Thăm Huế núi Ngự sông Hương

08:58 20/12/2013

Chứa đựng trong mình cả một giai đoạn lịch sử thông qua các di tích, nét trầm mặc cổ kính, điệu hát cung đình Huế âm trầm cùng với sông Hương, núi Ngự… Huế vẫn sừng sững nghiêng mình tồn tại với thời gian qua sự thăng trầm của lịch sử, với thời gian và sự chống trọ trong chiến tranh.

Kinh thành Huế

Kiệt tác quần thể di tích Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài lăng miếu lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc... Quần thể di tích này (bao gồm Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành) tiêu biểu cho những thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, thẩm mỹ và sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam trong suốt một thời gian dài.

 

Kinh thành Huế được khởi công xây dựng vào đời vua Gia Long và hoàn thành dưới triều vua Minh Mạng, bao gồm các di tích: Kỳ đài; Quốc Tử Giám; điện Long An; Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế; đình Phú Xuân; hồ Tịnh Tâm; Tàng thư lâu; Viện Cơ mật - Tam tòa; đàn Xã Tắc; Cửu vị thần công… là nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm, hiện nay là một trong số các di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Hoàng thành bao gồm các di tích Ngọ môn; điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi; Triệu Tổ miếu; Hưng Tổ miếu; Thế Tổ miếu; Thái Tổ miếu; cung Diên Thọ; cung Trường Sanh; Hiển Lâm các; Cửu đỉnh; điện Phụng Tiên - là khu vực hành chánh tối cao của triều đình Nguyễn nằm bên trong kinh thành và được giới hạn bởi các vòng tường thành bên ngoài. Hoàng thành có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia.

Sông Hương, núi Ngự thơ mộng

Từ xưa đến nay, núi Ngự và sông Hương luôn là hai thắng cảnh được xếp vào hàng “top” của xứ Huế. Với vẻ đẹp do tạo hóa ban tặng cùng với sự gắn kết không rời, núi Ngự và sông Hương đã dần đi vào đời sống văn hóa của cộng đồng người dân địa phương

Vịnh Lăng Cô

Núi Ngự Bình nằm cách bờ nam sông Hương khoảng 3km thuộc phường An Cựu của thành phố Huế. Đây là một hòn núi tự nhiên có hình thù độc đáo: hai cánh hai bên đông tây đối xứng với nhau một cách đều đặn như do bàn tay con người đắp nên và tạo dáng; hai triền núi ở hai bên lại hơi chìa ra phía trước trông giống như hai cánh tay đang dang ra phía trước để chào đón một ai đó.

Từ trên không trung nhìn xuống, người ta thấy hòn núi có dạng hình cánh cung với phần lưng uốn nhẹ về phía nam. Dọc từ chân núi lên đến đỉnh là hàng thông reo vi vu suốt cả 4 mùa. Đặc biệt vào mùa thu, trong tiết trời dễ chịu, không khí trong lành, mọi người thường lên đây để ngắm toàn cảnh thành phố Huế và tận hưởng nhiều điều thú vị từ thiên nhiên.

Cùng với núi Ngự, sông Hương cũng đã đi vào thơ ca của biết bao người. Có người từng ví vẻ đẹp của sông Hương như sông Seine của nước Pháp. Đối với nhiều người, phong cảnh Huế sở dĩ đẹp là bởi dòng Hương giang… Nước trong vắt, dòng phẳng như tờ, ít khi có sóng gợn trên mặt, đi thuyền trên sông như đi trong hồ vậy. Huế không có con sông Hương thì tưởng như cái đẹp của xứ Huế giảm mất nửa phần. Về đêm, dòng sông Hương trở nên huyền hoặc hơn, ánh đèn điện hắt xuống dòng sông làm cho mặt nước như được tráng một lớp bạc lung linh.

Khám phá cồn Hến

Cồn Hến là một hòn đảo nhỏ trên sông Hương (đoạn chảy qua thành phố Huế) được hình thành bởi sự bồi đắp của đất và phù sa.

Sử sách xưa không ghi chép cồn Hến xuất hiện trên sông Hương từ bao giờ nhưng theo một số tài liệu, ban đầu cồn Hến có tên là “xứ cồn cạn” do hai khe nước ở giữa cồn bị bồi lấp cạn dần, rất nhiều loài cá tôm đến đây sinh sống. Đêm đến nhiều người tới đây đánh bắt và đốt đèn đuốc soi sáng cả một vùng nên cồn được gọi là cồn Soi.

