Tạp chí văn nghệ (TCVN) ở các địa phương đã có nhiều đóng góp vào dòng chảy văn học Việt
Văn nghệ sĩ hội tụ trong dịp kỷ niệm 30 năm Tạp chí Sông Hương
Hợp thành dòng chảy văn học Việt Nam
Mỗi tờ tạp chí văn nghệ (TCVN) địa phương có một đặc trưng riêng, mang hơi thở cuộc sống riêng của vùng đất đó. Với Tạp chí Nhật Lệ (Quảng Bình), qua bao thời kỳ, không khí thi đua sáng tác trong văn nghệ sĩ vẫn sôi động, tạo nên một lực lượng tác giả khá hùng hậu. Trong sáng tác, họ có xu hướng tìm về cội nguồn, những giá trị tinh thần và nhân văn cao cả của dân tộc. Từ đó tạo nên những giá trị mới thích ứng với cuộc sống hiện đại. Những đòi hỏi của thời đại buộc các văn nghệ sĩ tìm tòi, nâng cao trình độ chuyên nghiệp và dày công với các tác phẩm mới, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển văn học nghệ thuật của cả nước.
Suốt 30 năm thành lập, Tạp chí Sông Hương đã có những đóng góp nhất định trong dòng chảy văn học Việt Nam khi thu hút và chuyển tải các tác phẩm của nhiều cây bút tiêu biểu của cả nước qua các thời kỳ, xác định và tôn vinh các giá trị văn học nghệ thuật đã khuất lấp theo thời gian và cổ súy những trào lưu sáng tác mới, phát hiện và ươm trồng nhiều nhân tố mới cho nền văn học Việt Nam. Sau này, dù gặp nhiều khó khăn trong cơ chế thị trường và văn hóa đọc có nhiều biến động, Tạp chí Sông Hương vẫn luôn giữ cho mình một vị trí nhất định, thu hút được sự góp mặt của nhiều thế hệ cầm bút, kết nối những người cầm bút trong và ngoài nước, tạo ra một không gian viết đa thanh, đóng góp cho Huế một địa chỉ văn hóa sang trọng.
Yếu thế trong cạnh tranh
Nhà thơ Phạm Trường Thi, Tổng Biên tập Tạp chí Văn Nhân (Nam Định) cho biết: “Ở Tạp chí Văn Nhân, tuổi đời trung bình của các hội viên đã ngoài 60 - cái tuổi đang chầm chậm đến với “ráng đỏ hoàng hôn”. Với lực lượng đông đảo, sáng tác khỏe, thơ văn được “sản xuất” ra đều đều nhưng chọn được tác phẩm chất lượng tương đối để đăng thì chẳng được bao nhiêu”.
Tính đến lực lượng kế cận, vài năm Tạp chí Văn Nhân mới tổ chức được một trại sáng tác văn học cho thiếu nhi gồm các em học sinh giỏi văn trong tỉnh. Lúc ấy, đa số các em đều có ước mơ trở thành nhà văn, nhà thơ. Ấy vậy mà đến kỳ thi đại học, hầu hết các em nộp đơn thi vào các ngành Tài chính Ngân hàng, Ngoại giao, Ngoại thương… mà quên ước mơ xưa. Thiếu lực lượng trẻ kế thừa, bổ sung cho đội ngũ văn nghệ sĩ già nua là thực trạng của văn học nghệ thuật Nam Định nói riêng và của nhiều tỉnh, thành khác. Nhà thơ Phạm Trường Thi trăn trở: “Đây là hồi chuông cảnh báo về sự suy cạn nguồn lực văn chương để cấp cho dòng chảy văn học cả nước khiến chúng tôi luôn suy ngẫm”.
Bên cạnh đó, sự bát nháo của xuất bản khiến cho công chúng đến với sách văn học như đi vào một ma trận, rồi sự xuất hiện khá rầm rộ những sản phẩm văn học kém chất lượng khiến công chúng bị bội thực. Thực trạng này khiến sản phẩm văn học đích thực muốn đến với công chúng càng khó khăn hơn.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương cho rằng: “Trong cuộc chiến dành giật thời gian giải trí của công chúng, tạp chí văn học hoàn toàn lép vế. Thế giới đầy màu sắc và cực kỳ nhanh nhạy của internet và truyền hình kỹ thuật số hấp dẫn hơn nhiều so với các tạp chí văn học đang được in ấn không đẹp lắm, thậm chí lộ rõ sự nghèo nàn, sống dở chết dở hiện nay”.
Bên cạnh đó, TCVN địa phương không có nguồn kinh phí dồi dào để tạo cú hích phát triển, khuyến khích những người tâm huyết. Dù được ngân sách Nhà nước bao cấp một phần nhưng sự đầu tư này quá thấp, với nhuận bút kém hơn nhiều lần, TCVH địa phương bị các báo thời sự cạnh tranh bài vở, lôi kéo sự cộng tác của các cây bút tên tuổi, lôi kéo độc giả… Nhà văn Nguyễn Thị Phước, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Lam băn khoăn: “Có một đội ngũ biên tập giỏi và tâm huyết là điều quan trọng nhất đối với mỗi tờ báo, tạp chí. Tiếc thay, điều này lại vô cùng hiếm hoi đối với báo chí văn nghệ. Bởi người giỏi đang hoặc chắc chắn sẽ có những công việc tốt, thu nhập cao và có vị thế trong xã hội tốt hơn nhiều so với ở báo chí văn nghệ địa phương”.
