Thơ như là sự bất ngờ

08:33 19/05/2009
JAMES REEVESGần như điều mà tôi hoặc bất kỳ nhà văn nào khác có thể nói về một bài thơ đều giống nhau khi nêu ra ấn tượng về điều gì đấy được in trên giấy. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây không phải là toàn bộ sự thật. Việc in trên giấy thực ra là một bài thơ gián tiếp. Sẽ dễ dàng thấy điều này nếu chúng ta đang nói về hội hoạ hoặc điêu khắc.

Về mặt nghệ thuật, khi một tác giả muốn nói về một bức tranh, ông ta có thể in một bản sao nhỏ về nó hoặc màu hoặc đen trắng và bạn biết rằng bản sao này không phải là bức tranh thực. Giống với âm nhạc; những quyển sách về âm nhạc chứa đựng những minh họa âm nhạc, và những minh họa này có nghĩa được nghe trong đầu như là một loại tranh âm thanh về điều gì đó mà bạn có thể nghe trong một phòng hoà nhạc. Nhưng với một bài thơ thì lại khác. Tôi không muốn nói giản đơn rằng một từ được in ra là một ký hiệu cho một âm được nói ra: Sự thật, nó là vậy; nhưng nó cũng là một cái gì khác nữa: Nó là một ký hiệu về một đối tượng hoặc một ý tưởng. Điều này có thể xem như hiển nhiên khi bạn nghĩ về nó, nhưng nó thường bị quên đi.

Nếu một bài thơ không giản đơn là những chữ được in ra trên giấy hoặc một ký hiệu cho một loạt những âm được phát ra. Vậy nó là cái gì? Điều ấy hoàn toàn hữu ích ở điểm này; tôi nghĩ, xem một bài thơ như là một sự kiện. Tốt nhất, nó là một sự kiện ma thuật, và xấu nhất, nó chỉ là cái bóng lờ mờ của một sự kiện, hoặc, nếu bạn thích, một sự kiện không hề xảy ra. Hàng loạt từ ngữ được trình bày bằng việc in ấn trên giấy cùng tạo ra một sự tượng trưng của một việc tình cờ hoặc sự kiện diễn ra trong tâm trí nhà thơ. Bài thơ không chỉ giản đơn miêu tả hoặc thuật lại một sự kiện trong tâm trí nhà thơ; chính nó là một sự kiện. Nó không xảy ra trong tâm trí nhà thơ hoặc bất kỳ nơi nào khác cho đến khi nó được viết ra, hoặc ở ngưỡng bất kỳ được viết ra trong tâm trí nhà thơ. Không ai có thể khái quát hoá cái cách mà mỗi nhà thơ viết. Nhưng tôi nghĩ, sự thật để nói rằng có vài kiểu náo động thông thường xảy ra trong tâm trí nhà thơ, và kiểu này có dạng như là một sự kiện mà sự kiện đó có thể được truyền đạt sang những người khác thông qua trung gian của từ được viết ra. Một cơn bão chớp là một sự kiện xảy ra trong khí quyển như là kết quả của một sự nhiễu loạn điện. Những vật tích điện tích tụ trong không khí đến khi sức mạnh của chúng được phóng ra như là ánh chớp và sấm. Một bài thơ có thể xảy ra khi vài kiểu sức mạnh hay sự dồn nén tích luỹ trong tâm trí nhà thơ và đòi hỏi giải toả trong dạng thức một sự kiện thi ca. Vẻ ngoài của chúng không cần phải bất ngờ hoặc bùng nổ như một cơn sấm chớp; nó có thể chậm chạp và từ từ. Vì vậy, tôi phải thêm, điều này biểu hiện ở tất cả kiểu loại thơ, nhưng tôi nghĩ nó biểu hiện nhiều điều tốt nhất.