Phá Tam Giang

Cũng bởi sự hình thành cồn do bồi lấp mà về sau, dân cư ngụ ở đây đã lập nên làng có tên là Bồi Thành. Vào thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1725-1738) xây dựng phủ chúa ở Phú Xuân, ông Huỳnh Tương (người xã Diên Đại, Phú Vang, Thừa Thiên) được coi là người đầu tiên đến dựng chòi định cư và làm nghề cào hến. Từ đó người ta gọi là “cồn Hến”.

Cồn Hến nổi tiếng ngay trong chính cái tên của nó: “Cồn của loài hến”. Được bao bọc bởi sông Hương, nơi đây bốn mùa cây cối xanh tốt, khí hậu ẩm mát và một điều đặc biệt dù bị khai thác rất nhiều nhưng khu vực xung quanh không bao giờ hết hến. Hến sông Hương có rất nhiều loài, nhưng loại ở cồn Hến rất đặc biệt.

Thân nhỏ, kích cỡ chỉ bằng viên bi, có mùi thơm dễ chịu, ruột hến ăn rất dẻo, hương vị đậm đà. Hến có thể chế biến thành các món: cơm hến, bún hến, hến xào… Xứ Huế có nhiều món chế biến từ hến, nhưng hến ở cồn Hến mới thực sự là đặc sản và kích thích sự tò mò của nhiều người.

Ngoài đặc sản hến, người dân cồn Hến còn trồng được loại bắp (ngô) rất kỳ lạ ở cuối cồn. Loại ngô này bắp rất to, các hạt đều tăm tắp, màu trắng, dẻo mềm và có vị thơm đặc biệt. Cứ dịp lễ, tết người dân cồn Hến thường dâng lên vua chúa hai đặc sản hến và bắp. Đây được coi là hai món sơn hào hải vị cũng chính là 2 món ăn mà đôi vợ chồng năm xưa khi đến khai hoang ở vùng đất này đã làm ra.

thethaovietnam.vn

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn (1960- 2010), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “ Hà Nội- Huế- Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”, được diễn ra vào sáng ngày 24/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.

  • Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

  • Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.

  • Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.

  • Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật

  • Chào mừng kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 5/3, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh “ Các Nữ tác giả Thừa Thiên Huế lần thứ XV- 2010”.

  • Tối ngày 28/2 (Rằm tháng Giêng), tại sân Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế đã diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “ Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”.

  • Nằm trong chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế lần thứ VIII với chủ đề ” Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”, tối ngày ngày 27/2 (14 tháng Giêng), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp - Nhà tri thức Huế tổ chức Đêm Thơ Trẻ, tại số 01 Lê Hồng Phong, Huế.

  • Chiều ngày 26/2, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật, Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Triển Lãm Ảnh với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” của nhà sư Thích Chơn Hữu, được diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 25/2 (12 Tháng Giêng năm Canh Dần), Ban tổ chức ngày Thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đi “Viếng mộ thi nhân” tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế.

  • Sáng ngày 23/2 (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội vật truyền thống làng Sình.

  • Sáng ngày 22/2, tại Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân, số 151 Thiên Thai, TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Huyền Trân đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân- Huế 2010.

  • Những ngày mưa dầm đã qua, nắng ấm mùa xuân đã trải dài trên mọi nẻo đường của Cố đô Huế. Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, khắp mọi nhà, từ miền quê lên phố thị, những ngày này Huế vui nhộn hẳn lên, tấp nập người người đi sắm chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.

  • Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần 2010, diễn ra vào sáng ngày 8/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.

  • Chào xuân Canh Dần 2010, Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ Huế đã phối với Café- Gallery Sông Như tổ chức triển lãm mang tên “ Năm Canh Cọp”, được diễn vào chiều ngày 6/2, tại số 14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, Huế.

  • Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Canh Dần 2010, chiều ngày 5/2, Hội Liên hiệp VHNT- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Mùa Xuân” tại 26 Lê Lợi và phòng tranh “ Con Cọp năm Dần” tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.

  • Sáng ngày 4/2, tại thủ đô Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Tạp chí Sông Hương - Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phát động cuộc thi thơ Lục bát năm 2010. Thể lệ cuộc thi thơ Lục bát 2010.

  • Sáng ngày 01/02, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã long trọng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.