Chưa từng học công nghệ thông tin thế nhưng thầy Phan Hữu Tùng ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại 'mày mò' làm ra phần mềm tặng cho hàng nghìn đồng nghiệp ở khắp mọi miền.
Soạn phần mềm trên vùng… núi
Thầy Tùng nguyên là Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Sơn, một vùng đất miền núi nghèo bậc nhất của thị xã Hương Thủy. Tốt nghiệp cao đẳng, ngành giáo dục tiểu học và nhận công tác quản lý tại Phú Sơn cách nay 12 năm. Tiếng là hiệu trưởng, nhưng mãi đến gần 3 năm sau khi nhận công tác, thầy Tùng mới có được một chiếc máy tính để bàn, và đây cũng là cái máy tính duy nhất của nhà trường.
Có chiếc máy tính như bắt được vàng, tranh thủ lúc rảnh rỗi thầy Tùng lại mày mò các phần mềm trong hệ điều hành windows, trong đó thầy “mê” nhất là phần mềm bảng tính Microsoft Exel.
Năm 2008, sau khi được tham gia một lớp tập huấn ngắn hạn về sử dụng phần mềm Microsoft Exel, thầy Tùng bắt tay vào nghiên cứu sâu về tính ứng dụng của phần mềm này. Không lâu sau đó thầy tìm ra một chuỗi mã, dùng các thuật toán chính trên phần mềm này để “cải tiến” thành phần mềm quản lý điểm và học sinh.
Cụ thể, phần mềm của thầy Tùng sẽ giúp giáo viên thống kê tuổi, chỗ ở, giới tính, học lực, thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo… của từng em học sinh, thay vì làm thủ công rất mất thời gian và bất tiện. Hoặc cứ đến mỗi kỳ thi học kỳ, từng giáo viên các lớp, các khối sau khi chấm điểm phải ngồi viết từng bảng điểm, xếp loại của từng em và nộp lên ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu cũng phải “huy động tập thể” vào sổ một cách thủ công, nhưng nay thì sau khi có điểm thi ban giám hiệu chỉ cần một người đọc điểm, một người vào điểm sau đó phần mềm sẽ tự xếp loại và đánh giá.
Ngoài học lực của từng học sinh, phần mềm cũng sẽ giúp tính bình quân chung có bao nhiêu phần trăm khá, giỏi, yếu, kém; bao nhiêu em lên lớp hay ở lại…
“Việc này đã giúp cho giáo viên tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như đảm bảo đội chính xác tuyệt đối của điểm số và xếp loại học sinh. Và ngay sau khi có kết quả toàn trường mình đưa ngay lên website của nhà trường thì phụ huynh các em đều biết, khỏi phải thông qua sổ liên lạc vốn học sinh dễ dấu bố mẹ”, thầy Tùng chia sẻ.
Năm 2009, sau khi kiểm nghiệm thực tiễn và thấy được tiện ích hỗ trợ được cho đồng nghiệp thầy Tùng quyết định cung cấp miễn phí cho đồng nghiệp trên diễn đàn mạng là Violet.vn và DayhocIntel.net. Từ vài người tải về dùng thử, đến nay hàng trăm người khắp mọi miền đất nước đã sử dụng. Đến nay đã có gần 10.000 lượt truy cập vào phần mềm này.
Riêng tại Hương Thủy đến nay toàn bộ 19 trường tiểu học của thị xã đều sử dụng phần mềm quản lý điểm “free” của thầy Tùng. Còn ở nhiều tỉnh, thành phố khác thì liên tục gọi điện, gửi email cảm ơn và hỏi han, nhờ thầy Tùng tư vấn thêm.
Thậm chí có đồng nghiệp ở Nghệ An còn nhờ tác giả “trường làng” này viết thêm giúp họ “cột” về dân tộc bởi họ đang ở miền núi. Hoặc có giáo viên ở Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM nhờ thầy Tùng viết tiếp, nâng số “cột” lên 45 lớp trong trường, thay vì 35 như bản gốc.
