Thay đổi tư duy để tái sinh nghệ thuật chèo

09:14 27/11/2020

Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.

Theo nhiều nghệ sĩ, để sân khấu chèo thu hút được khán giả thì buộc phải thay đổi. Ảnh: cheo 48h.

Cùng mục đích đó, trong khuôn khổ Liên hoan Sáng tạo và Thiết kế Việt Nam 2020, Workshop “Tái sinh nghệ thuật chèo với tư duy thiết kế” đã được diễn ra. Các nghệ sĩ đã hướng dẫn sinh viên Trường ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Việt Nhật và các bạn trẻ quan tâm tới nghệ thuật chèo.

Lao dốc không phanh

Theo các nghệ sĩ có nhiều năm gắn bó với nghệ thuật chèo, thì những năm 1960 - 1970, sân khấu chèo cực kỳ thịnh vượng. Khán giả phải rất khó khăn có thể chen chân mua vé.

Đến thập niên 1980, sân khấu chèo bị lấn át bởi cải lương và bắt đầu “lao dốc không phanh”. Những buổi diễn thưa dần khách đến rồi triền miên cho đến hôm nay. Trong suốt vài chục năm, nhiều nghệ sĩ chèo đã phải “bỏ nghề chạy lấy người” vì không đủ sống.

Cũng trong ngần ấy thời gian, nhiều nghệ sĩ liên tục tìm lối đi mới cho chèo. Đạo diễn Doãn Hoàng Giang là một ví dụ, ông tiên phong trong tư duy để làm mới sân khấu chèo truyền thống.

Ngày đó, Doãn Hoàng Giang liên tiếp dựng những vở diễn theo phong cách hiện đại như “Nàng Sita”, “Ngọc Hân công chúa”, “Biển khổ”.

Cho là tư duy tách rời, làm hỏng nền tảng truyền thống nên đạo diễn đã phải chịu nhiều chỉ trích. Đặc biệt là tiểu xảo hát nhép (cắm hát) mà Doãn Hoàng Giang là người đầu tiên đưa vào sân khấu kịch hát dân tộc cùng với lý giải “gương mặt đẹp dễ thu hút người xem”.

Quả đúng vậy, dù không biết hát nhưng với vẻ đẹp trời phú Lâm Bằng vẫn trở thành một hiện tượng sân khấu. Lâm Bằng cùng Quốc Chiêm đã trở thành cặp diễn viên rất sáng giá lúc bấy giờ. Tuy nhiên, sau một thời gian thì triết lý “gương mặt đẹp dễ thu hút người xem” không thể tồn tại. Tuy vậy, đạo diễn Doãn Hoàng Giang vẫn được coi là “người hùng” khi đã vực dậy một nhà hát đang trong cảnh “chết lâm sàng”.

Nhà viết kịch Trần Đình Ngôn cho rằng, có thời gian đến 70% các nhà hát trên cả nước bước vào cuộc cách tân, đổi mới nghệ thuật chèo để chiều theo thị hiếu của khán giả. Các loại chèo lai tạp được một số nghệ sĩ tận dụng triệt để nhằm thu hút người dân có điều kiện bỏ tiền mua vé.

Chèo thực sự không còn đất sống tại các thành phố mà chỉ lay lắt tại các vùng quê để phục vụ khán giả lớn tuổi. Vì vậy, kỹ năng diễn xuất và kỹ thuật hát chèo của các diễn viên mai một và xa dần nền tảng truyền thống. Sự cách tân giúp các nghệ sĩ sung túc trong khoảng vài năm, nhưng đồng thời cũng “bức tử” một thế hệ làm nghề.

Nhiều bạn trẻ đã và đang quan tâm đến các cuộc thi liên quan đến chèo. Ảnh: cheo48h.


Buộc thay đổi để chèo “được sống”

Trong khi nghệ thuật chèo cứ loay hoay không tìm ra lối đi, thì tư duy đổi mới (nếu có) dễ bị quy vào sự phá phách. Chính vì vậy, BTC chương trình “Tái sinh nghệ thuật chèo với tư duy thiết kế” mở rộng quy tụ người dự thi ý tưởng dù thuộc bất kỳ ngành học hay lĩnh vực nào.

Từ khoa học xã hội, nhân văn, nghệ thuật, kỹ thuật, thiết kế, marketing... sẽ cùng hợp tác, làm việc theo nhóm, ứng dụng quy trình tư duy thiết kế để tạo ra các giải pháp sáng tạo đưa chèo đến gần hơn với công chúng.

Ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi, cho hay: Cuộc thi được tổ chức với mong muốn bảo tồn tinh hoa văn hoa dân tộc, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh nghệ thuật sân khấu chèo trong đời sống văn hóa.

