NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê - Ảnh: tư liệu
Thế nào là một bức tượng đẹp, một bản nhạc giao hưởng có giá trị, một kịch bản hay... xứng đáng tập trung tiền của để tạo dựng, công bố cho công chúng thưởng thức? Vấn đề thật không đơn giản, vì quan niệm về nghệ thuật và thị hiếu của mỗi người nhiều khi rất khác nhau. Tuy vậy, việc đánh giá tác phẩm văn nghệ vẫn có những tiêu chí, những chuẩn mực chung đã được đúc kết, tích lũy từ bao đời truyền lại, nên nếu có một vốn kiến thức cần thiết về lĩnh vực thẩm định thì thông thường cũng đạt đến sự thống nhất. Những "vụ việc" tai tiếng phần nhiều do người thẩm định không am hiểu chuyên môn, lại quyết định độc đoán hoặc là bị sai khiến bởi cảm tình và ý đồ cá nhân.
Chính vì vậy mà từ lâu Đảng và nhà nước ta trong nhiều chỉ thị, nghị quyết đã đề ra việc thành lập Hội đồng nghệ thuật ở các cấp để quyết định hoặc làm tư vấn cho các cơ quan Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị và văn hóa-văn nghệ (năm 1987) đã chỉ rõ: "Các hội đồng nghệ thuật do cấp ủy đảng và cấp chính quyền thành lập bao gồm những người có uy tín và am hiểu nhất về một ngành nghệ thuật hoặc một số ngành nghệ thuật gần nhau. Các hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn đầy đủ để quyết định những vấn đề nghệ thuật thuộc phạm vi xem xét của mình, và chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Trường hợp cần thiết, có thể thành lập các hội đồng tư vấn, hội đồng lâm thời để giúp các cơ quan lãnh đạo, quản lý xử lý các vấn đề văn hóa, văn nghệ trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và những hiểu biết khoa học đáng tin cậy..."
Theo tinh thần đó, những năm qua, nhiều ngành nghệ thuật ở Trung ương và một số địa phương đã thành lập Hội đồng nghệ thuật, nhưng ở Thừa Thiên-Huế thì đến nay chưa có Hội đồng nghệ thuật nào được chính thức thành lập. (Hội đồng xét giải thưởng "Cố Đô" vừa qua chưa có đủ tính chất của một Hội đồng nghệ thuật) Vì sao có sự chậm trễ này? Trả lời cho thấu đáo câu hỏi này, chúng ta cũng sẽ rút ra được những điều có ích, nhưng vấn đề quan trọng hơn là phải thấy rõ tính chất cấp thiết và sớm quyết định những bước để tiến tới thành lập được các Hội đồng nghệ thuật ở Thừa Thiên-Huế.
Hiện nay, các ngành văn hóa-văn nghệ đang chuẩn bị cho những công trình tương đối có quy mô lớn, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 1994-1995. Nếu không dựa vào những Hội đồng nghệ thuật có đủ năng lực và điều kiện làm việc, những tác phẩm, công trình văn hóa-văn nghệ được chọn để công bố, dàn dựng rất dễ có khiếm khuyết; khi phát hiện được chúng thì công trình đã dựng xong, lãng phí một khối lượng tiền bạc của nhân dân không nhỏ. Có những loại hình như tượng đài, công trình kiến trúc, có khi thấy rõ khuyết tật vẫn không dễ phá bỏ, không thể "xếp xó" được, tạo nên một cái "vết" làm phiền lòng, làm đau đầu nhiều thế hệ. Đặc biệt, đối với Huế, một vùng đất đã có nhiều công trình văn hóa được quốc gia và thế giới xếp hạng, một địa chỉ đang ngày càng có nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến, nếu sơ suất để "lọt lưới" những cái "vết" như thế trong các tác phẩm, công trình mới xây dựng thì "tiếng dữ đồn xa" sẽ gây ra hậu quả xấu về nhiều mặt. Trong việc xét tặng các giải thưởng, việc chọn mua các tác phẩm tiêu biểu của văn nghệ sĩ đưa vào bảo tàng cũng rất cần đến ý kiến thẩm định của Hội đồng nghệ thuật.
Như vậy, việc thành lập sớm các Hội đồng nghệ thuật ở Thừa Thiên - Huế là điều đương nhiên, có lẽ không cần phải bàn cãi, luận lý gì thêm. Vấn đề còn lại là các Hội đồng nghệ thuật sẽ được hình thành như thế nào? Quy chế và quyền hạn ra sao?... Giải quyết các vấn đề này hẳn phải là nhiệm vụ trọng yếu của các cơ quan hữu quan (Hội Văn nghệ, Sở Văn hóa thông tin...) trong một vài phiên họp. Ở đây, trong phạm vi một bài báo ngắn, chỉ xin nêu một ý kiến là với xu thế chuyên môn hóa của đời sống xã hội cũng như trong nghệ thuật, với đặc tính cơ bản của Hội đồng nghệ thuật là để những người am hiểu chuyên môn có tiếng nói quyết định, thì rất nên tránh thành lập Hội đồng nghệ thuật theo kiểu "tổng hợp" và "liên hiệp", mà nên tổ chức nhiều Hội đồng theo các chuyên ngành và thành viên của các Hội đồng đó phải do từng chuyên ngành cử ra, sau đó công khai cho mọi người biết.
N.K.P.