Đến lúc bài thơ tự nó hình thành trong tâm trí nhà thơ - và nó không tự hình thành một cách đầy đủ ngoại trừ trong suốt quá trình sáng tạo thực sự - nhà thơ không thể chắc chắn tuyệt đối điều mà ông ta sẽ viết ra. Một lần, tâm trí ông ta không bị xáo trộn, hàng loạt sự kiện diễn ra đúng vị trí của nó, sẽ dẫn đến hình thành tổng số của tất cả chất thơ. Người đọc với sự ý thức của mình, sự kiện mới được truyền đạt sẽ không tiếp cận bài thơ một cách chính xác cái kinh nghiệm được hình thành trong tâm trí nhà thơ trước khi ông ta viết nó. Nhưng nếu bài thơ là bài thơ hay - hoặc, đặt nó trong một cách khác, nếu sự kiện bị rối loạn kiểu ma thuật thì ông ta và kể cả nhiều độc giả khác có thể tiếp nhận ở nó một cú sốc hoặc sự bất ngờ. Đó là cú sốc của một kinh nghiệm mới. Kinh nghiệm của độc giả được mở rộng thường xuyên.

Dĩ nhiên, đây không phải là toàn bộ sự thực về thi ca, hoặc bất kỳ cái gì giống nó. Nhưng người ra cũng thường viết về những bài thơ như thể là họ chỉ quan tâm nghĩ về sự chải chuốt ngôn ngữ hoa mỹ. Đó là điều cần thiết để nhấn mạnh điểm mà tôi đang làm. Một học sinh mới đây đã miêu tả thi ca như là "Ô, tất cả nonny nonny và những cây thuỷ tiên hoa vàng đỏ như vấy máu" và đó là cách nhìn thi ca kiểu nhà trường mà chúng ta cần phải né tránh. Cách nói rằng một bài thơ là một sự kiện, tôi muốn nhấn mạnh rằng đó không chỉ là sự rèn luyện tinh thần, tôi muốn trêu ghẹo trí óc, giống như một trò chơi ô chữ; nó là điều gì đó mà dường như thường có tính vật chất hơn là hiệu quả tinh thần. Về điểm này, chúng ta có sự chứng nhận của không phải chỉ một nhà thơ. Chẳng hạn, Housman nói rằng: "Quả thực, thi ca có vẻ như vật chất hơn là tinh thần... Kinh nghiệm đã dạy tôi, khi tôi cạo râu buổi sáng, tôi phải canh phòng những suy nghĩ của mình, bởi vì, nếu một dòng thơ lạc vào trong ký ức tôi, da tôi nổi xù lên đến nỗi chiếc dao cạo ngừng hoạt động. Triệu chứng đặc biệt này được đi kèm bởi một sự rùng mình đến xương sống; có một triệu chứng khác là ở chỗ có một sự thắt lại ở cổ họng và một sự cuống cuồng đến rơi nước mắt; và có một triệu chứng thứ ba mà tôi chỉ có thể miêu tả bằng việc mượn một thành ngữ từ một trong những là thư cuối cùng của Keats, ông nói về Fanny Brawne "Mọi thứ nhắc nhở tôi về nàng nó đi qua tôi như một lưỡi mác". Vị trí của cảm giác này là cái hố của thượng vị.

Trước thời Housman, nhà thơ Mỹ Emily Dickinson đã làm một khám phá tương tự đối với chính bà:
"Nếu tôi đọc một quyển sách và nó làm toàn thân tôi lạnh đến nỗi không có ngọn lửa nào có thể làm cho tôi ấm lên, tôi biết đó là thi ca. Nếu tôi cảm thấy mạnh mẽ như thể đỉnh đầu tôi bị vỡ ra, tôi biết đó là thơ ca. Đó chỉ là những cách mà tôi biết. Có cách nào khác nữa không?"

