(SHO) - Chiều ngày 19/6/2013, tại hội trường khách sạn Century Riverside Huế, Tạp chí Sông Hương đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập ( 1983 - 2013), cũng là kỷ niệm 30 năm tạp chí ra số báo đầu tiên. Tham dự buổi lễ có sự có mặt của đồng chí Trần Thanh Bình - Phó Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương phát biểu tại Lễ Kỷ niệm
30 năm qua, trong lòng bạn đọc, trong trái tim của nhiều người cầm bút, Tạp chí Sông Hương bao giờ cũng là một tờ tạp chí có uy tín hàng đầu, với nội dung và hình thức có chất lượng. Về sau này, dù gặp nhiều khó khăn trong cơ chế thị trường và xu hướng văn hóa đọc ngày càng xuống thấp, Tạp chí Sông Hương vẫn luôn giữ cho mình một vị trí toàn quốc. Bởi lẽ, Sông Hương biết vượt thoát không gian địa lý, và mạnh dạn tổ chức không gian tư tưởng, không gian văn hóa nghệ thuật của riêng mình.
![]() |
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương đón nhận Bằng khen Chính Phủ do ông Trần Thanh Bình, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy trao tặng |
Sông Hương thu hút được sự góp mặt của nhiều thế hệ cầm bút, tạo ra một không gian viết đa thanh, nhiều đợt sóng. Những cây bút tên tuổi góp sức làm nên văn hiệu Sông Hương có đủ các thế hệ trong văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại: từ Tiền chiến, sang thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ, thế hệ sau 1975, sau Đổi mới 1986, và đương đại.
![]() Ông Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - phát biểu chúc mừng tạp chí |
Nếu lần giở lại, chúng ta sẽ thấy Sông Hương có một đội ngũ công tác viên vô cùng hùng hậu, với những tên tuổi lừng lững như Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Khắc Viện, Trần Độ, Nguyễn Tài Cẩn...; những cây bút tiền chiến như Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Thanh Tịnh, Văn Cao, Tế Hanh...; những tên tuổi của thời kỳ dựng xây đất nước như Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Xuân Sanh, Hoàng Trung Thông, Trần Quốc Vượng, Vũ Quần Phương ...; những tên tuổi của phong trào đô thị miền Nam như Ngô Kha, Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Dương Kỵ, Trần Quang Long, Bửu Chỉ, Thái Ngọc San, Lê Văn Ngăn...; những tên tuổi từ chiến trường chống Mỹ như Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Hải, Nguyễn Văn Thương, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Nhuận Vỹ, Thanh Thảo, Lâm Thị Mỹ Dạ ...; những tên tuổi của thời kỳ Đổi Mới và sau đổi mới như Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phong Lê, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Đình Sử, Trần Thùy Mai, Nguyễn Khắc Phê, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tấn Hầu, Inrasara, Đỗ Lai Thúy, Phùng Tấn Đông, Phạm Nguyên Tường, Trần Tuấn, Nguyễn Hữu Hồng Minh... ; những tên tuổi mới đến như Đinh Thị Như Thúy, Lê Huỳnh Lâm, Phan Tuấn Anh, Lê Minh Phong, Nguyễn Mạnh Tiến, Quang Huy ... Cùng với những tên tuổi ấy, các tác phẩm họ gửi đến cho Sông Hương xứng đáng tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
![]() |
Đông đảo các đại biểu, bằng hữu Sông Hương đã về dự lễ Kỷ niệm |
Những tên tuổi nghiên cứu văn hóa Huế và Việt Nam cũng đã xuất hiện rất nhiều trên Sông Hương: GS Nguyễn Hữu Đính, Phan Ngọc, Phan Thuận An, Bửu Ý, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Văn Dật, Trần Đình Sơn, Nguyễn Hữu Thông, Đào Hùng, Trần Đại Vinh...
Một dấu ấn hiếm thấy mà Sông Hương đã làm được là sự kết nối những người cầm bút trong và ngoài nước. Hiện tại, Sông Hương đang có mạng lưới cộng tác viên quốc tế khá rộng từ các nước Cộng hòa Pháp, Mỹ, Canada, Đức, Nga, Thụy Sỹ, Áo... Có thể nhắc đến các tên tuổi của GS Cao Huy Thuần, Võ Quang Yến, Đặng Tiến, Bùi Minh Đức, Võ Hương Lan, Trần Kiêm Đoàn, Khế Iêm, Biển Bắc, Nguyễn Đức Tùng, Thái Kim Lan, Đỗ Quyên, Trần Thiện Đạo, Nguyễn Dư, Hồ Đăng Định, Linhda Lê, Hiệu Constan... Không chỉ người Việt Nam ở nước ngoài mà còn chính các cây bút người nước ngoài cũng tham gia...