Vì thế, TCVN địa phương đang cần những cú hích để phát triển, như cần có sự đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị: “Đầu tư cho văn học nghệ thuật là đầu tư cho phát triển”. Về lâu dài, phải lưu ý đầu tư trong chương trình giáo dục để việc phổ cập kiến thức cảm nhận thẩm mỹ được rộng rãi, giúp đông đảo công chúng có điều kiện cảm nhận cái đẹp mà nghệ sĩ chuyển tải. Trên hết, bản thân các TCVN địa phương cần nâng cao năng lực làm báo văn nghệ để mỗi số ra mắt thật sự là một ấn phẩm văn học chất lượng, tận dụng ưu thế của internet để tạo cho mình một thế đứng trong cuộc sống số.
Theo TTH
Mở đầu bằng một bài viết “đánh động lương tri” thời đại của Elie Wiesel về “Sự nguy hiểm của vô cảm: những bài học rút ra từ một thế kỷ đầy bạo động”. Đó là một hội chứng tai hại mà chúng ta cần phải lên án để tránh khỏi những ứng xử kém cỏi giữa người với người, ắt hẳn điều nhân bản cao nhất mà Elie Wiesel và chúng ta cần nhìn nhận.
Không chỉ trong các dịp Festival, cánh diều mới được thỏa sức tung bay trên bầu trời Cố đô, mà từ lâu diều đã được xem là thú vui của những người dân xứ Huế đối với cả người lớn và trẻ em.
Chiều 29/6, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Festival Huế tổ chức khai mạc triển lãm ảnh mang tên “Khoảnh khắc Festival Huế 2012”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế.
Nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương; vào chiều ngày 28/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên Khát vọng, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
Chiều ngày 26/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên “KHÁT VỌNG”, diễn ra tại Tòa soạn tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều ngày 18/6, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và chúc mừng các nhà thơ, nhà văn nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương được trao Giải thưởng Nhà nước năm 2012 và trước đó, diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng ngày 11/6, tại khách sạn Mondial, 17 Nguyễn Huệ, Huế, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam với sự hỗ trợ từ Quỹ Rockefeller đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Bảo tàng với di sản văn hóa ở lưu vực sông Mê Công và sông Hằng trong bối cảnh biến đổi khi hậu toàn cầu”.
SHO - Sáng ngày 11/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Festival Huế 2012 và định hướng Festival Huế 2014.
SHO - Chiều ngày 10/6, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác ca khúc về A Lưới năm 2012, diễn ra tại thị trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau 6 ngày diễn ra sôi nổi, tối ngày 10/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam lần thứ 1 - 2012 đã Bế mạc và trao giải cho các đơn vị, cá nhân có tiết mục tham dự xuất sắc.
Sáng ngày 09/6, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (1982-2012). Đến dự có lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh.
Với họa phẩm “Không gian sống” của họa sỹ Lê Thánh Thư làm bìa 1, đó như là một tín hiệu khởi đầu cho bạn đọc thấy được một không khí mới lạ của Sông Hương kỳ này.
Tối ngày 5/6, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt nam lần thứ 1 - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ Thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
Tối ngày 4/6, tại Trung tâm du lịch trải nghiệm Huế Xưa - Huế Nay ở bãi đất bồi Đập Đá, thành phố Huế đã diễn ra Đêm thơ giới thiệu tác phẩm “Nợ văn” của nhà thơ, nhà báo - liệt sĩ Thúc Tề, chương trình do của Hội Nhà báo tỉnh, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và gia đình phối hợp tổ chức.
Ý tưởng xây dựng tượng đài Nguyễn Văn Trỗi được Ban thường vụ Thành đoàn Huế khởi xướng từ đầu nhiệm kỳ thứ IX. Và phải mất đúng 6 năm sau đó, ý tưởng này mới trở thành hiện thực sau khi tượng đài bán thân Nguyễn Văn Trỗi hoàn thành và hiên ngang tọa lạc ngay giữa khu trung tâm công viên mang tên anh. Nhìn lại chặng đường ấy để thấy rằng công việc xây dựng một tượng đài hoàn toàn không hề dễ dàng. Đó là một cuộc “hành trình” thật sự, thể hiện nỗ lực cũng như quyết tâm của tuổi trẻ thành phố hôm nay.
SHO - Tối ngày 26/5, tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra đêm nhạc Trần Hữu Pháp - Những dòng sông tôi đã đi qua, nhân sinh nhật lần thứ 80 và kỷ niệm 37 năm ngày nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đến sống và làm việc tại Huế.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh thi sĩ Hàn Mặc Tử (22/9/1912 - 22/9/2012), Liên Hiệp các Hội VHNT Tỉnh Thừa Thiên Huế, Học viện Âm nhạc Huế và nhóm Những người Bạn Cố Đô Huế phối hợp tổ chức chương trình giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử của nhạc sĩ Phạm Duy, diễn ra vào tối 25/5 tại số 1, Lê Lợi, Huế.
Vào lúc 20 giờ tối ngày 18/5, tại sân khấu nổi bến đò Cồn Tộc - bên Phá Tam Giang thơ mộng đã diễn ra diễn ra chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Sóng nước Tam Giang lần thứ hai.
Phong cảnhTam Giang là chủ đề phòng tranh của họa sĩ Đặng Mậu Triết do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và Ủy Ban nhân dân huyện Quảng Điền phối hợp tổ chức khai mạc vào chiều ngày 16/5 tại huyện Quảng Điền - vùng quê bên Phá Tam Giang thơ mộng.
Sáng ngày 10/5, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp tổ chức Hội thảo Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư - Viện sĩ - Bác sĩ - Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng (10/5/1912 - 10/5/2012) diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Huế.