Housman và Emily Dickinson, bạn có thể nói, họ là những nhà thơ, không phải là những độc giả bình thường. Nhưng Susan Gilbert - bạn của Emily Dickinson không phải là nhà thơ, và bà ta cũng đã trải qua cảm nghĩ tương tự. Viết cho Emily Dickinson về câu mở đầu trong bài thơ tứ tuyệt của bà: "Chiếc chạn đồ ăn trong những căn buồng thạch cao của họ", bà đã nói: "Tôi luôn luôn đi đến lò sưởi và sưởi ấm sau khi nghĩ về nó, nhưng tôi không bao giờ có thể được như thế nữa". Tóm lại, một số bài thơ - không phải là tất cả - nếu đọc với sự tập trung thích đáng và phát hiện ngay thời điểm ấy trong đời bạn, nó có thể đập vào bạn với cú sốc của một trải nghiệm vật lý có thật. Điều này có lẽ không xảy ra thường xuyên; nhưng nếu không phải là bạn đọc chuyên tâm thì hoàn toàn không biết loại hiệu quả này. Sau khi trích dẫn dòng thơ của Milton "Những kiều nữ và những người chăn cừu, thôi đừng múa nữa", Housman đã nói:

Điều gì có thể làm rơi lệ, khi tôi biết nó có thể tác động đến thị giác của nhiều độc giả? Điều gì trong thế giới đó để khóc than? Tại sao chỉ những từ mà nó có hiệu quả cảm xúc trong con người khi ý nghĩa của đoạn thơ thì sung sướng, vui vẻ? Tôi chỉ có thể nói, bởi vì chúng là thi ca, và thấy được cái cách của chúng, mang lại cái gì đó trong con người, đó là sự mơ hồ và sự tiềm ẩn, một cái gì đó cũ xưa hơn sự cấu tạo hiện có của tự nhiên...

Ở đây, Housman đang khái quát một kinh nghiệm cá nhân. Trong trường hợp của ông, để trả lời cho câu hỏi "Có điều gì để khóc than?" không phải là khó tìm thấy. Điều ấy chúng ta nên xem ông như là một người đọc thơ rất sành văn chương; ông là một học giả kinh điển, và những từ "Những kiều nữ và những người chăn cừu" sẽ gợi lại đối với ông toàn bộ thế giới đa thần nửa tưởng tượng của nhà thơ đồng quê Hy Lạp: Theocritus. Thế giới này là một trong những niềm hạnh phúc tưởng tượng, và nó đã biến mất từ lâu. "Thôi đừng múa nữa" gợi ra những niềm vui ngây thơ đã ra đi không trở lại. Chúng ta biết rằng Housman là một người cực kỳ sầu muộn bị đè nặng với một cảm giác đánh mất tính ngây thơ và niềm vui vô tư lự. Khi còn trẻ, tôi đã viếng thăm ông một lần, rất ngắn, trong căn phòng của ông ở Cambridge, và tôi nhắc lại sự nghiêm khắc và sự hằn sâu ớn lạnh của bức tranh Bệnh u sầu của DÜrer treo ngay trong cửa lớn của ông. Với một người như thế, ý nghĩ về sự ngây thơ vui vẻ bị biến mất lâu ngày, quả thực, có thể mang lại sự khóc thương khi diễn tả những từ du dương trong tác phẩm của Milton. Được dồn nén lại trong chỉ sáu từ ngắn, tất cả sự gợi nhắc, tất cả sự cảm động đằng sau ý nghĩ đó có thể bùng cháy trong tâm trí của độc giả - thi sĩ này bằng sức mạnh của một cú sốc. Có lẽ bạn không bị đè nặng bởi một cảm giác mất tính thơ ngây; có lẽ bạn đã không đọc Theocritus, và bạn biết hoặc không quan tâm cái gì cả về những những kiều nữ những người chăn cừu kia. Rồi dòng thơ của Milton sẽ có ý nghĩa nhỏ đối với bạn. Điều đó không có nghĩa bạn kém cõi trong cảm xúc và lãnh đạm với thi ca. Điều đó có nghĩa giản đơn rằng bạn sẽ phải tìm thấy sự thoả mãn trong những bài thơ khác hoặc những nhà thơ khác. Tôi từng nói rằng một bài thơ là một sự kiện: nó cũng là một sự thực hiện (sự giải quyết) giữa bạn và nhà thơ. Mỗi người đọc là khác nhau, và cùng một bài thơ sẽ có hiệu quả khác nhau ở mỗi độc giả. Những bài thơ hay nhất là những bài thơ mà chúng có thể làm nên ấn tượng sâu sắc nhất về nhịp điệu đặc sắc và sự đa dạng ở người đọc qua từng thời kỳ dài lâu nhất.

