Thầy, cô giáo trường làng của tôi

09:31 18/11/2011
PHẠM THỊ CÚC Thầy dạy lớp Nhì Thầy dạy lớp Nhì tên Thanh. Người thầy roi roi, hơi thấp và nhỏ con. Bù lại, thầy rất nhanh nhẹn và vui vẻ, hoạt bát, nụ cười luôn nở trên môi.

Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Nhưng không phải vì thế mà chúng tôi không sợ thầy, bởi vô lớp thầy rất nghiêm khắc. Chúng tôi sợ nhất là nét mặt thầy lúc thầy cầm cây bút dò từng tên chúng tôi trong giờ gọi lên trả bài cũ, trước khi thầy giảng bài mới. Nhất là với những trò hôm trước ham bắt chuồn chuồn, châu chấu… quên chưa học. Lúc đó nhiều gương mặt cứ cúi gằm, nhìn xuống hộc bàn. Những trò đó quá dại, không biết rằng làm như vậy, chỉ cần thầy liếc qua là biết ngay trò đó chắc chắn không thuộc bài. Nhưng cũng may là có quá nhiều cái đầu cúi xuống hộc bàn mà trong khoảng mươi phút thầy không thể gọi hết các trò “cúi xuống hộc bàn” lên bảng hết được, nên nhiều trò “thoát nạn”!

Môn học mà tôi nhớ nhất là môn thủ công. Thường là nặn đất sét. Thầy cho đề bài: nặn một quả hay con vật bất kỳ, tùy ý muốn. Đề có vẻ dễ đây. Nhưng nếu nặn những thứ quả dễ như quả ổi, quả cam, con ngỗng… thì được ít điểm. Tôi bèn nghĩ ra một đề tài hơi khó là nặn quả khế. Vì nhà tôi có cây khế dành (loại khế không chua nhiều, không ngọt lắm), ăn sống rất ngon mà nấu canh chua cá cũng quá tốt. Đến mùa hoa đầy cành. Những cánh hoa nhỏ như những hạt gạo, đầu trên trắng hồng đầu dưới tím hồng, dính từng chùm thu hút lũ bướm và nhất là ong đến hút nhụy suốt ngày. Rồi từng chùm khế kĩu kịt nhìn thật thích mắt. Mùa khế chín, tôi mê nhất là ngồi trên chạc ba cây khế với chén muối ớt, hái hết trái nọ đến trái kia, những trái chín vàng, mọng nước, xơi một bụng (để ăn được nhiều, tôi vắt bớt nước ở quả khế ra). Đôi khi ngủ quên luôn trên cây khế trong ngọn gió hiu hiu của buổi trưa hè mang đầy hương hoa khế, hoa bưởi, hoa nhãn…

Tôi nặn quả khế to, bằng quả to nhất của cây khế nhà tôi. Quả có năm cánh, thêm ba ngọn lá dính trên cái cuống dài (rất dễ gãy). Nặn xong đem phơi nắng thật khô. Nhưng phải phơi từ từ vì mới đầu mà phơi nắng quá to sẽ bị nứt. Tôi đã phơi từ từ mà cũng bị nứt mấy quả, phải nặn đi nặn lại nhiều lần. Khi quả khế đã khô cứng, tôi lấy từng nắm lá rau khoai giã nát vắt lấy nước phết lên quả khế, lá khế cho có màu xanh. Rồi lấy một nắm lá chà đi xát lại trên từng tai khế, đến bao giờ có màu xanh láng bóng mới thôi.

Tôi nhớ quả khế đó thầy cho tám điểm.

Còn các bạn tôi làm những quả dễ như cam, quýt, bưởi… chỉ là một nắm đất tròn vo, không màu sắc, không lá cành, thầy cho các bạn nhiều nhất là năm điểm, có bạn chỉ bốn điểm, ba điểm (trên mười). Thầy nói: Các trò thiếu cố gắng.

