Thế giới cỏ dại trong văn thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường

09:12 24/04/2009
LÊ THỊ HƯỜNGDẫu mượn hình thức của thể kí, dẫu tìm đến vần điệu của thơ, điểm nhất quán trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cái tôi say đắm thiên nhiên. Đằng sau những tài hoa câu chữ là một cái tôi đa cảm - quá chừng là đa cảm - luôn dành cho cỏ dại những tình cảm lớn lao.  

1. Từ những trang kí nặng trĩu trầm tư...

Ai đó đã nói: trong giọt nước có cả vũ trụ. Cái li ti của ngọn cỏ, giọt sương qua cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường dường như có sự chuyển đổi thú vị từ vi mô đến vĩ mô. Theo nhà văn, qua cây cỏ “con người có thể từ ngôi nhà nhỏ của mình bước vào ngôi nhà lớn của vũ trụ” (Tính cách Huế).

Trong thế giới nghệ thuật đa sắc màu của Hoàng Phủ Ngọc Tường, cỏ được nâng lên thành một triết lí sống, biểu hiện cái tâm trong trẻo của nhà văn trước những biến động lịch sử và cả những bề bộn đời thường. Miêu tả một loài cỏ lạ - “Những cây cỏ mảnh khảnh thân chỉ bằng cây tăm, với vài ba nhánh lơ thơ giống lá rong, trên đầu mỗi cây nở một bông hoa giống như hoa tigôn, và tất cả hoa đều đỏ một màu máu tươi”- Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm một cuộc đối thoại với những sinh thể li ti mà ngồn ngộn sức sống này. Dường như nhà văn lắng nghe, cảm nhận đến từng vi mạch của loài hoa cỏ nội.

Lời của nhà văn: “Hỡi những bông hoa nhỏ, Hãy cho ta biết, ngươi ước vọng điều gì trong cuộc sống vô ưu của người?”.

Lời của cỏ “Chỉ cần một ngày nắng đẹp để nở hoa, thế thôi. Tôi có một trái tim hồng ngọc chỉ để sống và chết một lần với trái tim của tôi” (Sử thi buồn).

Mẫu đối thoại đầy chất độc thoại, như mở lòng, như bậc hiền triết xưa bộc bạch cái tâm minh triết giữa đất trời cây cỏ. Phải chăng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đạt tới Tâm Thiền để nghe tiếng thì thầm của nội cỏ trong trạng thái giao cảm kì diệu với vạn vật. Trái tim của loài cỏ dại  cũng chính là trái tim hồng ngọc với một chữ tâm sáng run rẩy hoài trong lồng ngực của một nhà văn đau đáu với quá khứ, hết mình với hiện tại và nhiều ước vọng ở tương lai.

Hoàng Phủ Ngọc Tường cho ta nhận ra một điều giản dị, nhưng là cái giản dị sau một quá trình chiêm nghiệm. Trong cảm nhận của nhà văn, loài hoa cỏ nhỏ nhoi, mỏng manh  mà chứa bao điều bí mật. Dường như Hoàng Phủ Ngọc Tường trầm ngâm nhìn sâu vào cõi đằng sau cây cỏ để bật thốt lên câu hỏi chỉ có ở những con người luôn trăn trở về lẽ đời: “Cây chỉ nở một lần hoa rồi chết. Mỗi cây chỉ dính vào mặt đá bằng ba mẩu rễ li ti, không biết nó tự nuôi sống bằng cách nào để nở ra một đóa hoa cao sang đến thế”. Loài cỏ đá sống hết mình trong những trang văn của Hoàng Phủ gợi nhớ đến một loài chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót bằng trái tim nồng nàn dâng hiến - tiếng chim hót trong bụi mận gai. Lại muốn dẫn lời của chính nhà văn: “Ôi khát vọng của cuộc đời sao mà gay gắt” (Sử thi buồn).

