Lên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế những ngày này, khắp các bản làng của đồng bào dân tộc Pa Cô đều đang rộn ràng chuẩn bị đón lễ hội A Za - ngày Tết truyền thống của đồng bào trên đỉnh Trường Sơn này. Đây cũng là thời điểm kết thúc vụ mùa cuối năm, khi những hạt lúa, bắp ngô, củ sắn… đã được thu hoạch và cất vào trong kho của mỗi gia đình; là lúc để bản làng trẩy hội, cất lên những điệu khèn, điệu múa… hay nhất đón chào Tết A Za.
Tết A Za thường được bắt đầu từ mồng 6/11 âm lịch và kéo dài cho đến hết ngày 24/12 âm lịch; mỗi làng sẽ chọn một ngày đẹp nhất trong khoảng thời gian đó để tổ chức lễ A Za. Theo quan niệm của đồng bào Pa Cô, hai ngày tốt nhất để đón Tết A Za đó là ngày mồng 6/11 và ngày 24/12 âm lịch vì đó là thời điểm mặt trăng đẹp nhất.
Lễ hội A Za còn được gọi với cái tên khác như: Tết cơm mới, lễ hội tri ân cây lúa. Bởi cây lúa là đại diện cho tất cả các giống cây trồng khác đã cho bà con “cái bụng no ấm”. Nên trong phần nghi thức cúng, dâng lễ vật lên các Giàng thì không thể thiếu cây lúa và một đĩa cơm trắng, được lấy từ những hạt lúa ngon nhất trong thửa ruộng của mỗi gia đình của đồng bào Pa Cô.
Những lễ vật được chuẩn bị để cúng Giàng như: chuột hang, thịt (hươu, nai, lợn… săn được trong rừng), cá trắng suối, gà trống luộc, cơm nếp được nướng trong ống tre, cơm trắng, những bát tiết canh, bánh a quát, rượu, nước trắng, chuối xanh, mía. Có đến chín Giàng mà đồng bào Pa Cô sẽ tri ân trong dịp lễ A Za này như: Giàng A Zel (thần trời, đất), Giàng A Zal (thần núi), Giàng Đung (thần nhà ở)… Không khí chuẩn bị Tết cũng phải chuẩn bị một tuần trước đó, khi đàn ông vào rừng đi săn, bắt cá, những người phụ nữ thì xay gạo làm bánh, đi mua những tấm Zèng đẹp nhất để dâng lên Giàng và làm quà cho cả gia đình.
Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, lễ A Za sẽ được bắt đầu khi một người trong gia đình đập nổ ba thanh pháo tre trong bếp (từng thân tre còn kín được hơ nóng trên bếp lửa, khi đập sẽ nổ như tiếng pháo) - pháo là tín hiệu để mời Giàng về. Khi pháo nổ thì người chủ lễ - thường là đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ hú to để mời Giàng về nhà. Những tiếng trống, chiêng được vang lên từ đầu buổi lễ cho đến khi kết thúc. Người Pa Cô thường sử dụng A Xiéo để thông ngôn cho Giàng hiểu được tấm lòng tôn kính thần linh và những lời cầu nguyện. A Xiéo được làm từ hai mảnh của một khúc tre, nếu cả năm lần cầu nguyện mà hai mảnh A Xiéo đều ngửa đó là một dấu hiệu rất tốt, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no.
Đặc biệt, khi cúng Giàng phải có một người đại diện trong họ đến chứng kiến buổi lễ đó. Năm nay già Quỳnh Nghìn (67 tuổi, thôn Lê Treeng 1, xã Hồng Trung, huyện A Lưới) đã tới dự lễ A Za ở nhà già làng Hồ Văn Hạnh. Già Quỳnh Nghìn cho biết: “Theo quan niệm từ xa xưa của đồng bào chúng tôi, mỗi khi mời Giàng về thì phải có sự chứng kiến của một người khác nữa trong họ, thể hiện sự đoàn kết, vui vẻ. Nếu không có người đến dự là một điều “cữ”, bởi chủ lễ nếu làm không đúng thì sẽ bị Giàng “phạt” ”.
Khoảng 10 giờ trưa, khi làm xong lễ cúng ở mỗi nhà thì đại diện các dòng họ sẽ mang mâm lễ vật tới nhà rông để tổ chức A Za cho cả bản mình. Già làng sẽ là người đại diện cho các dòng họ trong bản tiến hành nghi lễ cúng Giàng, cũng tương tự như cúng trong mỗi gia đình. Sau đó, sẽ là phần hội, bà con sẽ ăn uống chúc tụng nhau, họ nhảy múa ca hát cho đến tận sáng ngày hôm sau. Những chàng trai, cô gái say sưa trong những điệu nhảy truyền thống của dân tộc, họ trao cho nhau nụ cười hạnh phúc khi trời đất chuyển giao bước sang một năm mới. Tết A Za là dịp gắn kết sự bền chặt, thân thiết giữa các bản làng cùng chung sống trên dải Trường Sơn…
Theo qdnd
“Sông Như Rắn”, đó là tên phòng triển lãm tranh của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu được khai mạc vào chiều ngày 3/2 tại Gallery Sông Như, số 14 kiệt 7 đường Nguyễn Công Trứ, Huế.
