi dưỡng và chín chắn để có thể tạo ra những cuộc bùng vỡ thẳm sâu. Văn chương không ép uổng, nóng vội và càng không nên rút ngắn khoảng cách! Cũng như không thể mong cho lúa mau lớn mà nắm đầu mạ kéo lên khỏi đất được.

1.
Gần đây, trong giới làm thơ thường "đồn đại" về cái gọi bằng cái tên chung chung là thơ Tân hình thức (THT). Người có vai trò nhất trong việc "phổ cập" thơ Tân hình thức vào Việt Nam, có lẽ, là một nhà thơ Việt ở hải ngoại, ông Khế Yêm. Trong cuốn tiểu luận có tên "Tứ khúc" (Bản tự in), ông Yêm cho rằng, THT trong thơ Việt có những đặc tính chính: cách nói thông thường, vắt dòng, kỹ thuật lặp lại và tính kể chuyện. Bên cạnh đó, thi đàn Việt Nam (trong nước và hải ngoại) những năm đầu thế kỷ cũng đã xuất hiện những bài thơ THT chủ yếu của các tác giả thơ ở TP. Hồ Chí Minh và hải ngoại như: Đỗ Kh., Phan Nhiên Hạo, Nguyễn Đạt, Trần Tiến Dũng, Đoàn Minh Hải... và gần đây là Lý Đợi, Bùi Chát, một ít ở cây bút nữ Phan Huyền Thư... Nhưng nói chung, chưa có tác phẩm nào nổi trội, xứng đáng tạo được dư luận rộng rãi.

Người ta nghi ngại những cái tên gọi chung chung ấy và quyết tâm tìm tòi xem trước đây, ở Việt Nam đã có ai đụng tới "cái món" ấy hay chưa. Đại biểu đầu tiên được đưa ra bàn cãi là nhà thơ Chế Lan Viên với bài Tập qua hàng (nghe tựa đã thấy đầy tính... vắt dòng!):

            Chỉ một ngày nữa thôi. Em sẽ
            Trở về. Nắng sớm cũng mong. Cây
            Cũng ngóng. Ngõ cũng chờ. Và bướm
            Cũng thay màu đôi cánh đang bay

Thật tài hoa. Chưa đặt ra câu hỏi đó có phải là thơ THT hay không thì ai cũng phải khẳng định rằng: đó là một bài thơ hay. Và người ta chắc một điều, khi Chế Lan Viên viết bài thơ ấy, ông chẳng có cái khái niệm làm thơ THT đâu! Ông chỉ biết làm sao để viết cho thật đẹp, thật hay mà thôi! Cái gọi là THT (và những nghi ngờ THT) có chăng, thực sự đến sau khi người ta muốn dán cho nó một cái nhãn. Thơ thì vô tội. Lại là thơ hay. Cái nhãn ấy không cưỡng được sức long lanh và toả sáng của chính nó!

Cũng gần đây, có nhà thơ cổ suý cho THT, đã kêu gọi đồng nghiệp mình "phổ cập" THT và nâng cao về quan điểm thẩm mỹ mới cho người thưởng thức như cách "nâng cao dân trí thơ". Xin thưa, tiếng hô hào ấy rơi vào câm lặng là điều không lấy gì làm bất ngờ. Vì cuộc sống hiện đại đã chứng minh rằng, thơ cũng hay đấy, nhưng thiếu thơ người ta cũng sống tốt, sống khoẻ, chẳng việc gì phải đi tìm hiểu làm sao để tiếp cận một bài thơ THT mà nhãn tiền là những tác phẩm chưa đủ sức thuyết phục họ. Rõ mấy ông nhà thơ rỗi việc và cũng khôi hài thật đấy! Chứ thử hỏi, thơ THT, thế này thì thuyết phục được ai (?):

            Giờ trở lại mái nhà xưa
            Thấy người anh đã mất thấy
            Người em ở nơi quá xa
            Ảnh chế buồn rầu sau tám
            Tháng phớt tỉnh ăng lê
            Của người em là công dân
            Chánh hiệu có cầu chứng tại
            Toà ở đất nước huê kỳ...