Có lúc thầy bảo đan cái bê đập ruồi, dán quạt giấy, làm chong chóng… Và tôi nhớ hồi đó trường muốn làm “phòng truyền thống”. Nói thế cho oai chứ thực ra chỉ là một cái tủ kính, bề cao khoảng hai mét, bề ngang khoảng một mét sáu để đựng các nông cụ, ngư cụ nho nhỏ, xinh xinh. Tất cả các lớp, từ lớp Ba đến lớp Nhất đều có giờ thủ công là làm nông cụ, ngư cụ, như đan rổ, rá, giần, sàng, đòn gánh, đòn xóc (nhọn hai đầu để xóc lúa mà gánh), thắt gióng gánh. Đôi gióng thường được thắt bằng sợi mây song to tròn, chẻ nhỏ ra phơi khô. Sợi mây bản rộng khoảng 1cm được thắt thành chiếc gióng thường để thúng, mủng gánh thóc gạo và nhiều thứ khác, còn dùng đặt thùng gánh nước. Thầy còn ra đề đan chẹp, nhủi (để bắt tép), oi, giỏ (để bỏ cá), rồi chơm (nơm), rồi rớ, cần câu… Những thứ đó con nít chúng tôi không thể làm được. Thế là đứa thì nhờ cha, đứa nhờ anh, nhờ chú, nhờ bác… đan cho. Khi ra các đề đó các thầy cũng đã nhắm đến các bậc phụ huynh, nhất là các ông bố.

Tôi được ba tôi đan cho một chiếc ghe. Ôi chao là công phu: từ việc vót tre (đã gác giàn bếp cho ngả màu vàng nhờ bồ hóng bám vào, tránh mọt mối), đan lận thành chiếc ghe, rồi nẹp, cột nẹp (bằng sợi mây), xong xuôi còn quét hắc ín vào, phơi khô. Chiếc ghe chỗ bụng rộng nhất khoảng một tấc, dài khoảng gần bốn tấc, mất đứt của ba tôi mấy ngày!

Chiếc ghe đó tôi được mười điểm (chính ra là điểm mười của ba tôi) và được để vào chỗ trang trọng nhất trong tủ, giữa rất nhiều nông ngư cụ khác.

Nhà thầy Thanh ở làng An Ninh Hạ miệt Kim Long. Cứ đến gần Tết, lũ con nít chúng tôi lại đi bộ hàng mấy chục cây số từ làng Cầu Ngói lên Huế, đến tận nhà thầy để thăm Tết, với những món quà như mứt, trà, bánh… Tuy món quà ít ỏi nhưng với tất cả tấm lòng thành kính, tôn trọng của lũ con nít lên về ba bốn chục cây số… thầy cảm động lắm. Tôi không rõ học sinh thành phố có làm như chúng tôi không, nhưng với riêng tôi, đó là bổn phận không thể thiếu được.

Tôi nhớ có lần lên thăm, thầy Thanh kể với chúng tôi câu chuyện một lần thầy đến thăm người yêu. Người yêu của thầy là một trong hai chị em sinh đôi giống nhau như lột, giống nhau đến nỗi khi gặp cả hai người một lúc thầy không thể phân biệt được. Đã thế, họ lại ăn mặc, giày, guốc, tóc tai giống nhau và cả giọng nói cũng vậy! Thầy nghĩ: thế này thì biết làm sao đây, khi mình đến gặp người yêu mà người kia ra… nhận thì chẳng biết mô mà lần… Gặp nhau vài bận (mà hồi đó yêu nhau đâu có được gặp nhau nhiều như bây giờ, nhiều người thậm chí trước khi cưới cũng chưa nhìn kỹ mặt nhau), thầy để ý cô L, người yêu của thầy, có một nốt ruồi nhỏ ở cánh tay (lúc đó thầy cũng chưa kịp nhớ là tay phải hay tay trái). Bữa sau gặp lại thầy đã kịp để ý thấy ở tay có nốt ruồi, ngước mắt lên thầy chào:

- Chào L.

- Chào anh. Em là H., không phải chị L.

Té ra hai chị em đều cùng có nốt ruồi ở cánh tay trái mà khi nào các cô mặc áo tay dài thì chẳng thấy nốt ruồi đâu nữa. Thế là thầy đề nghị cô L:

- Thôi, em cho anh cưới nhanh nhanh đi, kẻo mỗi lần đến làm rể anh căng thẳng quá, cứ sợ bị lầm (cầm tay H. chẳng hạn). Mà lỡ ra chắc anh sẽ mất vợ như chơi.

Chuyện đi Tết thầy cô kể… cả đời không hết là rứa. Thời chúng tôi, chế độ miền Nam không có ngày nhà giáo 20 tháng 11 như bây giờ nên chỉ có Tết là dịp để chúng tôi đi thăm thầy cô.