“Mình lại thức đêm để viết giúp họ. Ai làm giáo viên mới hiểu cái sự vất vả, mất thời giờ trong khâu vô điểm, làm thủ công lại dễ sai số. Phần mềm mình viết ra giúp đỡ cho anh chị em đồng nghiệp đỡ mất nhiều thời gian thì tự nhiên thấy lòng cũng ấm”, thầy Tùng cười kể.
Người “nâng tầm” Exel
Không dừng lại ở đó, năm 2011, không lâu sau khi chuyển công tác về làm Hiệu trưởng Trường tiểu học Số 1 Thủy Phù, thầy Tùng làm đồng nghiệp trong tỉnh thán phục, khiến cộng đồng mạng xôn xao khi “tung” sản phẩm công nghệ thông tin miễn phí thứ hai của mình. Đó là phần mềm xử lý số liệu phổ cập THCS.
Thầy Tùng kể “cơ sự” để làm phần mềm phổ cập THCS cũng xuất phát từ vùng đất nghèo Phú Sơn. “Tuy mình làm quản lý trường tiểu học nhưng được xã giao cho công tác thống kê phổ cập THCS. Vậy là mình cùng các đồng nghiệp đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng sau đó về ngồi thâu đêm viết ra giấy. Lại tính tính toán toán, cộng trừ nhân chia từng độ tuổi, bao nhiêu em đi học hoặc bỏ học lớp mấy, chuyển trường hay ở nhà… Ngồi còm lưng làm, lại dễ sai sót. Từ đó mình cố tìm và viết thêm trong phần Exel để cải thiện sự vất vả đó”, tác giả vốn chẳng có tí chuyên môn công nghệ thông tin này cười kể.
Riêng tại Hương Thủy năm 2012, 100% số xã của thị xã được tập huấn sử dụng phần mềm miễn phí của thầy hiệu trưởng tiểu học này. Chưa dừng lại ở đó, năm 2013, thầy Tùng tiếp tục “nâng cấp” phần mềm của mình để ứng dụng cho cấp huyện, cấp tỉnh.
Cũng trên nền lý thuyết cơ bản, cũng sử dụng các thuật toán, hàm nhân hàm đếm của Exel, thầy Tùng viết thêm các chuỗi mã và tạo ra giải pháp thống kê, kết xuất dữ liệu một cách chính xác, thay vì phải “làm thủ công”. Việc thống kê, tính toán về độ tuổi, lớp học, tỷ lệ các độ tuổi học sinh vào các lớp cấp 1, 2… đều chỉ mất chưa đầy một phút là một cán bộ có thể nhập xong sau khi có bản số liệu gửi lên từ các xã (sử dụng cấp tỉnh cũng tương tự).
Đến nay, không chỉ Phòng Giáo dục - đào tạo thị xã Hương Thủy đã ứng dụng mà một số huyện trong tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng sử dụng phần mềm “free” hoàn toàn này.
“Thú thật là mình đam mê và tìm tòi phát huy những tính năng tối ưu của phần mềm Excel thôi chứ không phải sáng tạo gì ghê gớm. Mình chỉ hy vọng nhiều nơi sử dụng phần mềm của mình cho đỡ vất vả, tốn kém thôi”, thầy Tùng cười khiêm tốn.
Theo Đình Toàn (TNO)
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2023.
Chiều 20/10 tại không gian Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Liên hiệp các hội VHNT tỉnh, Hội Mỹ thuật tỉnh tổ chức triển lãm “Hương Sắc Huế” nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2022).
.
Ngày 20/10, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy đã có công văn phát động cuộc thi trắc nghiệm trên internet “Tìm hiểu biển đảo Việt Nam và đầm phá Thừa Thiên Huế” năm 2022 trên Cổng Thông tin điện tử của Đảng bộ tỉnh, tại địa chỉ: https://tinhuytthue.vn/.