(Xin phép không trích dẫn tên tác phẩm và tác giả, vì tôi muốn bạn đọc mới tìm hiểu thơ THT không bị dập tắt hy vọng một cách tức tưởi!)

2.
Thơ THT là một cuộc tìm kiếm lâu dài. Từ lâu, chúng ta đã quá quen với cách nghĩ, thơ là vần vè, chỉnh tề câu cú, thơ phải đọc, ngâm đến đâu hiểu đến đó, không phải nghĩ ngợi nhiều, một bài thơ hay phải có nhiều người thuộc nằm lòng, ê a... Phải tỉnh táo mà nhận ra rằng, lối nghĩ, lối thưởng thức như thế đã ăn sâu vào trong nhận thức, đã bám rêu trong nền văn học Việt Nam quan chức, hay tự vỗ về bằng khái niệm truyền thống và mua vui cho nhiều người. Chúng ta phụ thuộc vào lề lối cảm thụ, theo thói quen dễ dãi tự đặt ra và tự thích nghi rồi tự xuê xoa sung sướng. Với những nhà thơ lười lao động thì cứ  "tèn tèn" trên cái "e" ấy mà... tuôn chảy. Người ta làm thơ, in thơ quá dễ. Trên những mặt báo chuyên ngành, thơ được xếp chiếu theo tên tuổi và bề dày nghề nghiệp của nhà thơ. Những nhà thơ vần vè câu cú, đến nỗi mới đọc câu thứ hai thì người ta đã đoán tỏng ra là câu thứ 3 thứ 4 và... câu cuối sẽ mang vần gì, chữ gì. Lâu dần, thơ thành một món nộm quen thuộc, mới nếm đã nhàm!

Tìm kiếm hình thức thể hiện mới là điều rất nên làm đối với những người lao động nghệ thuật có ý thức. Nhất là đối với những nhà thơ trẻ, khi họ tràn căng nhiệt huyết say mê và lửa dấn thân, muốn mở những con đường mới để thế hệ mình không bị núp bóng dưới những bụi, lùm trên lối đi mòn cũ rũ buồn nhiều dấu chân mà ít mặt người. Cuộc hành trình ấy đầy thử thách. Được ăn cả, ngã về không. Họ sẽ ghi được một dấu ấn nào đó trong cuộc tìm kiếm dài ngày đầy nhọc nhằn. Hoặc sẽ mãi mãi chẳng được bạn đọc biết đến, sẻ chia. Nhưng trong số họ, không ít người lại lao vào những cuộc kiếm tìm bằng sự bốc đồng và xốc nổi, bắt nguồn từ sự thiếu tỉnh táo trong phản kháng nên sinh ra chuyện ồn ào, hung hăng. Khi mà, (nói như Bùi Chí Vinh), họ chưa kịp trang bị vũ khí để tự bảo vệ mình, khi mà cái họ tuyên xưng chưa rõ hình hài và chiều sâu lý luận hoặc thứ lý luận ấy chứng tỏ sự bất khả của nó! Thế thì đập phá chỉ để mà đập phá, chứ chưa thực sự tạo ra và xây dựng nên một cái gì đó mới mẻ hơn, thuyết phục hơn. Họ tự hào và AQ rằng, thơ mình không đăng được ở Việt Nam vì vấn đề giới tính được nói... toạc móng heo, không chút che đậy. Những bài thơ của họ, ngoài cái sự THT ra, còn có những tiếng tục tằn, những từ tục tĩu lộ thiên một tâm lý thác loạn không đem lại một hiệu ứng (hay tín hiệu) mỹ cảm nào cho người đọc. Nếu tự tách thơ ra khỏi cái đẹp và đưa gần lại sự dung tục thì có lẽ người ta sẽ bỏ làm thơ mà... chửi tục. Bởi trong trường hợp ấy, những kẻ chửi tục sẽ có tác dụng chuyển tải ý tưởng nhanh, thành công và có... kinh nghiệm hơn, việc gì phải làm thơ cho khổ!

Nghệ thuật là những chuyến mở đường không cùng. Những kẻ có hiểu biết và ý thức việc mình làm sẽ nhận ra đâu là nơi có thể mở đường, đâu là nơi bất khả. Biết bất khả mà cứ húc đầu vào không phải là can đảm mà cuồng loạn và bệnh hoạn trong tâm thần.