Trước đó, Bộ VH-TT&DL cũng đã tổ chức nhiều cuộc thi tài năng, liên hoan chèo toàn quốc, tạo sân chơi lành mạnh để các nghệ sĩ trẻ giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật sân khấu…

Ông Tuấn cho rằng, số lượng thí sinh đăng ký tham dự cuộc thi năm nay đông hơn các năm trước. Các thí sinh lựa chọn trích đoạn mà trước đó đã có nhiều nghệ sĩ biểu diễn thành công cũng sẽ tạo ra hấp dẫn cho cuộc thi. Bởi để tạo dấu ấn, đòi hỏi các thí sinh phải không ngừng nỗ lực trong tập luyện và đòi hỏi phải sáng tạo để lại dấu ấn riêng hay hơn.

NSND Thanh Ngoan, Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam chia sẻ: Là đơn vị được coi như “anh cả” với gần 70 năm hình thành và phát triển, nhà hát có trách nhiệm bảo tồn và gìn giữ nghệ thuật chèo. Hiện nay nhà hát có 5 thế hệ đứng trên sân khấu, do đó về nghề nhà hát phải thường xuyên đào tạo từ diễn viên đến nhạc công để lấp đầy những khoảng trống của các thế hệ đi trước.

Tuy nhiên, NSND Thanh Ngoan thừa nhận, nghệ thuật chèo đang dần mai một. Người nghệ sĩ cần có trách nhiệm định hướng cho khán giả, những người yêu chèo, những người làm chèo nhận diện được thế nào là chèo một cách đúng nghĩa hay kịch cắm hát.

Dù các nghệ sĩ sân khấu chèo rất cố gắng nhưng có thể nói rằng, trong thời đại công nghệ 4.0, các loại hình nghệ thuật phát triển mạnh mẽ thì chèo lại cứ như bị “lạc dòng”. Không ít giới trẻ hiện nay không biết chèo là gì, chưa một lần nghe hát chèo, họ ngơ ngác khi được ai đó nói về chèo.

Thế nên thay đổi tư duy là cần thiết, nhưng làm sao phải kéo được khán giả đến sân khấu, đưa chèo đến một cách sâu rộng với giới trẻ. Khi người trẻ yêu chèo, thì sân khấu sẽ không còn trống ghế, nghệ sĩ không còn hiu quạnh. Và quan trọng là văn hoá truyền thống có cơ hội tái sinh.

Theo Hòa Siêu - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nếp nhà lãng đãng khói hương như chiếc cầu nối với quá khứ. Hồn người tĩnh tại, thong dong hòa quyện miền tâm linh thăm thẳm. Nhưng không phải dịp Tết đến ta mới thấy nhẹ nhàng. Bất cứ khi nào đứng trước ban thờ tiên tổ, bao bộn bề, lo toan đều tự nhiên rũ bỏ, để gia tâm bảo vệ những gì tốt đẹp của tinh thần.

  • Vừa qua, một số cá thể thiên nga đã được thả vào hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việc làm này đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Dù sau đó, các cá thể thiên nga đã được di chuyển đến một địa điểm khác song từ sự việc này nhiều người tỏ ra băn khoăn bởi hồ Hoàn Kiếm vốn được coi là nơi linh thiêng, hơn nữa hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn còn là Di tích quốc gia đặc biệt.

  • Khi toàn cầu hóa, nhiều người mới ý thức rõ hơn tầm quan trọng của sáng tạo. Nhiều quốc gia coi sáng tạo là nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, bên cạnh động lực cũng tạo ra nhiều thách thức đối với khả năng sáng tạo của con người.

  • “Hiện thực” của đời sống hiện ra trước cái nhìn của chúng ta luôn luôn là một hỗn hợp, một nồi súp lẩu của “thực tế” và “tri nhận”, không tách bạch, và không dễ tách bạch được.

  • Nuôi dưỡng tâm hồn ham đọc sách từ bé cho con, sẽ giúp con dễ dàng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi mới lớn, giúp con mạnh mẽ đối mặt với những thay đổi của bản thân, và sóng gió của cuộc đời.

  • Để không bị lãng quên giữa các loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại, sân khấu cải lương nói riêng, nghệ thuật truyền thống nói chung, đang tìm cách chuyển mình, dần tìm lại chỗ đứng. Trong quá trình tìm hướng đi mới ấy, các nghệ sĩ không hoàn toàn chạy theo thị hiếu một cách dễ dãi mà bỏ qua yếu tố nghệ thuật.

  • Một năm qua, sự xuất hiện của các sàn đấu giá nghệ thuật đã góp phần thúc đẩy hội họa phát triển, tạo ra thị trường lành mạnh thu hút nhà đầu tư cũng như giới mộ điệu. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ.