Cô giáo lớp Năm (lớp 1)


Cô Thuận là cô giáo đầu tiên trong đời học sinh trường làng của tôi (thầy dạy vỡ lòng chỉ dạy ở… trong nhà). Cô người trong Quảng, cao ráo, cân đối, mũi cao, mắt sáng, tóc uốn cao. Đi dạy cô mặc áo dài, màu cô thích nhất là màu tím.

Bây giờ, sau năm mươi lăm năm, tôi luôn nhớ về cô với một hình ảnh duy nhất, in đậm trong tâm khảm: cái áo dài màu tím Huế cổ viền, nụ cười luôn nở trên môi, tóc uốn cao. Đặc biệt là giọng Quảng rất dễ thương (chỉ riêng của cô), với những âm sắc rõ ràng, trầm bổng, cô đã khắc ghi vào trí nhớ của tôi bài học thuộc lòng đầu tiên trong đời:

Em đi học/ Sáng hôm nay/ Em đi học/ Để biết đọc/ Như mọi người


Chữ sáng phát ra từ miệng cô vừa cao vừa thanh vừa dài… nghe sao mà dễ thương và hay đến vậy. Rồi chữ mọi cũng thế. Khi tôi ngồi viết những dòng này, giọng đọc bài thơ ngắn của cô như đang vang vọng trong đầu tôi với nụ cười đôn hậu.

Lớp học là một chái lợp tranh ở cuối nhà của một người dân ở gần chân Cầu Ngói, với mươi cái bàn, mươi cái ghế cũ xọp xẹp. Nhà cô Thuận ở đâu trên Huế, chúng tôi không rõ. Chỉ thấy hàng ngày cô đạp chiếc xe qua cánh đồng làng, qua Cầu Chùa rồi ra Cầu Ngói. Dân làng tôi thời đó, đa số người lớn tuổi và trung niên là mù chữ, nhất là các mẹ, các chị nội trợ. Nhiều lớp bình dân học vụ được mở ra. Ban đầu, vì bị bắt buộc nên nhiều người, sau bữa cơm chiều, mỗi người cắp một cuốn vở, cái bút, xách “lồng đèn gương” đi học. Nhìn các mẹ các chị tập viết tay cứ như đang nắm chặt mũi dao rạch lên trang giấy: chỉ thấy những lỗ thủng hình tam giác bị ngòi bút lá tre chọc vào kéo dúm lại, chứ chẳng thấy chữ nghĩa đâu cả. Nhiều bác nông dân phát biểu: đi học, viết chữ còn khó hơn đi… cày! Có người mới đọc ê a: đi…đờ…i…đi, chợ…chờ… ơ… chơ…nặng…chợ…, Nhìn lại đã thấy đầu gật gù: ngủ gật!

Để chống nạn mù chữ một cách tích cực hơn, trên đường từ làng lên Huế (chủ yếu là các bà nội trợ đi chợ An Cựu, chợ Đông Ba), khoảng ngang Lăng Xá Cồn, họ dựng một cái cổng tre (chỉ là 3 cây tre, 2 cây chôn cột, 1 cây gác trên cùng), bên cạnh để cái bảng đen nhỏ, rộng khoảng 6 tấc, cao khoảng 4 tấc, trên đó có viết mấy chữ, ví dụ: tôi đi chợ, xã Thủy Thanh, con tàu, cái cày… Ai muốn qua được cổng tre để đi tiếp thì phải đọc được những chữ ghi trên bảng đen, ai không đọc được thì phải trở lui khỏi chợ búa gì hết. Nhiều người sợ không được đi chợ để bán rau quả nhà trồng được nên phải cố gắng đi học. Nhưng ê a được dăm ba chữ, nếu nhác học, thì lại quên tuốt hết, lại tái mù!

Bài học thuộc nằm lòng của con nít chúng tôi là em đi học chỉ một mục đích là để biết đọc, như mọi người. Ôi chao, cái ước mơ thật bình thường, thật đơn giản là để biết đọc, đọc tiếng mẹ đẻ, đọc chữ Quốc ngữ, chữ của ông cha truyền lại thôi mà sao khó khăn và xa vời làm vậy. Thật cơ cực một thời cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng ta! Thế mới thấy rằng, ước mơ của Bác Hồ, đối với đồng bào ta thời đó, thật thiết thực, thật rõ ràng, “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, ai cũng phải quyết tâm diệt giặc đói, giặc dốt.