Mỗi độc giả là khác nhau; nhưng tất cả độc giả có đặc tính chung. Yếu tố chung này chúng ta có thể gọi là bản chất người. Thông qua bản chất người chung này mà một nhà thơ nói với độc giả ở những nơi chốn khác và ở thời điểm khác hơn là cái riêng của ông ta. Để làm như thế, ông ta làm cho hợp theo cách riêng bởi vì môi giới mà ông làm nên là ngôn ngữ; và ngôn ngữ là mối ràng buộc giữa những thành viên khác nhau của cùng loài người. Những từ "nhà", "tình yêu", "cái chết", "cuộc sống", "tình thương", "hoà bình"... nhìn chung đều có những yếu tố rộng trong tâm trí của tất cả độc giả; tuy vậy, mỗi từ có nghĩa gì đấy khác nhau không đáng kể trong tâm trí mỗi người. Ngay cả những khái niệm đơn giản hơn như gương mặt, quyển sách, tấm gương... đều tạo ra những hình ảnh khác nhau trong tâm trí những độc giả khác nhau. Một biểu lộ chẳng hạn như "Tôi nhìn sâu vào tấm gương soi của tôi" (Hardy) hoặc "Sự trung thành là một chuyện bịa tốt đẹp" (Emily Dickinson) hoặc "Những lối đi được dẫn dắt rực rỡ nhưng tối tăm" sẽ có trong tâm trí của mỗi độc giả một hạt nhân tương tự cơ bản và đồng thời gợi nhắc những hình ảnh, những liên tưởng vô cùng khác nhau. Đó là tính chất của thơ, để rồi, đánh thức bản chất người của độc giả và đồng thời đưa ra một kinh nghiệm khác nhau như thế. Hình ảnh nào đập vào cái nhìn bên trong của bạn khi bạn đọc câu thơ của De la Mare "Rất già là những cánh rừng"? Nếu bạn chưa bao giờ ở ngoài thành phố, hình ảnh này có thể là một hình ảnh mơ hồ; nó có lẽ không gì hơn là một tập họp lại của một bức tranh treo trên tường trong vài căn phòng mà bạn rất thân thuộc nó. Trong suy nghĩ của tôi, dòng thơ này là không thể tách rời những rừng sồi cao, uy nghiêm đã vây quanh ngôi nhà - nơi tôi lớn lên. Cây cối trong vườn tôi đều phủ xám và thẳng, được tắm lọc thành màu xanh nhạt bởi ánh sáng mặt trời. Những cây cối của bạn có thể là những cây thông ảm đạm, những cây tuyết tùng đỏ hoặc những cây sồi trải dài. Bạn có thể nói rằng nhà thơ khái quát hoá và độc giả đặc thù hoá, và điều này làm nên mối quan hệ giữa họ. Nếu nhà thơ quá tỉ mỉ, quá chi tiết và cá biệt, ông ta có thể đánh mất ảnh hưởng của mình đối với độc giả; điều mà ông ta sẽ viết ra có thể quá nhiều, giống như một cuốn sách hướng dẫn viết bằng thơ, và không có gì được để lại trong trí tưởng tượng của người đọc. Bài thơ không làm nên những nhu cầu đối với người đọc - như thế, họ đã đánh mất sự quan tâm. Nhưng khi Shisley viết câu thơ "Cái chết đặt trong cánh tay băng giá của anh ta thuộc trách nhiệm của những ông vua", thì ông ta kích thích trí tưởng tượng bởi vì nhà thơ đã để lại cho bạn phải làm đầy những chi tiết về hình ảnh của cái chết trong cánh tay băng giá, và hình ảnh của những ông vua đã đập vào trong bạn. Nhà thơ tạo ra một phát ngôn chung mà ngay cả sự lớn lao nhất trên mặt đất cũng đều chết, và đặt nó trong một dạng thức như vậy để kích thích sức tưởng tượng của người đọc để làm hoàn hảo hình ảnh ấy.