Cỏ trong tác phẩm Hoàng Phủ Ngọc Tường còn là khát vọng hòa nhập với tự nhiên. Như bản năng của một đứa trẻ ôm bầu vú mẹ, Hoàng Phủ đã thể hiện thật tinh tế cơn khát cháy lòng hòa nhập với vũ trụ. Phải khát đến cháy lòng (Tâm), phải quan sát thật tỉ mỉ (Trí), phải biết chọn những con chữ thật sống, thật có hồn (Tài) nhà văn mới biến rêu, cỏ, sương, và... tôi, thành một cơn mê cuồng hòa nhập: “Những đám rêu mỗi lúc một dày hơn, và rồi hiện ra những chấm bụi nước li ti trên những cọng bông rêu nhỏ như sợi tóc... Tôi uống cạn vũng nước ấy bằng hơi thở đắm đuối của một chiếc hôn; xong nằm phủ phục giữa lòng con suối khô, giống như một con tắc kè uống sương, thè lưỡi đón những giọt nước tái sinh như sữa mẹ” (Sử thi buồn).

Chẳng phải tình cờ, cỏ trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn là một chốn hằng cửu. Ở đó, trong miền kí ức còn tươi rói của nhà văn, có một khoảnh khắc trở thành bất tử, Ngô Kha đã “nằm úp mặt xuống cỏ với một vết đạn hồng sau gáy” (Sử thi buồn). Theo quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc Tường “người ta không nên dính líu quá nhiều đến quá khứ nhưng người ta cũng khó lòng đoạn tuyệt với quá khứ. Với anh “quá khứ là những gì thân thuộc nhất của tâm hồn ,... là tài sản quý báu còn lại sau cùng của đời người, mãi mãi không thay đổi” (Trịnh Công Sơn và cây đàn lia của hoàng tử bé). Trong miền quá khứ “mãi mãi không thay đổi ấy” của anh, bóng dáng những Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Ngô Kha, những nghệ sĩ trí thức đầy tâm huyết lại hiện ra cùng với cỏ. Lạ lùng thay, nhớ về quá khứ bộn bề khói lửa chiến tranh, trong miền nhớ của Hoàng Phủ lại là “một con đường ven sông có thảm cỏ dày, và hương cỏ đêm khuya thơm lạ lùng làm người ta nghĩ đến một nỗi bình yên nào đó không có ở đời”. Hương cỏ đêm. Một khoảnh khắc bình yên của chiến tranh. Một cõi an nhiên hiếm hoi của những “gã lang thang” đã  chọn cho mình một con đường đầy sóng gió. Trong vùng kí ức dành riêng cho những người bạn, lại có một khoảnh khắc trở thành thiên thu: “Khi Đỗ ngủ say, Ngô Kha đi nhặt đâu đó những cánh hoa phượng vĩ hồng, đem rải quanh người anh, để khi anh ngủ dậy, còn lại dấu vết một hình người trên mặt cỏ”. Và mãi mãi, hằn in trong tâm trí Hoàng Phủ khi nghĩ về Đỗ, vẫn hiện ra “một hình người vẽ bằng nét hoa nằm im trên cỏ” (Căn nhà của những gã lang thang). Cỏ hoa đồng nội gần gũi với con người đến thế.