Cô Thuận chỉ dạy chúng tôi được một năm. Khi chúng tôi lên lớp Tư, cô phải đổi đi trường khác. Tôi nhớ hôm cô nói “Đây là buổi học cuối cùng cô dạy các em”, cả lớp chúng tôi bàng hoàng. Sau đó là những tiếng khóc, ban đầu thút thít, sau càng lúc càng to, những tiếng hu hu, rồi tiếng sụt sịt, nhất là đám con gái, có đứa khóc rống lên như có đám ma. Hai mắt cô Thuận cũng đỏ hoe, cô đang lấy khăn lau mắt.

Những ngày sau đó, chúng tôi nhớ cô quá bèn lân la dò hỏi và biết được cô lên dạy trường Dạ Lê (lúc cô nói đổi đi vì quá bất ngờ và bận khóc nên không ai nhớ hỏi cô đổi đến dạy trường nào). Một bữa, sau buổi học, đã mười một giờ trưa, cả bọn chúng tôi, chừng sáu bảy đứa, trong đó lớn nhất là chú Phạm Văn Thọ, chú hơn chúng tôi bốn tuổi, chú mười ba. Nhờ có chú Thọ dẫn đầu, chúng tôi quyết tìm đường đi thăm cô Thuận. Lúc đó chúng tôi chẳng biết Dạ Lê là làng nào, chỉ biết đi theo con đường bọc cánh đồng làng, về phía Vân Thê, vừa đi vừa hỏi. Bảy đứa con nít, chân đất, đầu trần, bụng đói lép kẹp, đi bộ giữa trời nắng chang chang, trên con đường đất sỏi nhọn sắc, nóng rực. Con đường dài ít ra cũng năm sáu cây số. Phần đói, phần khát, phần nắng chang chang, chúng tôi đi thất thểu, cảm thấy con đường dài vô tận. Nhưng có đi rồi cũng có đến. Tôi nhớ rõ, chúng tôi gặp cô đang đi qua con đường trước chợ (rất đông người). Thấy chúng tôi, con nít mà biết nghĩ, biết thương cô, quý trọng cô và nhất là rất nhớ cô, mới lặn lội tìm thăm cô, cô quá cảm động, cô ôm chầm cả lũ chúng tôi khóc òa, chúng tôi cũng khóc theo cô. Cô nói:

- Lần sau các em đừng đi như thế, xa lắm, lại không mũ nón gì, lỡ đau ốm thì không đi học được.

Chúng tôi vâng dạ, nhưng mấy tháng sau, khi gần đến Tết âm lịch, chúng tôi lại rủ nhau đi bộ, mỗi đứa một gói quà (mứt hoặc trà, bánh kẹo) đi thăm cô.

Khi lên đến lớp Nhất, chúng tôi đi thăm Tết không chỉ thầy dạy lớp Nhất mà ba mẹ tôi thường mua quà cho cả cô thầy dạy lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì nữa. Thế là khi gần đến Tết, tôi thường mất 5 ngày đi bộ để đến nhà Tết thầy. Lớp Năm: cô Thuận, lớp Tư: thầy Dự, lớp Ba: thầy Mại, lớp Nhì: thầy Thanh, lớp Nhất: thầy Chung.

Hình ảnh cô giáo lớp Năm của tôi, sau năm mươi lăm năm, là một cô giáo người cao ráo, nét mặt luôn cười, áo dài tím quần trắng, tóc uốn cao, đôi khuyên vàng tây to ở hai bên tai. Có lẽ tôi quá thương cô Thuận gắn liền với chiếc áo dài màu tím nên khi lớn lên cho đến tận bây giờ tôi vẫn rất thích màu tím Huế thủy chung. Chẳng biết bây giờ cô ở đâu, còn hay mất. Còn tôi thì nhớ cô đến trọn đời.

P.T.C

(273/11-11)








Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • MINH CHUYÊNCảnh làng mới Trà Tân cuối chiều mùa đông. Con suối chảy qua nước trong veo, róc rách. Phía tây con suối cách làng chừng nửa tầm mắt là rừng Sắc Rông, đủ các loại cây tầng tầng, lớp lớp. Cánh rừng đang chìm trong sương chiều. Rừng hoang vắng, huyền bí. Người ta kể sau ngày chiến tranh chấm dứt, rừng Sắc Rông càng trở nên bí ẩn. Người chỉ có vào mà không có trở ra. Vậy mà mấy tháng gần đây lại thường xuyên xuất hiện một người đàn bà ở đó.