Tôi đã trích dẫn hai nhà thơ: Housman và Emily Deckinson như là sự chứng minh về cú sốc vật chất mà những bài thơ có thể cung cấp. Sự chứng nhận của các nhà thơ luôn luôn nghe có giá trị. Keats có vài điều để nói về cái điểm mà tôi vừa đang bàn luận. Ông ta nói: "Nếu thơ ca đến không phải tự nhiên như những chiếc lá đối với một cái cây, thì tốt hơn nó đã không đến tất cả... Nó sẽ gây bất ngờ bởi một sự quá ngưỡng tốt đẹp, và không phải bởi sự kỳ dị; nó sẽ đánh vào người đọc như là một lời nói của những suy nghĩ quý giá của riêng nhà thơ, và xuất hiện gần như một sự hồi tưởng"

Dường như có một sự mâu thuẫn ở đây. Một bài thơ hình như có một sự phát triển; nó cũng sẽ hiện ra như một điều gì đó mà người đọc đã nghĩ suy hoặc đã từng kinh qua, vì vậy, nó sẽ gây bất ngờ bởi một sự quá ngưỡng tốt đẹp. Nếu bài thơ tự nhiên, bạn có thể nói, nó có thể quá ngưỡng bằng cách nào? Nếu bài thơ đập vào bạn "gần như là một sự hồi tưởng", nó có thể gây bất ngờ bằng cách nào? Keats, ở đây, đã làm sáng tỏ về một trong những điều huyền bí hoặc những nghịch lý của thi ca. Một cú sốc hiệu quả hơn chính là ở tất cả sự không mong đợi ấy. Một điều gì đấy không thể gây bất ngờ thực sự đối với bạn nếu nó là khó tin (lạ thường). Bạn phải cảm thấy ngay khi bạn nhận thức nó, rằng nó phải xảy ra. Khi chúng ta đọc 4 câu thơ của Emily Dickinson:

Linh cảm là bóng râm lan dài trên bãi cỏ
Nó nói rằng vừng mặt trời đã tắt
Báo trước với thảm cỏ nảy mầm
Rằng bóng tối rồi sẽ đi qua

Trước tiên, chúng ta bị chưng hửng bởi một cách nói lạ kỳ như thế; vì vậy, sự bất ngờ của chúng ta ở sự kỳ cục hiện có của nó lập tức hiện ra chỗ để ta công nhận sự đúng đắn về sự quan sát của nhà thơ. Chúng ta thấy trong cái nhìn tinh thần của chúng ta vài bãi cỏ xanh mà chúng ta biết hoặc đã từng biết, với cái bóng râm dài của buổi chiều đang cắt ngang qua khoảng đất đầy nắng. Với Emily Dickinson cái bóng râm này là một linh cảm về bóng tối sẽ đến, và chúng ta chia xẻ với bà cái cảm giác báo trược lạnh lẽo. Làm thế nào chúng ta có thể cảm nhận điều này nếu điều cảm nhận là không có thật - ít nhất - trong tiềm thức chúng ta? Tôi không thể nói với mỗi bạn đọc. Có lẽ bạn không trải qua một cảm nhận như thế. Nhưng với tôi, ít nhất, những dòng thơ này đánh thức tôi như một lời của những suy nghĩ riêng tôi về những bóng râm trên bãi cỏ ấy. Chúng ta có thể bỏ quên nó lúc đó hoặc chúng ta lưu giữ nó lâu hơn nữa và nói rằng Emily Dickinson là chủ thể đặc biệt sợ hãi bóng tối, bởi vì nó được liên hợp với cái chết. Cái chết là một nỗi sợ hãi thường trực làm thành sự sống mà bà ta đã yêu tạm thời trong tình trạng cùng cực. "Thảm cỏ nẩy mầm" trước hết dường như là một nhóm từ thừa, cho đến khi chúng ta nhận ra rằng bà đã đồng nhất một cách khoảnh khắc chính bà với thảm cỏ mà bà thường làm với các sự vật trong thiên nhiên; và chính bà, người nảy ra bởi sự trôi qua (tức là băng qua) của đêm tối. Trong cách này cả hai nhóm từ đều gây bất ngờ bởi một sự quá ngưỡng mỹ lệ và chính thời điểm này tự nó bộc lộ như một sự ngớ ngẩn hoàn hảo. Bà là một nhà thơ luôn tiếp tục gây bất ngờ bởi sự quá ngưỡng, vì vậy, làm thoả mãn bằng sự chính xác và sự thật của một cách nói vó vẻ nghịch lý của bà:

- Sự thành công được tính toán ngọt ngào nhất
  Bởi những người chưa bao giờ được thành công
- Niềm hân hoan là sự ra đi
  Của một linh hồn từ đất liền đến bể
- Một người không cần ở một căn buồng có ma

Đó là kết hợp của sự bất ngờ và sự ngớ ngẩn, của sự kỳ lạ và sự thật để gây khoái cảm chúng ta trong những bài thơ như thế này. Nhưng như Keats đã thấy, hai phẩm chất ưu tú phải đi cùng nhau. Thi ca mà không có sự bất ngờ thì không thể thu hút sự chú ý của chúng ta; thi ca mà không có vẻ ngớ ngẩn (nhưng là phần thừa liên tục) thì nó không thể giữ được lâu dài.

Những mụ phù thuỷ hoan hô Macbeth khi lần đầu tiên ông xuất hiện đã thu được sự chú ý của ông ta và họ làm cho sự ảnh hưởng độc ác của mình sang ông, bởi vì họ làm ông giật mình tận trong sâu thẳm, khó làm khớp những suy nghĩ bởi sự xưng hô với ông như thế này: "Tất cả lời chào, Macbeth, đó sẽ là ông vua trong tương lai". Một cách tưong tự, một nhà thơ củng cố và giữ sự quan tâm của bạn bằng việc để cho bạn biết cái điều mà bạn đã hiểu một nửa, và diễn tả nó trong một kiểu bất ngờ và mới mẻ. Rồi, kế theo, có một nghịch lý tương tự về chính nhà thơ. Ông ta sẻ chia những ý nghĩ và cảm nghĩ của người đọc, thực ra ông đoán trước họ, cho nên ông được phú cho bởi một sự sẻ chia tính người đầy đủ. Tuy nhiên, đồng thời, nếu ông ta không khác với bạn đọc, ông sẽ không được thêm gì cho ông, không có khả năng để gây bất ngờ và thoả mãn mình. Điều làm cho một nhà thơ khác, cũng như giống với người khác là gì?

HỒ THẾ HÀ
Dịch từ Understanding Poetry của James Reeves
(Published 1967 by Pan Book Ltd, Cavaya Place, London
SW 109 PG.
Phần 5, từ trang 40 đến trang 47)
(171/05-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÝ VIỆT DŨNGThiền tông, nhờ lịch sử lâu dài, với những Thiền ngữ tinh diệu kỳ đặc cùng truyền thuyết sinh động, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Á đông xưa và thấm nhuần văn hóa Tây phương ngày nay nên đã cấu thành một thế giới Thiền thâm thúy, to rộng.