Đôi lúc thật bất ngờ Hoàng Phủ đưa ra những triết lí về cỏ thật tự nhiên. Theo anh cây cỏ là tiếng nói của tâm linh. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thấu thị được ngôn ngữ của tâm linh ấy. Viết về loài bông cỏ - hoa ngũ sắc của mọi tuổi thơ - ở vùng Mỹ Thủy chỉ nở toàn hoa đỏ thắm, Hoàng Phủ Ngọc Tường làm người đọc bất ngờ với cách giải thích của anh: “Hoa là trí nhớ của đất, và đất này thì tưới nhiều máu, nên cây cỏ hoa màu đỏ. Có nhiều điều quan trọng của mảnh đất này mà con người đã quên đi cây cỏ nhắc lại” (Bông ngũ sắc). Mẫu nhàn đàm cho thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường chẳng bao giờ nhàn khi ngắm nhìn một bông cỏ dại. Chợt nhớ một vần thơ về cỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết từ thuở xa xưa, khi bước chân anh còn rong ruổi mọi miền đất nước:
                        Anh hái cho em bông hoa cỏ ở Lạng Sơn
                        Không có gì lạ đâu, chỉ là một ngọn cỏ không tên
                        Nhưng không đâu nơi này
                                                anh đăm đăm nhìn mặt đất
                        Vì ở đấy tự nghìn năm cỏ hoa đã định hình tổ quốc.
                                                            (Ngọn cỏ làm chứng)
Trong mẫu kí Chế ngự cát, những trang viết về cát và cỏ của Hoàng Phủ giàu chất sử thi . Sức người. Sức cỏ. Để làm một con đê cát, người dân Hải Lăng đã phải gánh khoảng 11 triệu gánh cát trên đôi vai của mình. “Cát bay: lấy cỏ trồng lên mặt đê... Đê đắp đến đâu, trồng cỏ đến đấy:. Có những giọt máu đã đổ trên đê cát. Vậy mà niềm tin cứ lấp lánh đầu ngọn bút của nhà văn. Và bất chợt cỏ lại xuất hiện- “Cả một vùng cát mênh mông ven biển dậy lên trong sắc đẹp của cỏ hoa đồng nội”. Ở đâu, lúc nào Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng nghe được tiếng nói thầm thì của nội cỏ.

Cỏ trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường còn là không gian văn hóa. Nhà văn đã viết nhiều, viết hay về văn hóa vườn ở Huế (Hoa trái quanh tôi, Thành phố và chim, Những người trồng hoa, Lan Huyền Không...) nhưng vẫn không quên dành những trang văn nồng ấm về một Miền cỏ thơm hay Bản di chúc cỏ lau. Sống trong miền cỏ thơm ấy, liệu có mấy ai nhận ra hết vẻ đẹp thơ mộng của cỏ, như cảm xúc của nhà văn: “Nhiều lần thức giấc trong mùi hương rạo rực của ban đêm, tôi chợt phát hiện ra rằng Huế là một thành phố được dành cho cỏ... Mùa xuân về, mặt đất công viên sáng bừng lên bởi ngàn vạn bông cỏ tím, mỗi bông cỏ lại ngậm trong lòng một hạt sương mai, khiến vào buổi sáng, cỏ ở ven sông Hương lấp lánh như những hạt ngọc...” (Miền cỏ thơm).            

Trong những năm tháng chiến tranh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhập cuộc như một nhà văn- chiến sĩ. Năm tháng qua, sau những miệt mài rong ruổi, anh đã nhiều lần chạm mặt vào cỏ, hít thở cái mùi hăng nồng lẫn ngọt ngào của cỏ để ngẫm bao nhiêu điều về cuộc đời- hạnh phúc lẫn khổ đau, trần trụi và huyền hoặc, tin yêu lẫn man trá, vĩnh hằng hay phù du... Những trầm tư ấy có lúc Hoàng Phủ nghiệm ra từ cỏ, một loài cây bình dị, không tên, bám riết vào nhựa đất, xanh đến nao lòng.