Thời gian, tuổi trẻ nào đợi ai bao giờ!

Phản kháng trước sự chỉnh tề, mũ cao áo rộng của một nền thơ cũ kỹ, đang có xu hướng lão hoá để tạo ra một diện mạo mới, tiếng nói mới cho thời đại mình là cần thiết. Ở trong văn chương không có chỗ cho sự nhún nhường, cả nể và kính lão đắc thọ như trong cuộc sống. Mà nó là sự phủ định liên tục, tạo nên sự phong phú, dịch biến không cùng trong cái dòng chảy thao thiết ấy. Nhưng phủ định thế nào, theo chiều hướng nào là điều cần nhìn nhận lại kỹ lưỡng hơn.

Những bài thơ THT vô tội.

Tôi tin, bạn đọc sẽ trân trọng một bài thơ THT có giá trị thẩm mỹ cao, hơn là những kiệt tác đã đóng rêu, đóng mốc trong lịch sử văn học, Nhưng tôi sẽ tạm cảm tình với một bài thơ theo lối cũ mà thực sự là thơ, hơn là phải thưởng thức một cái món, gọi là nhân danh THT mà không tìm thấy một phẩm chất thi ca nào!

3.
Còn những bạn đọc yêu quý ơi! Tôi biết không có thơ trong thời đại này, người ta vẫn sống tốt, sống khoẻ, sống vui... Nhưng nếu còn có thời gian rỗi rãi, xin ghé qua hàng thơ, dù để xem hôm nay có sản phẩm mới nào có thể dùng được hay chăng? Biết đâu, sản phẩm ấy được đóng chuẩn chất lượng ISO, lại dưới cách thức chế  biến rất... Tân Hình Thức, Tân Thời Đại!

Miền Đông, tháng Hạ, 2003
N.V.N
(184/06-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN HÙNG

    VĂN HỌC VIỆT NAM 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 - 2016)

  • LGT: Bài viết tóm tắt những yếu tố và tiến trình tạo thành thơ Tân hình thức Việt, qua sự đối chiếu giữa các thang giá trị, thơ Việt và thơ Anh Mỹ. Vì vậy, tuy không thể tránh những từ chuyên môn về luật tắc thơ, nhưng chúng tôi cố gắng viết rõ ràng từng chi tiết, để người đọc dễ nắm bắt. Thơ Tân hình thức Việt đơn giản, dễ hiểu, nhờ sự tham khảo những nguồn thơ khó, điều này cũng tự nhiên, như Pop Art (bình dân) phản ứng lại hội họa Trừu tượng Biểu hiện (cao cấp). “Nghĩ về cách làm thơ”, cần đọc chậm rãi, trầm tư, và nhiều lần, nếu người đọc thật sự muốn tìm hiểu dòng thơ này.

  • ĐẶNG ANH ĐÀO

    Có thể nói rằng Những thiên đường mù là một câu chuyện dệt bằng những mảnh ký ức trên nền hiện tại.

  • NGUYỄN VĂN THUẤN

    Diễn ngôn tâm thần phân lập (discours schizophrénique) là thuật ngữ do hai triết gia và nhà nghiên cứu văn học người Pháp là G.Deleuze và F.Guattari đề xuất trong công trình viết năm 1972, Chủ nghĩa tư bản và bệnh tâm thần phân lập: Chống Oedipe (Capitalisme et Schizophrénie I. L’Anti-Œdipe).

  • ĐỖ QUYÊN   

    “Hãy đánh chết nó đi, nhà phê bình văn học - cái thằng khốn!”
                                                (J.W. Goethe)

  • Từ năm 1972 cho tới nay đã có nhiều học giả, qua tập Yên thiều bút lục mới sưu tầm và vài nguồn tư liệu khác, đưa ra nhận định: Câu đối “Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của tri phủ Ngải Tuấn Mỹ người Hoa tặng phó sứ Nguyễn Tư Giản khi sứ bộ Việt Nam ghé lại địa phương này chứ không phải của Cao Bá Quát.