  • TRẦN HUYỀN SÂM1. Theo tôi, cho đến nay, chúng ta chưa có những đánh giá xác đáng về hiện tượng Xuân Thu nhã tập: Cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn sáng tác. Có phải là nguyên do, nhóm này đã bị khoanh vào hai chữ “BÍ HIỂM”?

  • PHI HÙNGĐỗ Lai Thuý đã từng nói ở đâu đó rằng, anh đến với phê bình (bài in đầu tiên 1986) như một con trâu chậm (hẳn sinh năm Kỷ Sửu?).Vậy mà đến nay (2002), anh đã có 4 đầu sách: Con mắt thơ (Phê bình phong cách thơ mới, 1992, 1994, 1998, 2000 - đổi tên Mắt thơ), Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực (Nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hương từ tín ngưỡng phồn thực, 1999), Từ cái nhìn văn hoá (Tập tiểu luận, 2000), Chân trời có người bay (Chân dung các nhà nghiên cứu, 2002), ngoài ra còn một số sách biên soạn, giới thiệu, biên dịch...

  • TRẦN ĐỨC ANH SƠNCuối tuần rảnh rỗi, tôi rủ mấy người bạn về nhà làm một độ nhậu cuối tuần. Rượu vào lời ra, mọi người say sưa bàn đủ mọi chuyện trên đời, đặc biệt là những vấn đề thời sự nóng bỏng như: sự sa sút của giáo dục; nạn “học giả bằng thật”; nạn tham nhũng...

  • HỒ VIẾT TƯSau buổi bình thơ của liên lớp cuối cấp III Trường Bổ túc công nông Bình Trị Thiên, dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Văn Châu dạy văn, hồi đó (1980) thầy mượn được máy thu băng, có giọng ngâm của các nghệ sĩ là oai và khí thế lắm. Khi bình bài Giải đi sớm.

  • PHAN TRỌNG THƯỞNGLTS: Trong hai ngày 02 và 03 tháng 3 năm 2006, tại thủ đô Hà Nội đã diễn ra Hội nghị lý luận – phê bình văn học nghệ thuật toàn quốc. Trên 150 nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình đã tham dự và trình bày các tham luận có giá trị; đề xuất nhiều vấn đề quan trọng, thiết thực của đời sống lý luận, phê bình văn học nghệ thuật hiện đại ở nước ta, trong đối sánh với những thành tựu của lý luận – phê bình văn học nghệ thuật thế giới.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO1. Con người không có thơ thì chỉ là một cái máy bằng xương thịt. Thế giới không có thơ thì chỉ là một cái nhà hoang. Octavio Paz cho rằng: “Nếu thiếu thơ thì đến cả nói năng cũng trở nên ú ớ”.

  • PHẠM PHÚ PHONGTri thức được coi thực sự là tri thức khi đó là kết quả của sự suy nghĩ tìm tòi, chứ không phải là trí nhớ.                       L.Tonstoi

  • TRẦN THANH HÀTrong giới học thuật, Trương Đăng Dung được biết đến như một người làm lý luận thuần tuý. Bằng lao động âm thầm, cần mẫn Trương Đăng Dung đã đóng góp cho nền lý luận văn học hiện đại Việt đổi mới và bắt kịp nền lý luận văn học trên thế giới.

  • PHẠM XUÂN PHỤNG Chu Dịch có 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào. Riêng hai quẻ Bát Thuần Càn và Bát Thuần Khôn, mỗi quẻ có thêm một hào.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNPhan Đăng Dư, thân phụ nhà cách mạng Phan Đăng Lưu là người họ Mạc, gốc Hải Dương. Đời Mạc Mậu Giang, con vua Mạc Phúc Nguyên lánh nạn vào Tràng Thành (nay là Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An) sinh cơ lập nghiệp ở đó, Phan Đăng Dư là hậu duệ đời thứ 14.