Chiều 2/2, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật mừng Xuân Quý Tỵ 2013 tại 26 Lê Lợi (TP Huế).
Chiều 18/1, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết hoạt động năm 2012 và bàn phương hướng hoạt động năm 2013.
Tối ngày 05/01/2013, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Tôn vinh Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế năm 2012” trên sóng VTV Huế.
>>Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế có nhiều khởi sắc
Chiều ngày 29/12, tại 26 Lê Lợi (Huế), Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức bế mạc trại sáng tác Kịch bản sân khấu năm 2012.
Chiều 27/12, Liên hiệp Các hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Hội nghị tổng kết tình hình hoạt động năm 2012 và triển khai phương hướng nhiệm vụ hoạt động năm 2013” tại trụ sở 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
Chiều 23/12, Liên hiệp các Hội VHNT cùng nhóm bạn hữu và gia đình cố họa sĩ Bửu chỉ tổ chức bế mạc triển lãm tác phẩm của Bửu Chỉ và giới thiệu tập sách “Bửu Chỉ - Đường bay nghệ thuật và ký ức trần gian” tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT, 26 Lê Lợi thành phố Huế.
Sáng ngày 21/12, tại số 9 phạm Hồng Thái- Huế, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức gặp mặt cộng tác viên và trao tặng thưởng Sông Hương năm 2012.
Nhân kỉ niệm 10 năm ngày mất của Cố họa sĩ Bửu Chỉ (14/12/2002 - 14/12/2012), chiều 14/12, Liên hiệp các Hội VHNT, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam và Hội Mỹ Thuật TT Huế cùng gia đình tổ chức Khai mạc triển lãm tác phẩm của Bửu Chỉ tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
SHO - Nhân 61 năm ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam, 55 năm ngày thành lập Hội Mỹ Thuật Việt Nam; chiều ngày 07/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Khai mạc phòng triển lãm mỹ thuật Mừng ngày Mỹ thuật Việt Nam 2012 và Trao giải thưởng tác phẩm mỹ thuật xuất sắc năm 2012, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh nhà văn Hồng Nhu và nhân dịp nhà văn vinh dự nhận giải thưởng nhà nước cho các tác phẩm Vịt trời lông tía bay về, Trà thiếu phụ...Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi tọa đàm, giao lưu gặp mặt giữa nhà văn Hồng Nhu và đông đảo bạn đọc vào chiều ngày 16/11/2012.
SHO - Nhân 10 năm ngày mất của cố họa sĩ - điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (4.11.2002 - 4.11.2012), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên - Huế, Sở VHTTDL, Trường Đh Nghệ thuật Huế, Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán cùng gia đình, bạn bè thân hữu đã tổ chức các hoạt động triển lãm và tọa đàm về ông vào sáng ngày 4/11, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế .
SHO - Chiều 30/10, Tạp chí Sông Hương và các anh chị phong trào đô thị Huế tổ chức buổi giới thiệu tập sách “Hoàng Văn Trương - Đời & thơ và kỷ niệm bạn bè”, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
SHO - Chiều ngày 26/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khách sạn Thanh Uyên tổ chức giới thiệu ra mắt tập truyện ngắn Điểm nhìn của tác giả Lãng Hiển Xuân.
SHO - Sáng ngày 10/10, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các nhà xuất bản, công ty in và công ty phát hành sách tổ chức khai mạc triển lãm sách Thừa Thiên Huế - Việt Nam lần thứ nhất. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Xuất bản - In - Phát hành sách Việt nam (10/10/1952 - 10/10/2012).
SHO - Chiều ngày 07/10, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức giới thiệu tác phẩm “Đi tìm ngọn núi thiêng” của nhà văn Nguyễn Văn Dũng.
SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), tối ngày 21/9, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức đêm thơ Tìm lại Gái quê, diễn ra tại Nhà sách Phương Nam Phú Xuân, Huế.
SHO - Chiều ngày 15/9, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm Khúc ru nơi lưng núi của nhà thơ Phạm Thị Phương Thảo, buổi giới thiệu diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình Phát triển không gian văn hóa của Tạp chí Sông Hương.
Tối 14/9/2012, Tuần lễ Liên hoan Phim Đức tại Huế đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh 42 Hùng Vương - Huế. Gần 800 khán giả đã đội cơn mưa rất to trước đó để đến xem.
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2012, vào tối 13/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và các tỉnh Salavan và Sekong của Lào tại Trung tâm Văn hóa Thông tin.