Thi trung hữu quỷ

16:21 04/09/2008
NGUYỄN QUANG HÀHình như trong máu của người Việt đều có một chút máu thi nhân. Cho nên thấy ai cũng mê thơ cả. Chả thế mà tít mãi vùng hẻo lánh, các bà mẹ ru con bằng Kiều, bằng ca dao. Lời ru giống như một sự ngẫu hứng, cứ thế tự trào ra từ tâm hồn mình.

Sống trong cái không gian thơ mênh mông ấy, nên mỗi lần cầm bút muốn làm thơ là sợ, một sự choáng ngợp cứ trùm lên đầu mình. Thơ của các bậc tiền nhân, của các anh tài thời nay quả thật là một nỗi kinh hoàng, là một thử thách nghiệt ngã đối với người cầm bút, nhất là đối với người làm thơ.
Hình như không có ngóc ngách nào là thơ không tới.
Từ nỗi đau quằn quại trong tình yêu:
                        "Người đi, một nửa hồn tôi mất
                         Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ".
Đến một triết lý sống:
                        Thớt có tanh tao ruồi đỗ đến
                        Gang không mật mỡ kiến bò đi".
Và rồi đến cả vận nước, một điều thật cao sang, xa vời, mênh mông, thế mà chỉ một câu thơ đã khái quát được tất cả:
                       "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".
Từng mảng thơ nhỏ thì nhiều người đã làm. Nhưng cái nhìn tổng quát lớn chưa có. Nếu tổng quát mọi nền thơ trên thế gian này, chắc chắn thơ sẽ là một cuốn đại từ điển khổng lồ về cuộc đời này.
Chữ "quỷ" là một danh từ chỉ một con vật không có thật trong đời. Song chữ quỷ được dùng với nhiều nghĩa. Ví như "quỷ quái", "quỷ quyệt" chỉ sự tàn ác, nham hiểm. "Quỷ thật" lại là một lời khen chỉ sự tuyệt vời, kể cả chỉ sự tột đỉnh. Với nghĩa này, chữ "quỷ" trong thơ giống như chỉ cái thần thái trong thơ vậy.
Đọc thơ cho bạn nghe, câu nào được bạn vỗ đùi thốt lên: "quỷ thật", ấy là một lời khen tuyệt vời.
Sông Hương ở Huế là một dòng sông được nhiều người ca ngợi, mỗi cách nhìn là một phát hiện đầy sắc sảo. Và đều rất thơ.
Đây là cách nhìn của Nguyễn Bính:
                        "Con sông không rộng mà dài
                         Con đò không chở những người chính chuyên"
Thu Bồn thì lại bâng khuâng:
                        "Con sông dùng dằng, con sông không chảy
                         Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu".
Nếu nói thơ viết về sông Hương, không thể không nhắc đến Cao Bá Quát. Một con người cao đạo, ngang tàng, đã tuốt gươm đâm vào cái xã hội đang băng hoại, mất hết nhân tâm. Ông đã tả sông Hương vào một buổi sáng bằng một câu thơ như chí khí ông vậy:
                        "Trường Giang như kiếm lập thanh thiên"
Dịch nghĩa là sông Hương như kiếm dựng trời xanh. Có người dịch là "dựng giữa trời xanh" đã hay, nhưng dịch là "dựng trời xanh" thì càng tuyệt diệu.
Đọc thơ thấy người là vậy.
"Thi trung hữu quỷ" cũng là vậy.
Những câu thơ đọc lên cứ giật mình thon thót, bởi vì nó hay quá. Nó "quỷ quá". Với những chàng trai biết chữ, có đọc, có lẽ không ai không thuộc câu thơ này của Nguyễn Bính:
                        "Chao ôi ba bốn tao ân ái
                         Cũng đủ tan tành một kiếp trai"
Có nhiều cuộc anh em ngồi với nhau, xung quanh chuyện thơ, đều nhất trí với nhau nhận định này: nhà thơ thì nhiều mà thi sĩ thì ít quá. Như thế quả là điều thật may. Bởi đền thơ thiêng liêng lắm. Xưa các cụ đốt trầm lên rồi mới đọc thơ. Đủ biết các cụ ngưỡng vọng thơ biết nhường nào. Có lẽ nên nói một câu với những người cầm bút làm thơ bây giờ là: "Xin đừng đùa với thơ".
Thơ tình thời nay đang lâm vào cảnh khủng hoảng. Làm thì dễ mà hay thì khó. Xưa, đâu phải các cụ không làm thơ khoả thân.
Cụ Nguyễn Du viết:
                        "Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
                         Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên".
Đó là một bức tranh toàn cảnh. Hay tột đỉnh. Đọc xong ai cũng nhớ.
Hồ Xuân Hương tả cô gái ngủ ngày:
                        "Yếm đào trễ xuống dưới nương ong
                        Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
                        Một lạch đào nguyên suối chửa thông".
Mỗi chữ đều rất thật mà sáng ngời. Người đọc không cảm thấy có gì là "tục", là "dâm" cả. Dù "toà thiên nhiên" cứ lồ lộ, không hề che đậy một chút nào.
Đến như cụ Hồ cũng có một câu thơ tình ái, không là người sâu sắc, cảm thông, từng trải không thể có được câu thơ nặng tình đến thế này:
                        "Anh ở trong song sắt
                         Em ở ngoài song sắt
                        Gần nhau trong tấc gang
                        Mà biển trời cách mặt".
Bốn chữ "biển trời cách mặt" quả là chữ thần. Đọc lên hiểu hết, hiểu tận cùng nỗi đau của người vợ tù đi thăm chồng, có thể tay cầm tay, mặt chạm mặt mà vẫn cứ vời vợi nghìn trùng.
Trong thơ trữ tình không thể không nhắc tới Nguyễn Công Trứ. Cụ viết sát sạt:
                        "Giang sơn một gánh giữa đồng
                         Thuyền quyên ư hử anh hùng nhớ chăng?"
Đâu phải các cụ "hoa hoè, hoa sói", mà hết sức cụ thể, cụ thể trong miêu tả, cụ thể cả trong tâm trạng. Những câu thơ mãi mãi là của muôn đời.
Bây giờ các nhà thơ trẻ của chúng ta cũng làm thơ tình. Nhiều người làm rất hay. Có bốn câu thơ viết ngay về sự tan vỡ trong tình yêu:
                        "Bây giờ trăng xẻ làm hai
                         Phần em em muốn tặng ai thì tuỳ
                        Phần anh anh cất nó đi
                        Để đem ra ngắm những gì đôi ta".
Một nỗi đau thật thấm thía.
Thiên chức của nhà thơ là rất thiêng liêng. Không ai nhạy cảm bằng các nhà thơ. Đúng như Inrasara, một nhà thơ người Chăm viết:
                        "Không có ai
                        trái tim dễ cháy hơn tim chúng ta
                        phía khổ đau linh thánh.
Sự nhạy cảm ấy, sự thấy ấy có lẽ cũng nên nhớ lời khuyên rất có ích này: "Viết cái gì? Viết cho ai?" để mãi mãi giữ linh thiêng cho chốn đền thơ của chúng ta. Đừng để con cháu chúng ta nguyền rủa những câu thơ "mất nết" của chúng ta bây giờ.
N.Q.H
(nguồn: TCSH số 164 - 10 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ QUANG THÁIVăn khảo luận ít khi viết năm Mão như văn nói thông thường, chỉ vì chưa định rõ năm nào trong các năm: Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, Tân Mão, Quý Mão. Cho nên, không thể dịch ra tiếng Anh: “Year of the cat” một cách vô tư lự được. Viết quảng cáo lớn chữ “Xuân Tân Mão, 2011” mà lại dịch một cách tùy tiện như trên hẳn là chưa ổn.