2. ... Đến những vần thơ trữ tình triết lí

Bên cạnh những trang tùy bút đầy chất thơ, cõi thơ của người thi sĩ  rất Huế này cũng là một vũ trụ thu nhỏ với hình ảnh đồi cỏ thơm, trời mây khói, thiên hà, miền cỏ gai, ngàn thông, châu chấu và chim sẻ... Trong thế giới nghệ thuật đó, cỏ trở thành ẩn dụ cho triết lí vô thường. Dường như sau những dấn thân, nhập cuộc hoặc những bước chân phiêu bạt, những phút lãng du, cái tôi trữ tình trong thơ anh lại khao khát tìm về. Dường như nhà thơ rẽ cỏ dại, rẽ thiên nhiên hoang sơ mà bước ra cõi đời này: “Chim hỏi tôi: người từ đâu đến?/ Thưa chim rằng: tôi từ cỏ sinh ra” (Tôi biết nơi kia có một chỗ ngồi). Để rồi người thi sĩ của thiên nhiên lại tìm về ngôi nhà thiên nhiên của mình. Về với mây ngàn cỏ dại, Về chơi với cỏ, về với Cỏ, chim sẻ và châu chấu... Cỏ dại trở thành chiếc cầu nối tương giao giữa thiên nhiên và thế giới nội tâm. Tôi và cỏ, hữu ngôn và vô ngôn, nhất thời và hằng cửu:
                        Có nhiều khi tôi quá buồn
                        Tôi ước mong quanh chỗ tôi ngồi
                        Mọc lên thật nhiều cây cỏ
                        Cây xấu hổ đau gì mà rủ lá
                        Tôi gập người trên bóng tôi.
                                                (Cỏ, chim sẻ và châu chấu)
Hoàng Phủ Ngọc Tường hay thổ lộ nỗi buồn trong thơ. Có lúc anh nói tới một nỗi buồn thật đến xót lòng. Thật, bởi anh không làm dáng, không ồn ào câu chữ. Vâng, đã có lúc chúng ta làm dáng bằng niềm vui, cũng có lúc chúng ta làm dáng bằng nỗi buồn. Thật như cỏ, hồn nhiên như cỏ, cái tôi trữ tình trong thơ Hoàng Phủ đã đạt đến vị thiền. Đó là những lúc cỏ dại và tôi cùng hiện hữu như một nhất thể của vũ trụ bao la. Cỏ, thiên nhiên, con người hòa nhập làm một trong trạng thái hòa điệu nguyên thủy:
                        Không còn nghe ai nói cười
                        Tôi còn ngồi chi đây một mình
                        Cắn móng tay từng kí ức mong manh
                        Giống như con châu chấu nọ
                        Gặm hoài lá cỏ xanh...
                                                (Cỏ, chim sẻ và châu chấu)
Thiên nhiên trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là phiên bản tâm hồn anh. Hương cỏ, chim trời- cỏ dại, miền cỏ gai, ngọn đồi cỏ may... trong thơ anh không chỉ là biểu tượng của thiên nhiên thuần khiết mà còn lấp lánh chất nhân văn của một triết lí sống. Cái tôi có lúc thoát hẳn sự ràng buộc của bản thể để tan lẫn vào cỏ dại hoa ngàn:
                        Tôi trở về tìm trong hương cỏ
                        Dịu dàng một chút bình yên
                        Tôi biết nơi kia có một chỗ ngồi
                        Đã lâu lắm tôi chưa trở lại
                        Chắc bây giờ, chim trời- cỏ dại
                                                            (Tôi biết nơi kia có một chỗ ngồi)
Cỏ trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường còn là biểu tượng cho cái đẹp. Con người hòa vào cỏ, tìm về cỏ cũng là khoảnh khắc tìm đến cái đẹp. Có cảm giác nhà thơ luôn dọn mình trong động thái về chơi với cỏ. Dịu dàng. lãng đãng... “Tôi trở về tìm trong hương cỏ/ Dịu dàng một chút bình yên”; “Cảm ơn người trái đào tiên/ Tôi về lãng đãng nơi miền cỏ gai”.
                        Thưa rằng người đã quên tôi
                        Tôi về chơi với ngọn đồi cỏ may
                        Một đường hoang một dấu giày
                        Một người ngồi một tháng ngày bóng nghiêng.
                                                            (Về chơi với cỏ)
Không phải ngẫu nhiên điệp khúc “trở về” cứ vang lên trong thơ Hoàng Phủ như một nỗi niềm. Phải đạt tới tâm thiền mới xóa bỏ mọi ràng rịt của ham muốn, đưa tâm hồn hòa nhập với vũ trụ vô cùng như thế. Phải chăng giữa cỏ hoa Hoàng Phủ Ngọc Tường mới chính là mình. Giữa Đại ngã ta mới chính là ta. Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường nhuốm vị Thiền, phải chăng là vậy?