  • PHẠM TẤN XUÂN CAO

    Tính khả hữu từ sự xuất hiện của đối tượng trong các chiểu sự là hình thái của đối tượng.(1) (Wittgenstein, Tractatus, 2.0141)  
    Khi một điều gì đó trở nên đúng trong hư cấu thì ở đó không còn sự phân biệt khác nhau về mặt hữu thể học và nhận thức luận.”(2) (Gregory Currie) 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Hài hước: cơn say của tính tương đối nhân thế, niềm vui thú kỳ lạ nảy sinh từ niềm tin chắc rằng chẳng có sự tin chắc nào cả. (Milan Kundera)

  • NGUYỄN THANH TÂM

    Đạo đức (ethic, morality), luân lý (moral), theo Edgar Morin, hai khái niệm này không tách rời nhau, đôi khi chồng lấn và có thể sử dụng bất cứ từ nào(1).

  • NGUYỄN QUANG HUY

    - Để tìm hiểu không gian xã hội của những người sản xuất văn hóa, cần phải tư duy theo mô hình quan hệ.
    - Sự việc, hiện tượng bản thân nó không quan trọng, mà chính quan hệ giữa chúng mới có ý nghĩa.
                            (Pierre Bourdieu)

  • KHẾ IÊM

    Viết hy vọng có thể giúp người đọc tự đánh giá thơ, theo đúng tiêu chuẩn của dòng thơ này, và những nhà thơ Tân hình thức Việt, trong việc thực hành, có thể điều chỉnh những sáng tác của mình, đi xa hơn, và làm nổi bật sự khác biệt giữa các thể loại thơ, tự do và vần điệu.

  • PHẠM THỊ HOÀI

    Tôi không nói tới việc viết văn thuần túy vì mục đích kiếm sống, dù đấy là điều rất đáng bàn, và hơn nữa, sự nghèo túng của những người cầm bút ở xứ sở này đã trở thành truyền thống; cũng không nói đến việc viết văn để kiếm chác một vài thứ khác ít đáng bàn hơn, như danh vị hay thứ đặc quyền xã hội nào đó.

  • LỮ PHƯƠNG

    Sau khi Sông Hương 36, 1989 xuất hiện, cũng đã xuất hiện một số bài báo phản ứng, trong đó có hai bài nhắc đến bài viết của tôi (1) - bài ký tên Trần Phú Lộc: “Ðôi lời nhân đọc Sông Hương số 36”, Văn nghệ số 21, 27-5-1989 và bài ký tên Văn Nguyên: “Báo động thật hay giả”, Nhân dân 20.5.1989.

  • MAI ANH TUẤN

    Cụm từ “văn chương Nguyễn Huy Thiệp” không chỉ được tạo ra bởi và thuộc về giai đoạn văn học Đổi mới (1986) mà giờ đây, rộng rãi và phức tạp hơn rất nhiều, đã có mặt trong nhiều nghiên cứu Việt Nam (Việt học) đương đại, từ văn hóa văn chương đến chính trị - xã hội.

  • ĐỖ ĐỨC HIỂU

    14 tháng bảy 1789, nhân dân Pari chiếm và phá ngục Bastille, biểu trưng của chế độ phong kiến đã tồn tại ở Pháp hàng chục thế kỷ. Nó là một "đại hồng thủy" cuốn sạch một thế giới cũ và mở đầu một thế giới mới ở Pháp, ở Châu Âu và vang dội trên toàn thế giới.

  • TRẦN HOÀI ANH

    1.
    Nói đến triết học phương Tây, không thể không nói đến chủ nghĩa hiện sinh, một trào lưu tư tưởng chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý của triết học phương Tây hiện đại.

  • JOSEPH EPSTEIN

    Có một số thứ ở đó sự tầm thường là không thể được dung thứ: thơ, nhạc, họa, hùng biện.
                                    (La Bruyère).

  • LÊ THÀNH NGHỊ

    Văn học nghệ thuật có sứ mệnh phản ảnh sự thật cuộc sống qua đó rút ra bài học ý nghĩa đối với con người. Nguyên lý này không có gì mới mẻ. Lịch sử văn học nghệ thuật cũng chứng minh rằng, gắn bó với hiện thực, phản ảnh chân thực hiện thực là thước đo giá trị của tác phẩm. Điều này cũng không còn xa lạ với mọi người.