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGNgày xưa nhà mẹ nghèo hung, cơm không có ăn, khố không có mặc, suốt ngày lang thang trong rừng đào củ mài củ sắn kiếm cái cho vào bụng. Có ngày không tìm được chi, bụng đói lắc lư.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTrước ngày Huế khởi nghĩa 23/8/1945, có một sự kiện khiến cả thành phố náo nức vui mừng: đó là việc lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh cột cờ Huế ngày 21/8 thay cho cờ quẻ ly. Người chiến sĩ được đồng chí Trần Hữu Dực trực tiếp giao nhiệm vụ quan trọng ấy là chàng thanh niên 25 tuổi Đặng Văn Việt (ĐVV).

  • NGUYỄN QUANG HÀTạp chí văn nghệ của 6 tỉnh Bắc miền Trung gồm: Xứ Thanh, Sông Lam, Hồng Lĩnh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Sông Hương có một cam kết thú vị, luôn luôn trong nỗi chờ mong là mỗi năm anh chị em trong tạp chí thay nhau đăng cai luân phiên, mỗi năm gặp nhau một lần, ở thời điểm thích hợp nhất do tạp chí đăng cai tự chọn.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOTháng bảy, nồng nàn hương lúa mới trên những ruộng lúc mới vừa mùa gặt tháng 5, mùi rơm rạ kéo tôi ra khỏi thế giới của những đường phố xênh xang, đầy bụi và chật người. Tôi leo lên một tầng gác và nhìn về hướng quê tôi, hình dung đủ thứ nhưng nhớ vẫn là khói lam chiều với dáng mẹ tôi gầy cong như đòn gánh.

  • VĨNH NGUYÊNPhải nói tôi có ý định dông một chuyến xe máy ra Bắc đã lâu mà chưa có dịp. Nay có điều kiện để đi song tôi vẫn băn khoăn, không hiểu chuyến đi này mình sẽ gặp những ai đây? Hay là phải thở dài dọc đường xa với những cảnh đời khốn khó? Thôi thì tôi chỉ biết đi và đi.

  • VÕ MẠNH LẬP                Ghi chépNhân vật Mười Hương nhiều người đã biết đến qua sách báo và đặc biệt là vùng đất Nam Bộ - Sài Gòn.

  • DƯƠNG THÀNH VŨTrong đêm mỏng yên tĩnh dịu dàng, một mình một cõi với ly rượu trắng, cùng mùi hương của hoa rộn ràng, huy hoàng phát tiết; tôi miên man nhớ tới cõi người đến- cõi người đi nơi xa chốn gần, thời gian tuyến tính lẫn thời gian phi tuyến tính.

  • NHẬT HOA KHANH Mười năm những mấy ngàn ngày... (Tố Hữu: Mười năm )

  • TRUNG SƠNĐoàn văn nghệ sĩ Thừa Thiên - Huế (TTH) lên đường “đi thực tế” một số tỉnh phía Bắc vào lúc lễ giỗ Tổ ở đền Hùng (10 tháng 3 âm lịch) vừa kết thúc. Tiền có hạn, thời gian có hạn chưa biết sẽ tới được những đâu, nhưng ai cũng “nhất trí” là phải lên Phú Thọ thăm Đền Hùng, dù lễ hội đã qua.

  • ALẾCHXĂNG GRINTại Luân Đôn, mùa xuân năm 1921, có hai ngài trung niên ăn mặc sang trọng dừng chân ở góc đường, nơi phố Pakađilli giao nhau với một ngõ nhỏ. Họ vừa ở một tiệm ăn đắt tiền đi ra. Ở đó, họ đã ăn tối, uống rượu vang và cùng đám nghệ sỹ của nhà hát Đriuđilenxky đùa cợt.

  • PHONG LÊQuê tôi là một xã nghèo ven chân núi Mồng Gà, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ Hà Nội, việc về thăm quê, đối với tôi không mấy khó khăn. Hồi là sinh viên thì mỗi năm hai lần, lần nghỉ hè lần nghỉ Tết. Khi đã là cán bộ, có gia đình thì mỗi năm một lần, cả nhà dắt díu về, với hai hành trình là tàu hoả từ Hà Nội vào Vinh, rồi là xe đạp từ Vinh về nhà.