Sáng ngày 19/10, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Ông Pierre-Yves Jeholet, Bộ trưởng-Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp Wallonie-Bruxelles cùng Đoàn công tác đã đến tham quan Đại Nội Huế.
Sáng ngày 19/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và thăm hỏi, tặng quà cho các hộ dân tại xóm Mỹ Ôn, thôn An Xuân, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Đi cùng đoàn còn có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.
Hoàn lưu bão số 5, kết hợp với không khí lạnh đã gây mưa rất lớn diện rộng cả đồng bằng và miền núi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với lượng mưa trung bình từ 500-600 mm, có nơi cao hơn như: Khe Tre 802mm, Thủy Yên 752mm; Lộc Tiến 641mm, An Tây (TP Huế) 664 mm, Hương Sơn 673mm, Phú Bài 624mm; do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, nên khu vực ven biển có gió cấp 6, giật cấp 8 (Thuận An), sóng biển cao, nước dâng, triều cường 1,7m làm chậm khả năng thoát lũ. Sạt lở bờ sông, bờ biển, vùng đồi, miền núi diễn biến phức tạp.
Chiều 16/10, nước lũ trên nhiều tuyến đường ở TP Huế đang rút dần, sông Hương trên báo động 2, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã huy động lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) cùng các đơn vị chức năng khác tham gia dọn bùn non làm sạch các tuyến đường trung tâm TP Huế.
Sáng ngày 16/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương trực tiếp đến vùng rốn lũ Quảng Điền để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ và thăm, tặng quà các hộ dân đang bị ngập nặng.
Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2022), Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Hương thời gian” của nữ hoạ sĩ Đặng Thị Thu An.
Sáng 14/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương, đã có cuộc họp với các đơn vị, địa phương về ứng phó với đợt mưa lũ sắp đến.
Chiều ngày 13/10, Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT) đã tổ chức Khai trương và giới thiệu Chương trình Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện ARENA.Huế.
Sáng ngày 12/10, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi gặp mặt doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10). Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Phương – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UHND tỉnh Thừa Thiên Huế, đại diện các Sở ban ngành cùng hơn 200 đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tối 08/10, tại sân khấu Điện Thái Hòa - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức chương trình nghệ thuật “Hương sắc mùa Thu”. Chương trình nằm trong chuỗi Festival Huế Bốn mùa và đây cũng là sự kiện khép lại Festival Huế mùa Thu 2022.
Chiều ngày 08/10, tại Quốc Tử Giám Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ tuyên dương "Học sinh danh dự toàn trường" năm học 2021 - 2022.
Sáng 08/10, tại Quảng trường Ngọ Môn – Đại Nội Huế, Hội LHPN Thừa Thiên Huế tổ chức trình diễn Dân vũ với chủ đề “ Xinh tươi Việt Nam”.
Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và 12 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Sáng ngày 5/10, tại Nghênh Lương Đình, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh tổ chức Tuần hành “Áo dài với giao thông xanh”. Đây là chương trình khởi động cho chuỗi Ngày Hội áo dài từ 05-15/10/2022 với chủ đề "Một thoáng quê hương”.
Giải thưởng sách quốc gia lần thứ 5 năm 2022 vừa diễn ra tại Hà Nội, Ban tổ chức đã trao 1 giải A, 9 giải B và 16 giải C.
Trong khuôn khổ hợp tác văn hóa Pháp - Việt, chiều 03/10, Viện Pháp tại Huế và Trung tâm Nghệ thuật Trúc chỉ Việt Nam tổ chức triển lãm “Ngẫu liên” với các tác phẩm được thực hiện bởi hai nghệ sĩ Pháp và Việt Nam, Dominique Rousseau và Phan Hải Bằng. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Chiều ngày 30/9, tại Quãng trường Ngọ Môn Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ trao giải và khai mạc Triển lãm tác phẩm cuộc thi “Thiết kế cảnh quan Eo Bầu – Thượng Thành phía Nam” và Ký họa kiến trúc chủ đề “Nam Kinh thành Huế - Dấu ấn thời đại”.