3. Đời ta có khi tựa lá cỏ- Ngồi hát ca rất tự do.          

Nếu thử tìm một chiếc chìa khóa để giải mã thế giới nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường, theo tôi, có lẽ đó là một ca từ rất đẹp của Trịnh Công Sơn “Đời ta có khi tựa lá cỏ- ngồi hát ca rất tự do” (Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ghi lại trong mẩu kí Hoa trái quanh tôi)
Cỏ trong văn thơ HPNT đã nối không gian và không gian, nối cõi lòng và cõi đời, nối con người và vũ trụ, nhất thời và vĩnh hằng... Nhỏ nhoi quá là cỏ, lớn lao quá cũng là cỏ. Ngôn ngữ cỏ hoa. Triết- lí -đời- người...

L.T.H

(202/12-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG NGỌC HIẾN(Trích đăng Lời giới thiệu “Tuyển tập Minh triết phương Đông - Triết học phương Tây” của Hoàng Ngọc Hiến)

  • NGUYỄN GIA NÙNGCả cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Cao Bá Quát là một chuỗi dài những bi kịch của cuộc tìm kiếm không ngừng, không nghỉ về lẽ sống ở đời, về vai trò của văn thơ nói riêng, về kẻ sĩ nói chung. "Mình là ai?" "Mình có thể làm được gì? Làm thế nào để có thể tự khẳng định mình và có thể giúp ích được cho đời?" Có thể nói những câu hỏi ấy luôn trăn trở, dằn vặt trong con người Cao Bá Quát từ khi tự ý thức được tài năng của mình cho đến lúc từ giã cõi đời mà vẫn chưa tìm được lời giải đáp trong một chế độ đầy rẫy bất công, phi lý mà mọi con đường để thoát ra, với ông, đều mờ mịt và chính ông, dù đã cố công tìm, bế tắc vẫn hoàn toàn bế tắc.

  • THẠCH QUỲBài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được tuyển chọn để giảng dạy ở trường phổ thông vài chục năm nay. Đó cũng là bài thơ xuất sắc được bạn đọc cả nước yêu mến. Tuy vậy, cho đến hôm nay, cái hình ảnh “Mặt chữ điền” đầy sức quyến rũ và ám ảnh ấy vẫn chưa được nhận chân, nhận diện một cách chính xác.

  • HỒ THẾ HÀNhư một quy luật hiển nhiên, có sáng tác văn học thì sớm muộn gì cũng có phê bình văn học và lý luận văn học, càng về sau, có thêm các phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học - với tư cách là trường phái, trào lưu nối tiếp nhau nhằm tiếp cận và giải mã tác phẩm ngày một đa dạng, tối ưu, hiện đại để không ngừng làm đầy những giá trị và ý nghĩa chỉnh thể của tác phẩm văn học.

  • PHONG LÊTrong văn học Việt Nam, trước trào lưu hiện thực, hình ảnh người trí thức đã có mặt trong khuynh hướng lãng mạn của Tự lực văn đoàn. Đó là các nhân vật trong vai điền chủ, luật sư, quan lại - có vốn tri thức và có chút băn khoăn, muốn nhìn xuống nỗi khổ của những người dân quê, và mong thực hiện một ít cải cách cho đời sống họ đỡ tối tăm và đỡ khổ.

  • MÃ GIANG LÂNCách nhân bản thơ, xuất bản thơ bằng "công nghệ sạch" của loài người có từ ngày xửa ngày xưa dưới hình thức ngâm thơ và đọc thơ. Người Việt chúng ta ngâm thơ là truyền thống. Tiếng Việt nhiều thanh, giàu tính nhạc, giọng ngâm có sức vang, sức truyền cảm.