  • NGUYỄN TRỌNG HUẤNBạn tôi là nhà thơ. Thơ ông hay, nổi tiếng, nhiều người ái mộ. Thời buổi “nhuận bút không đùa với khách thơ”, kinh tế khó khăn, gia đình ông vẻ như cũng “rất ư  hoàn cảnh”.

  • ĐẶNG NHẬT MINHGia đình tôi ở Huế có một cái lệ: cứ vào dịp trước Tết tất cả nhà cùng nhau lên núi Ngự Bình quét dọn, làm sạch cỏ trên những nấm mộ của nhũng người thân đã khuất. Sau đó trở về nhà thờ của dòng họ, cùng nhau ăn một bữa cơm chay. Cái lệ đó người Huế gọi là Chạp. Ngày Chạp hàng năm không cố định, có thể xê dịch nhưng nhất thiết phải trước Tết và con cháu trong gia đình dù đi đâu ở đâu cũng phải về để Chạp mộ.

  • DƯƠNG PHƯỚC THUMùa xuân năm Đinh Mùi, 1307, tức là chỉ sau có mấy tháng kể từ ngày Công chúa Huyền Trân xuất giá qua xứ Chàm làm dâu, thì những cư dân Đại Việt đầu tiên gồm cả quan binh gia quyến của họ, đã rời khỏi vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã theo chân Hành khiển Đoàn Nhữ Hài, vượt qua ngàn dặm rừng rậm, núi cao, biển rộng đến đây cắm cây nêu trấn yểm, xác lập chủ quyền quốc gia.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGNhững ngọn gió heo may cuối cùng đã tắt. Nắng buổi sáng hanh vàng ngoài bến sông. Hàng cây trên phố Huế đã chừng như thay lá, lung linh một màu lá tơ non, mỏng như hơi thở của bầy con gái trường Hai Bà Trưng đang guồng xe đạp đến trường. Mùa xuân đã về bên kia sông. Đã về những cánh én nâu đen có đôi mắt lay láy màu than đá. Đã về những đóa hoa hoàng mai, vàng rưng rức như một lời chào ngày tao ngộ...

  • TÔ VĨNH HÀCon chó Giắc nhà tôi đẹp nhưng mà hư quá. Tôi hét nó nằm thì nó cứ giương mắt ra, rồi ngồi. Tôi không cho nó chạy vào nhà vì sợ nó làm bẩn cái nền nhà vừa lau thì nó đi vòng cửa sau, khi tôi ra cửa trước. Bực nhất là ngày lễ - nói chung là những ngày có việc, bất cứ ai vào nó cũng sủa rộn ràng. Tôi thì không muốn xóm giềng để ý. Vậy mà chó có biết cho tôi đâu...

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGGhi chép 1.Tôi tự đặt ra một “hạng mục” đinh cho chuyến đi thực tế sáng tác ở A Lưới lần này, và hạ quyết tâm thực hiện bằng được, đó là: phải lên được Đồi Thịt Băm!

  • LGT: Liên Thục Hương là một nhà văn Trung Quốc đương đại, tự ví mình là con mèo đêm co mình nằm trên nóc nhà, nhìn cuộc sống thành phố tấp nập đi qua đáy mắt. Liên Thục Hương còn ký bút danh Liên Gián, có số lượng bản thảo lên tới hơn hai triệu chữ. Năm 2003, “Bài bút ký đầy nước mắt” đã được post lên mạng và năm 2004 nó đã được dựng thành phim và bộ phim ngắn này làm tiền đề cho tác phẩm điện ảnh đoạt giải thưởng của Trung Quốc. Sông Hương xin giới thiệu câu chuyện này qua bản dịch của nữ nhà văn Trang Hạ.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNAnh em Nguyễn Sinh Khiêm - Nguyễn Sinh Cung sống với gia đình trong ngôi nhà nhỏ trên đường Đông Ba. Ngôi nhà giản dị khiêm tốn nằm lui sau cái ngõ thông với vườn nhà Thượng thư bộ Lễ Lê Trinh. Nhưng chỉ cần đi một đoạn ngang qua nhà ông Tiền Bá là đến ngã tư Anh Danh, người ta có thể gặp được các vị quan to của Triều đình.