  • NGUYỄN DƯ…Bốn cột lang, nha cắm để chồng/ Ả thì đánh cái, ả còn ngong/ Tế hậu thổ khom khom cật,/ Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng/ Tám bức quần hồng bay phới phới,/ Hai hàng chân ngọc đứng song song./ Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,/ Cột nhổ đem về để lỗ không.                                 (Cây đánh đu, Hồng Đức quốc âm thi tập)…

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGTôi mới đọc Xuân Quỳnh gần đây: với tôi, thơ chị ở quá xa. Nhưng càng đọc càng gần lại. Vì chị thường nói về thời gian: Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế/ Chỉ em là đã khác với em xưa

  • LƯƠNG ANMiên Thẩm là một nhà thơ hoàng tộc có tiếng giữa thế kỷ 19. Qua thơ văn ông, chúng ta gặp một con người, tuy bị giai cấp xuất thân hạn chế rất nhiều, song vẫn biểu hiện một ý thức thương dân và một tinh thần lo lắng cho vận mệnh đất nước vốn không phải phổ biến trong tầng lớp nhà nho - trí thức phong kiến lúc bấy giờ.

  • PHONG LÊGiá Bác không đi Trung Quốc? Hoặc giá Bác không bị bọn Tưởng bắt giam? Hoặc nữa, đã có tập thơ, nhưng năm tháng, chiến tranh, cùng bao nhiêu sự cố khiến cho tập thơ không còn về được Viện bảo tàng cách mạng?

  • L.T.S: Bài viết của Trần Đình Sử về đóng góp của thơ Tố Hữu trong việc phát triển thể tài thơ chính trị và khuynh hướng sử thi trong biểu hiện không phải không có nhiều chỗ phải bàn cãi. Tuy nhiên tạp chí vẫn coi đây là một cách tiếp cận mới để khám phá nguồn thơ phong phú của một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Xin giới thiệu bài tiểu luận này để bạn đọc cùng suy nghĩ trao đổi.