  • TRIỀU NGUYÊN1. Chương trình Văn học lớp 11, chỉnh lí năm 2000, phần tác giả Cao Bá Quát, bài Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ của ông đô sát họ Bùi, giảng một tiết, được thay bằng bài Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây). Cả sách học sinh và sách giáo viên đều không có chú thích gì về "hành", ngoài cách chuyển y khi dịch sang tiếng Việt như vừa ghi.

  • ĐIỀN THANHAndy Warhol nổi tiếng là người đùa rỡn với chuyện danh tiếng, nhưng niềm say mê của ông với sinh hoạt hiện đại có hàm chứa một không gian tối xám hơn nhiều. Đó là việc ông bị ám ảnh bởi cái chết, điểm này cho mỗi chúng ta biết nhiều nhất về tinh thần của thời đại ngày nay…

  • ĐINH VŨ THUỲ TRANGThời Đường là thời đại cực thịnh của dân tộc Trung Hoa về mọi mặt, trong đó có thơ ca. Câu nói này có vẻ sáo mòn nhưng không thể không nhắc đến khi nhìn vào những trang sử vàng son ấy. Chúng ta biết đến ba nhà thơ lớn đời Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... Nhưng phải nói rằng, chỉ đọc thơ của họ thì chưa thấy hết được cái hay của thơ Đường. Bởi lẽ, các nhà thơ tuy cùng khuôn luật, cùng chủ đề... nhưng mỗi người đều riêng khác nhau.

  • LÝ HOÀI THUSự vận động và phát triển của một giai đoạn văn học luôn diễn ra song hành cùng sự vận động và phát triển của các loại thể văn học. Nói một cách khác: sức sống của một giai đoạn văn học được biểu hiện rõ rệt nhất qua diện mạo thể loại. Chính vì vậy, thể loại vừa là sự "phản ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững của văn học" (1) vừa là sự hồi sinh và đổi mới liên tục qua mỗi chặng đường phát triển.

  • INRASARA (Tiếp theo Sông Hương số 245 tháng 7-2009)

  • HÀ VĂN THỊNH Những cái tên - có lẽ không giản đơn như cách nói của người Nga - " Người ta gọi tôi là...”  Ở đây, lớp vỏ của ngôn từ chỉ diễn tả một khái niệm mù mờ nhất của một lượng thông tin ít nhất.Trong khi đó, có bao giờ ta nghĩ rằng một cái tên, không ít khi hàm chứa thật nhiều điều - thậm chí nó cho phép người khác biết khá rõ về tính cách, khả năng và ngay cả một phần của số phận của kiếp người?

  • HÀ VĂN LƯỠNG1. Ivan Bunhin (1870-1953) là một nhà văn xuôi Nga nổi tiếng của thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông trải qua những bước thăng trầm gắn với nhiều biến động dữ dội mang tính chất thời đại của nước Nga vào những năm cuối thế kỷ XIX và mấy chục năm đầu thế kỷ XX.

  • LÊ THÀNH NGHỊCâu hỏi “ta là ai?”, “ta vì ai” nổi tiếng của Chế Lan Viên tưởng đã tìm ra câu trả lời có chứa hạt nhân hợp lý của thời đại trong thơ chống Mỹ đã không còn đủ sức ôm chứa trong thời kì mới, khi nhu cầu xã hội và cá nhân đã làm thức tỉnh cái tôi trữ tình của người làm thơ. Nhu cầu xã hội thường là những gì bức thiết nhất của thực tại, do thực tại yêu cầu. Chẳng hạn, thời chống Mỹ đó là độc lập tự do của dân tộc. Tất cả những hoạt động tinh thần, trong đó có sáng tác thơ văn, nếu nằm ngoài “sự bức thiết thường nhật” này không phù hợp, không được đón nhận... và vì thế không thể phát triển. Kể từ sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986, với chủ trương đổi mới, trong xã hội ta, nhu cầu bức thiết nhất, theo chúng tôi là khát vọng dân chủ.