  • HỒ THẾ HÀLTS: Văn học Việt về đề tài chiến tranh là chủ đề của cuộc Toạ đàm văn học do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức ngày 20 tháng 12 năm 2005. Tuy tự giới hạn ở tính chất và phạm vi hẹp, nhưng Toạ đàm đã thu hút đông đảo giới văn nghệ sĩ, nhà giáo, trí thức ở Huế tham gia, đặc biệt là những nhà văn từng mặc áo lính ở chiến trường. Gần 20 tham luận gửi đến và hơn 10 ý kiến thảo luận, phát biểu trực tiếp ở Toạ đàm đã làm cho không khí học thuật và những vấn đề thực tiễn của sáng tạo văn học về đề tài chiến tranh trở nên cấp thiết và có ý nghĩa. Sông Hương trân trọng giới thiệu bài Tổng lược và 02 bài Tham luận đã trình bày ở cuộc Toạ đàm.

  • TRẦN HUYỀN SÂM1. Tại diễn đàn Nobel năm 2005, Harold Pinter đã dành gần trọn bài viết của mình cho vấn đề chiến tranh. Ông cho rằng, nghĩa vụ hàng đầu của một nghệ sĩ chân chính là góp phần làm rõ sự thật về chiến tranh: “Cái nghĩa vụ công dân cốt yếu nhất mà tất cả chúng ta đều phải thi hành là... quyết tâm dũng mãnh để xác định cho được sự thật thực tại...

  • NGUYỄN HỒNG DŨNG"HỘI CHỨNG VIỆT NAM"Trong lịch sử chiến tranh Mỹ, thì chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh mà người Mỹ bị sa lầy lâu nhất (1954-1975), và đã để lại những hậu quả nặng nề cho nước Mỹ. Hậu quả đó không chỉ là sự thất bại trong cuộc chiến, mà còn ở những di chứng kéo dài làm ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống Mỹ, mà người Mỹ gọi đó là "Hội chứng Việt Nam".

  • BÍCH THUNăm 2005, GS. Phong Lê vinh dự nhận giải thưởng Nhà nước về Khoa học với cụm công trình: Văn học Việt Nam hiện đại - những chân dung tiêu biểu (Nxb ĐHQG, H, 2001, 540 trang); Một số gương mặt văn chương - học thuật Việt hiện đại (Nxb GD, H, 2001, 450 trang); Văn học Việt hiện đại - lịch sử và lý luận (Nxb KHXH. H, 2003, 780 trang). Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu khoa học say mê, tâm huyết và cũng đầy khổ công, vất vả của một người sống tận tụy với nghề.

  • THÁI DOÃN HIỂU Trong hôn nhân, đàn bà lấy chồng là để vào đời, còn đàn ông cưới vợ là để thoát ra khỏi cuộc đời. Hôn nhân tốt đẹp tạo nên hạnh phúc thiên đường, còn hôn nhân trắc trở, đổ vỡ, gia đình thành bãi chiến trường. Tình yêu chân chính thanh hóa những tâm hồn hư hỏng và tình yêu xấu làm hư hỏng những linh hồn trinh trắng.

  • NGUYỄN THỊ MỸ LỘCLà người biết yêu và có chút văn hóa không ai không biết Romeo and Juliet của Shakespeare, vở kịch được sáng tác cách ngày nay vừa tròn 410 năm (1595 - 2005). Ngót bốn thế kỷ nay Romeo and Juliet được coi là biểu tượng của tình yêu. Ý nghĩa xã hội của tác phẩm đã được thừa nhận, giá trị thẩm mĩ đã được khám phá, hiệu ứng bi kịch đã được nghiền ngẫm... Liệu còn có gì để khám phá?

  • NGUYỄN VĂN HẠNH1. Từ nhiều năm nay, và bây giờ cũng vậy, chúng ta chủ trương xây dựng một nền văn nghệ mới ngang tầm thời đại, xứng đáng với tài năng của dân tộc, của đất nước.

  • HỒ THẾ HÀ(Tham luận đọc tại Hội thảo Tạp chí văn nghệ 6 tỉnh Bắc miền Trung)