  • Văn hóa là sản phẩm, đồng thời là điều kiện, động lực, phương thức tồn tại và phát triển của một đất nước. Văn hóa có sự phát triển tự thân nhưng cũng có cả sự tiếp nhận bên ngoài. Theo các chuyên gia, trong khi bảng giá trị của người Việt xuất hiện một số hiện tượng lệch lạc, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn mực xã hội, từ đó xác định khuôn khổ để trở lại chân giá trị.

  • Khi các hoạt động diễn xướng dân gian dần tách khỏi, đình làng dường như đánh mất một phần linh hồn, còn nghệ thuật truyền thống cũng thiếu khí vị. Theo NSƯT Đoàn Thanh Bình, những buổi diễn của Giáo phường Đình làng Việt một năm qua chính là hành trình để mỗi người được về lại ngày xưa, đắm mình trong đời sống văn hóa cộng đồng.

  • Thêm một lần mổ xẻ về thực trạng của lý luận phê bình sân khấu hiện nay, các nhà chuyên môn, tác giả đều cho rằng lý luận phê bình của sân khấu nước nhà rất thiếu, yếu và luôn bị các nhà hát… phớt lờ.

  • Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã chia sẻ đầy trăn trở tại Hội thảo "Liên hoan phim Việt Nam trong sự nghiệp phát triển điện ảnh dân tộc" vừa qua ở Đà Nẵng.

  • Sáng 16/11, Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội - nhận diện, bảo tồn và phát triển” tại đình Hào Nam. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa - xã hội, các nghệ nhân dân, đồng đền, thủ nhang, thanh đồng…

  • Gần đây, một số trường ngoài công lập tăng học phí cao gây phản ứng của phụ huynh và bất bình dư luận. Đáng chú ý là theo Luật Giáo dục 2005, các cơ quan quản lý nhà nước không có thẩm quyền quản lý việc thu chi của các trường ngoài công lập. Các trường này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và ngành giáo dục chỉ giám sát về chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo.

  • Là di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng Quốc gia từ năm 1991, nhưng những giá trị lịch sử, yếu tố nguyên gốc tại chùa Khúc Thủy, thôn Khúc Thủy (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã bị xâm phạm nghiêm trọng.

  • Không phải ai sinh ra cũng đã có thẩm mỹ âm nhạc mà nó được hình thành gắn với không gian sống, điều kiện thụ hưởng. Theo nhạc sĩ Quốc Trung, hiện nay ở Việt Nam hầu hết các chương trình nghệ thuật chỉ trình diễn một vài thể loại nhạc, bó hẹp sự lựa chọn của khán giả. Nếu mọi người tự mở rộng, bỏ qua rào cản để thử nghiệm nhiều thể loại nhạc khác nhau, sẽ phát hiện ra nhiều thứ mới mẻ, thú vị.

  • Cuộc sống của họ ra sao, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, suy nghĩ về truyền thống, hiện tại và tương lai như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, đạo diễn người Hà Lan Manouchehr Abrontan đã đi từ Nam ra Bắc, phỏng vấn hàng trăm phụ nữ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, vai trò khác nhau. Và “Việt Nam tim tôi” ra đời như tình ca về vẻ đẹp, sức mạnh của phụ nữ Việt.

  • “Học sinh như bó đuốc, nhiệm vụ của tôi là truyền lửa cho bó đuốc. Nhưng trước khi truyền lửa được thì giáo viên phải là người yêu thích, say mê tìm tòi, chắt lọc cái hay trong môn học, khơi gợi cho các em tự tìm tòi, tự phát hiện ra vấn đề”. Đó là chia sẻ của thầy giáo Lê Quang Nhân, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk tại Lễ tuyên dương gương Người tốt việc tốt đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016 - 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) tổ chức sáng 18.10.

  • Trong bối cảnh cần khẳng định văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm ý tưởng sáng tạo từ “Truyện Kiều” được cho là con đường ngắn nhất. Như GS. Phong Lê, Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam nhận định: “Doanh nhân dùng chữ tâm ấy để tiến là phúc cho họ, cũng là phúc cho xã hội vậy”.

  • Trước các phương tiện nghe nhìn, sách đang trở nên yếu thế hơn. Người lớn cũng ngại đọc sách, còn trẻ em thì thích xem iPad và chơi game. Làm sao để tạo được thói quen đọc sách cho trẻ, qua đó, dần nuôi dưỡng tâm hồn các em bằng sách?

  • Chú trọng phát triển văn hóa đọc tại vùng nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, văn hoá đọc ở trẻ em nói riêng sẽ không thể phát triển rộng lớn nếu hệ thống phát hành sách chỉ tập trung ở thành phố và trẻ em nông thôn, miền núi vẫn còn “đói sách”.