  • LÝ TOÀN THẮNG“Văn xuôi về một vùng thơ” là một thể nghiệm thành công của Chế Lan Viên trong “Ánh sáng và phù sa”, về lối thơ tự do, mở rộng từ thấp lên cao - từ đơn vị cấu thành nhỏ nhất là Bước thơ, đến Câu thơ, rồi Đoạn thơ, và cuối cùng là cả Bài thơ.

  • INRASARA1. Đó là thế hệ thơ có một định phận kì lạ. Người ta vội đặt cho nó cái tên: thế hệ gạch nối, thế hệ đệm. Và bao nhiêu hạn từ phái sinh nhợt nhạt khác.Đất nước mở cửa, đổi mới, khi văn nghệ được cởi trói, nhà thơ thế hệ mới làm gì để khởi sự cuộc viết? Cụ thể hơn, họ viết thế nào?

  • VÕ VĨNH KHUYẾN Tiểu luận nhằm tìm hiểu thành tựu thơ ca trong khoảng 16 tháng giữa 2 cột mốc lịch sử (19.8.1945 - 19.12.1946). Bởi khi phân chia giai đoạn văn học nói chung (thơ ca nói riêng) trong tiến trình lịch sử văn học, các công trình nghiên cứu, các giáo trình ở bậc Đại học - Cao đẳng và sách giáo khoa trung học phổ thông hiện hành, không đặt vấn đề nghiên cứu thơ ca (cũng như văn học) nói riêng trong thời gian này. Với một tiêu đề chung "Văn học kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954". Đây là nguyên do nhiều sinh viên không biết đến một bộ phận văn học, trong những năm đầu sau cách mạng.

  • HỒ THẾ HÀ1. Diễn đàn thơ được tổ chức trên đất Huế lần này gắn với chương trình hoạt động của lễ hội Festival lần thứ 3, tự nó đã thông tin với chúng ta một nội dung, tính chất và ý nghĩa riêng. Đây thực sự là ngày hội của thơ ca. Đã là ngày hội thì có nhiều người tham gia và tham dự; có diễn giả và thính giả; có nhiều tiếng nói, nhiều tấm lòng, nhiều quan niệm trên tinh thần dân chủ, lấy việc coi trọng cái hay, cái đẹp, cái giá trị của nghệ thuật làm tiêu chí thưởng thức, trao đổi và tranh luận. Chính điều đó sẽ làm cho không khí ngày hội thơ - Festival thơ sẽ đông vui, phong phú, dân chủ và có nhiều hoà âm đồng vọng mang tính học thuật và mỹ học mới mẻ như P.Valéry đã từng nói: Thơ là ngày hội của lý trí (La poésie est une fête de l'intellect).

  • THẠCH QUỲThơ đi với loài người từ thủa hồng hoang đến nay, bỗng dưng ở thời chúng ta nứt nẩy ra một cây hỏi kỳ dị là thơ tồn tại hay không tồn tại? Không phải là sự sống đánh mất thơ mà là sự cùn mòn của 5 giác quan nhận thức, 6 giác quan cảm nhận sự sống đang dần dà đánh mất nó. Như rừng hết cây, như suối cạn nước, hồn người đối diện với sự cạn kiệt của chính nó do đó nó phải đối diện với thơ.

  • NGUYỄN VĨNH NGUYÊNNhững năm gần đây, người ta tranh luận, ồn ào, khua chiêng gõ mõ về việc làm mới văn chương. Nhất là trong thơ. Nhưng cái mới đâu chẳng thấy, chỉ thấy sau những cuộc tranh luận toé lửa rốt cục vẫn là: hãy đợi đấy, lúc nào đó, sẽ... cãi tiếp...