(TCSH65/07-1994)
“Phải xem hành lang pháp lý cho văn hóa còn thiếu cái gì. Cái gì lỗi thời rồi cần đổi mới, cái gì mâu thuẫn cần điều chỉnh”, GS-TS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, nói tại hội thảo quốc gia Những giải pháp tổ chức triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Cả nước lại sắp bước vào mùa lễ hội Tết Ất Mùi 2015. “Đến hẹn lại lên”, những câu chuyện tiêu cực mùa lễ hội dường như vẫn là bài toán nan giải đối với các nhà quản lý.
Câu chuyện về văn hóa đọc không còn là đề tài mới mẻ nhưng vẫn luôn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Liệu rằng độc giả trẻ đã chọn được cho mình hướng đi đúng đắn?
Đó là thông tin được đưa ra tại cuộc họp tổng kết năm của Cục Xuất bản chiều 24/12. Nguyên nhân của việc không đọc xuể sách phát hành là do thiếu nhân lực.
Cùng với yêu cầu ngày một cao đối với chất lượng bản dịch, việc nhận xét, hồi âm của độc giả cũng ngày càng nhiều hơn và trực tiếp hơn, tuy nhiên, trong số đó có những người đang làm việc “ném đá” thay vì “phê bình” một cách thiện chí – đó là ý kiến của BTV Phùng Hồng Minh về những tranh luận quanh bản dịch tiểu thuyết “Bên phía nhà Swann” của Marcel Proust.
Hiện, khá nhiều kiệt tác của văn chương, triết học thế giới đã được dịch ra tiếng Việt với mục đích khai trí, “mở mắt”, dẫn bạn đọc vào biển kiến thức sâu rộng của nhân loại. Song, trước những bản dịch sai “từng xăngtimét”, bạn đọc không thể “nhắm mắt làm ngơ”…
Theo mấy nghiên cứu gần đây thì việc đọc sách văn học khiến cho người ta thông minh hơn, giàu tình cảm hơn, và văn minh hơn. Báo New York Times bèn đặt cho một số nhà văn và học giả câu hỏi: “Văn chương dạy chúng ta điều gì về tình yêu?”
Nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, giá trị nghệ thuật bị xem nhẹ, thiếu văn hóa trong cách ứng xử... là những hiện tượng cho thấy văn hóa Việt đang biến đổi một cách nhanh chóng.
Nghề vẽ tranh trên kiếng ở Phú Tân (H.Châu Thành, Sóc Trăng) từng một thời nổi tiếng khắp Nam bộ nhưng giờ đây phải đối mặt với nguy cơ mai một.
L.T.S: “Muốn giao lưu văn hóa với bên ngoài tốt thì bản thân đất nước phải tốt”. Đó là nhận định xuyên suốt cuộc nói chuyện với phóng viên Tạp chí VHNA của Nhà xuất nhập khẩu văn hóa Hữu Ngọc. Khó mà ngờ được ở tuổi 97, ông vẫn giữ tác phong nhanh nhẹn, trí nhớ minh mẫn đến vậy. Bạn bè gọi ông là “cầu thủ ngoại hạng”, điều đó thật chính xác.
Những tư liệu quý chìm trong hỗn độn hiện vật xung quanh. Những bảng biểu số liệu nặng tính báo cáo... Chúng khiến triển lãm Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển (từ ngày 4 - 12.10 tại Bảo tàng Hà Nội nhân kỷ niệm 60 năm giải phóng thủ đô) giống như một báo cáo thành tích khô cứng.
Biết bao tác giả có tác phẩm thơ, văn được sử dụng trong sách giáo khoa đã không được chi trả tiền tác quyền suốt hàng chục năm qua...
Họa sĩ Trần Lương vừa trở thành một trong hai nghệ sĩ, nhà hoạt động văn hóa nhận được Giải thưởng Lớn giải Hoàng tử Claus 2014 (cùng Abel Rodriguez từ Colombia). “Giải thưởng cho tôi thấy rõ là mình đang làm những công việc bình thường của một công dân bình thường có trách nhiệm” - nghệ sĩ chia sẻ.
Tồn tại mấy trăm năm qua, vấn đề i và y trong chính tả tiếng Việt đã được chính quyền thuộc địa Pháp đặt vấn đề cải cách từ đầu thế kỷ XX. Sau 30-4-1975 các cơ quan hữu quan như Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có những quy định về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước trước nay cũng đã tìm hiểu và có ý kiến, nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.
Nếu như ca trù, dân ca quan họ, hát xoan, đờn ca tài tử Nam Bộ, nhã nhạc cung đình Huế… của Việt
Dân tộc và Văn hóa dân tộc Việt Nam có trước rất xa ngày lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Nhà nước này đã được dựng nên, tồn tại và phát triển trên nền tảng văn hóa Dân tộc. Nhà nước này, như một lẽ tất yếu, có trách nhiệm bảo vệ, phát triển nền văn hóa dân tộc.
Thực tế lịch sử gần 70 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu từ công lao to lớn của Bác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.
Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử, với 12 di tích cấp quốc gia và 33 di tích cấp tỉnh. Trong thời gian qua, nhiều di tích đã được trùng tu, tôn tạo. Tuy nhiên, việc trùng tu lẽ ra phải trân trọng lịch sử, thì những người thực hiện lại “hoành tráng hóa” di tích.
Người ta hay quan niệm tháng bảy âm lịch là tháng “cô hồn”, rằm tháng bảy là để “xá tội vong nhân”, toàn khái niệm thuộc về “thế giới khác”. Ai đi chùa thì được biết tháng bảy còn gọi là mùa Vu Lan.
Lòng hiếu thảo hay lòng từ bi ở cấp độ cá nhân và gia đình giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng với cái xấu, cái ác bên ngoài. Một người con hiếu thảo sẽ khó bị cám dỗ bởi những tệ đoan xã hội.