Nhà thơ Thạch Quỳ - Ảnh: nhathonguyentrongtao.wordpress.com
Các nhà thơ chúng ta cần liên hiệp lại, cần lên tiếng báo động thơ cấp bách như tổ chức hoà bình xanh lên tiếng báo động về môi trường vậy. Môi trường thơ suy thoái cũng chính là cái lõi của môi trường sống suy thoái. Môi trường thơ hiện tại cũng đã là vấn đề toàn cầu như môi trường sống vậy. Các nhà thơ chúng ta không thể hình dung nổi một sự sống không thơ, một sự sống điều hành Rô-bốt mà chính mình cũng thành Rô-bốt! Không phải riêng tôi nói to lên, phóng đại lên một nỗi lo hão huyền mà chừng như tất cả các nhà thơ đều ít nhiều có mang trong mình nỗi lo âu phấp phỏng đó. Các nhà thơ rất nhạy cảm trước các lý do mà thực tế cuộc sống buộc thơ phải đối diện. Thơ là con đẻ của sự tĩnh lặng đồng thời là thiên sứ trở về nhập hồn trong sự tĩnh lặng đó. Tiếc thay, cuộc sống hiện đại không nhiều khoảng trống cho sự tĩnh lặng đó. Chừng như cái khoảng lặng trong đêm ngón tay “cảo thơm lần giở trước đèn” đã đi qua chúng ta như một hoài niệm để nhường chỗ cho thế giới nghe nhìn cuống cuồng, nhấp nhoáng và nhộn nhịp trên ti vi, trên các màn hình vi tính. Các sản phẩm “mì ăn liền” đang khuyến dũ con người vào thế giới tinh thần về sự “ăn liền” rất nhạy cảm của các phản ứng. Những câu thơ ngân nga ở tầng sâu, ở nơi giáp ranh của thế giới hư thực, mộng mơ và huyền ảo đang dần dà bị chối bỏ. Văn hoá đại chúng thích hợp cho các sáng tạo thị trường. Thơ không thể chỉ căn cứ vào sự nghiên cứu thị trường, thị hiếu mà sáng tạo. Bởi làm thế là tự thơ đã mâu thuẫn với bản chất của nó để tự đánh mất nó. Thơ có thị trường, thị hiếu nhưng đó là thị trường, thị hiếu có chọn lọc. Nếu người có cấp người, cấp văn hoá của người thì thơ có cấp thơ, cấp văn hoá của thơ. Thơ không đồng cấp quân bình với các văn hoá người mà nó ở cấp độ văn hoá cao nhất, siêu việt nhất mà chúng ta có thể hình dung được. Người xưa nói đến hai từ “Cõi thơ” - Cõi thơ ngang cõi niết bàn người ơi! Không phải chúng ta thổi phồng để cao siêu hoá thơ nhưng thật khó hình dung về sự tầm thường hoá nào đó đối với nó. |
NGUYỄN THỊ TUYẾT
A work of art was a form expressive of human feeling,
Created for our aesthetic perception through sense or imagination.
- S. Langer(1)
I paint objects as I think them, not as I see them.
- Pablo Picasso(2)
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG
Cách đây một thời gian có hai phóng viên báo Sông Hương đến gặp tôi, đó là hai người Huế. Vì thế tôi có ngay những tình cảm rất đẹp, tình đồng hương. Thứ nữa, tôi thầm nghĩ: Chắc là hai phóng viên này muốn trao đổi với mình về đề tài vô thức đây! Và quả thực như thế.
YẾN THANH
Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo viết ngày 28/8/1945 tại 48 Hàng Ngang và đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một văn bản chính trị quan trọng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
NGUYỄN THÁI HOÀNG
Đi từ triết học đến văn học, quan niệm về hiện tồn phi lí trở thành cảm thức phổ biến của con người hiện đại trước tình thế tồn tại chông chênh, mù mờ bất khả giải.
PHẠM PHÚ PHONG
Nhìn lại đội ngũ những người viết phê bình văn học trong cả nước ngày càng thưa vắng, thì ở các địa phương miền Trung càng thưa vắng hơn, đến mức có khi không tìm đâu ra chân dung một nhà phê bình thực thụ, đằng sau các bài điểm sách, đọc sách trên các báo.