  • ĐÔNG HÀVăn chương bắt nguồn từ cuộc sống. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vậy, mỗi trang viết của anh là một sự khởi nguyên rất chân thật. Không thiên về lối miêu tả nhưng bằng cặp mắt tinh tế sắc sảo của mình, Hoàng Phủ đã “nói” về cuộc sống từ những tinh chất của thiên nhiên và con người Huế đọng lại dưới ngòi bút của anh.

  • VÊ-RA CU-TÊ-SƠ-CHI-CÔ-VAVê-ra Cu-tê-sơ-chi-cô-va là tiến sĩ ngữ văn, giáo sư nghiên cứu ở Học viện Gorki về văn học thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

  • NGUYỄN HOÀN Nhạc Trịnh Công Sơn lâu nay đã “chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả bên ngoài biên giới nữa” (Văn Cao).

  • PHAN NGỌC1- Trong việc nghiên cứu Truyện Kiều, xu hướng xưa nay là đưa ra những nhận xét căn cứ vào cảm thụ thẩm mỹ của mình. Những nhận xét ấy thường là rất tinh tế, hấp dẫn. Nhưng vì quan điểm khảo sát là chỉ phân tích những cảm nghĩ của mình căn cứ đơn thuần vào Truyện Kiều, không áp dụng những thao tác làm việc của khoa học hiện đại, cho nên không tránh khỏi hai nhược điểm:

  • ĐẶNG TIẾNMèo là thành phần của tạo vật, không hệ thuộc loài người, không phải là sở hữu địa phương. Nói Mèo Huế là chuyện vui ngày Tết. Đất Huế, người Huế, tiếng Huế có bản sắc, biết đâu mèo Huế chẳng thừa hưởng ít nhiều phẩm chất của thổ ngơi và gia chủ?

  • TRIỀU NGUYÊNCó nhiều cách phân loại câu đối, thường gặp là ba cách: dựa vào số tiếng và lối đặt câu, dựa vào mục đích sử dụng, và dựa vào phương thức, đặc điểm nghệ thuật. Dựa vào số tiếng và lối đặt câu, câu đối được chia làm ba loại: câu tiểu đối, câu đối thơ, và câu đối phú. Bài viết ngắn này chỉ trình bày một số câu đối thuộc loại câu tiểu đối.

  • KHÁNH PHƯƠNGNăm 2010 khép lại một thập kỷ văn học mang theo những kỳ vọng hơi bị… “lãng mạn”, về biến chuyển và tác phẩm lớn. Nhiều giải thưởng của nhiều cuộc thi kéo dài một vài năm đã có chủ, các giải thưởng thường niên cũng đã… thường như giải thưởng, nhà văn và bạn đọc thân thiết hồ hởi mãn nguyện tái ngộ nhau trên những đầu sách in ra đều đặn… và người thực sự quan tâm đến khía cạnh nghề nghiệp trong đời sống văn chương lại tự hỏi, những sự kiện đang được hoạt náo kia có mang theo trong nó thông tin gì đích thực về thể trạng nghề viết hay không? Nếu có, thì nó là hiện trạng gì? Nếu ngược lại, thì phải tìm và biết những thông tin căn bản ấy ở đâu?

  • MIÊN DIVẫn biết, định nghĩa cái đẹp cũng giống như lấy rổ rá... múc nước. Vì phải qui chiếu từ nhiều yếu tố: góc nhìn, văn hóa, thị hiếu, vùng miền, phong tục... Tiểu luận be bé này xin liều mạng đi tìm cái chung cho tất cả những góc qui chiếu đó.

  • INRASARA1. Điểm lại mười căn bệnh phê bình hôm nay

  • XUÂN NGUYÊNHơn ở đâu hết, thơ mang rất rõ dấu ấn của người làm ra nó. Dấu ấn đó có thể là do kinh nghiệm sống, do lối suy nghĩ… đưa lại. Đứng về mặt nghệ thuật mà nói, dấu ấn trong thơ có thể được tạo nên bởi lối diễn đạt, bởi mức độ vận dụng các truyền thống nghệ thuật của thơ ca.

  • Linda Lê, nhà văn nữ, mẹ Pháp cha Việt, sinh năm 1963 tại Đà Lạt, hiện đang sống tại Paris, viết văn, viết báo bằng tiếng Pháp. Một số tác phẩm của nhà văn đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam như là: Vu khống (Calomnies), Lại chơi với lửa (Autres jeux avec le feu). Chị đã có buổi nói chuyện tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế vào ngày 15.10.2010 vừa rồi. Sau khi trao đổi về bản dịch, chị đã đồng ý cho phép đăng nguyên văn bài nói chuyện này ở Tạp chí Sông Hương theo như gợi ý của dịch giả Lê Đức Quang.

  • LÊ TIẾN DŨNGKhi nói đến thơ một vùng đất, thường người ta vẫn chú ý nhiều đến những vấn đề như tác phẩm, thể loại, đội ngũ… nghĩa là tất cả những gì tạo nên phong trào thơ của một vùng.

  • LẠI NGUYÊN ÂN(Trích đăng một phần tiểu luận)