NGUYỄN ĐĂNG MẠNH
Hiện nay trong giới văn học đang diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi (chỉ được phản ánh phần nào trên báo chí). Những cuộc tranh luận này càng sáp vào việc chuẩn bị cho Đại hội Nhà văn lần thứ 4, càng trở nên gay gắt hơn và người ta càng thấy rõ hơn những gì ẩn đằng sau những ý kiến đối lập.
LỮ PHƯƠNG
Khi theo dõi những cuộc thảo luận về mối tương quan giữa chính trị và văn nghệ trên báo chí nước ta sau thời kỳ "cửa đã mở", tôi gặp một bài đáng chú ý đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 7, 1988 ký tên Lê Xuân Vũ: Quan hệ giữa văn nghệ và chính trị không phải là quan hệ giữa hai "bá quyền" trong xã hội.
LẠI NGUYÊN ÂN
Tạp chí Cộng sản, số 11-1988 có đăng bài “Quan hệ văn nghệ và chính trị không phải là quan hệ giữa hai "bá quyền" trong xã hội” của Lê Xuân Vũ.
PHẠM TẤN XUÂN CAO
Trong một dạng thức của lời nói, các đối tượng không có màu sắc.
Wittgenstein[1]
NGUYỄN THỊ TỊNH THY
1. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, nhà văn Trần Duy Phiên đã sáng tác nhiều tác phẩm mang đậm tư tưởng sinh thái mà tiêu biểu là bộ ba truyện ngắn viết về côn trùng Kiến và người (KVN), Mối và người (MVN), Nhện và người (NVN).
TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG
Khảo sát không gian Truyện Kiều, các nhà nghiên cứu đã khảo sát các không gian nhà chứa, tu hành, không gian họ Hoạn danh gia(1)... cũng như các tính chất, đặc điểm của các không gian trong tác phẩm như không gian lưu lạc, không gian giam hãm, không gian tha hương(2)... Điều này có nghĩa là các không gian được khảo sát là các không gian hiện thực, có thể quan sát được bằng giác quan.
LÊ QUANG THÁI
Suy niệm ấy được viết bằng chữ Hán, khắc lên bia đá đầu tiên đề danh tiến sĩ của nước Đại Việt và được dựng lập ở khuôn viên nhà Thái học thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ năm Giáp Thìn, 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ 15. Một sự dụng tâm về mặt lịch học và pháp số lung linh như đã hiển hiện long ẩn có giá trị biểu trưng.
ĐÌNH VĂN TUẤN
Theo truyền thuyết và sử sách, thủy tổ người Việt Nam là Lạc Long Quân, có tên húy là Sùng Lãm, là con trai của Kinh Dương Vương và Long nữ (con gái của Động Đình Quân).
NGUYỄN THÀNH TRUNG
Tóm tắt: Nhà báo – nhà văn Dương Thị Xuân Quý sinh ngày 19 tháng 4 năm 1941, hy sinh ngày 8 tháng 3 năm 1969. Bà nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1968.
PHAN NGỌC
Giàu (,) ba bữa, khó (,) hai niêu,
Yên phận (,) thì hơn hết mọi điều
Khát, uống chè mai: hơi (,) ngọt ngọt;
Sốt, kề hiên nguyệt: gió (,) hiu hiu.
Giang sơn tám bức, là tranh vẽ;
Phong cảnh tứ mùa, ấy gấm thêu
Thong thả: hôm (,) khuya nằm, sớm thức,
Muôn vàn đã đội đức trời Nghiêu.
HOÀNG NGỌC HIẾN
(Nhân đọc mấy truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp)
LGT: Cuộc thi viết cảm nhận tác phẩm văn học Hàn Quốc (lần thứ IX - năm 2014) do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Dịch thuật văn học Hàn Quốc tổ chức. Cô sinh viên năm thứ tư Hồ Tiểu Ngọc được khoa Ngữ văn, trường Đại học khoa học, Đại học Huế cử tham gia, đã vinh dự nhận giải Nhì qua bài phê bình tập truyện ngắn Điều gì xảy ra, ai biết… của nhà văn Hàn Quốc Kim Young Ha, dịch giả Hiền Nguyễn.
BBT Sông Hương vui mừng giới thiệu đến bạn đọc bài viết đạt giải cao này.