![]() |
Nhà thơ Bằng Việt - Phó Chủ tịch ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam phát biểu chúc mừng tạp chí |
Cùng với thời kỳ bùng nổ kỹ thuật số đang là xu thế tất yếu của đời sống nhân loại, Tạp chí Sông Hương đang chú ý một xu thế viết toàn cầu hóa và đang góp sức kiến tạo điều đó. Đó là lý do mà gần đây, Tạp chí Sông Hương đã chủ động tổ chức các chuyên đề về văn học hiện đại, hậu hiện đại, tân hình thức... Trên con đường mà sớm muộn gì văn chương Việt Nam cũng sẽ phải đi, việc chủ động những bước chân càng sớm, sẽ tỏ rõ tinh thần trách nhiệm cao trước công chúng bạn đọc trên hành trình phụng sự cái đẹp.
![]() |
Họa sĩ Đặng Mậu Tựu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế , phát biểu về những nỗ lực của Sông Hương |
Hiện nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng từ 30 năm trước, từ khi Tạp chí Sông Hương ra đời đến nay, với các giá trị của mình, Sông Hương đã luôn mang đẳng cấp của một tờ tạp chí có tầm toàn quốc. Sông Hương vui mừng vì đóng góp được cho Huế một địa chỉ văn hóa sang trọng; điều đó làm cho nhiều người Huế, đặc biệt là những người con Huế ở phương xa luôn lấy đó làm niềm tự hào.
Không dừng lại ở việc chú ý chăm lo tổ chức nội dung và hình thức, từ cuối năm 2008, Tạp chí còn mạnh dạn tổ chức bốn chương trình văn hóa xã hội:
Thứ nhất, Chương trình Phát triển Không gian văn hóa: Chương trình này nhằm tổ chức các diễn đàn để tạo bầu không khí sôi động về sinh hoạt văn học nghệ thuật - nghiên cứu văn hoá tại Huế. Chương trình đã tổ chức các buổi trao đổi “Thơ Huế thế hệ tôi”, tổ chức toạ đàm Thơ đến từ đâu với sự góp mặt của hàng trăm văn nghệ sỹ cả nước... Đặc biệt là Tạp chí đã tổ chức thành công Gala Tinh Hoa - Sông Hương để tôn vinh NXB Tinh Hoa, NXB âm nhạc chuyên nghiệp đầu tiên của VN xuất hiện tại Huế từ những năm 1940. NXB này đã tổ chức ấn hành các tác phẩm của nền tân nhạc Việt Nam buổi sơ khai, tạo điều kiện cho các tác phẩm đó nhanh chóng đến được với công chúng khiến cho nền tân nhạc VN thưở ban đầu được chắp cánh bay lên. Chương trình cũng đã tổ chức giao lưu với nhiều đoàn khách nước ngoài như Đoàn Nhà văn Nga do Thứ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga Vadim Fedrovic Terekhin dẫn đầu, đoàn nhà văn Mỹ về dự Hội nghị văn học Việt Mỹ... Tạp chí phối hợp với Viện Goethe Hà Nội, cổ xúy Tuần lễ phim Đức tại Huế thu hút hàng ngàn lượt người đến xem phim... Liên tục các kỳ Festival Huế, tạp chí đều có những chương trình hoạt động hưởng ứng mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
![]() |
Ông Ngô Hòa Ông Ngô Hòa - UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Tặng bằng khen cho các Tổng Biên tập, nhân viên tòa soạn Tạp chí Sông Hương qua các thời kì |
Thứ hai, Chương trình Tặng thưởng Sông Hương: Chương trình đã tặng thưởng cho các tác phẩm xuất sắc in trên Sông Hương. Bên cạnh tôn vinh các tác phẩm chất lượng, chương trình còn cổ xúy những đóng góp mới cho nền văn học, đặc biệt là các tác giả trẻ.
Thứ ba, Chương trình Tình Sông Hương: Chương trình đã có những hoạt động nhân ái như tặng quà cho các cháu bệnh tật hiểm nghèo, cho các cháu con em xích lô, xe thồ xứ Huế; tổ chức liên hoan cho hàng trăm trẻ mồ côi, lang thang đường phố; trao quà cho các nạn nhân da cam... với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng... Tạp chí đã cùng Hội Đồng hương tỉnh Thừa Thiên Huế tại TP HCM tổ chức thành công Đêm Văn nghệ Tình Sông Hương, quyên góp được số tiền lớn tiếp tục chia sẻ đến các số phận không may, trao học bỗng cho học sinh nghèo... Trong các năm 2012, 2013, tạp chí đã tổ chức liên tiếp 2 phòng tranh cho các họa sỹ khuyết tật đến từ khắp nơi trong nước. Đặc biệt, chương trình đã xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho một nạn nhân da cam ở A Lưới sinh 5 người con thì đã có 3 cháu qua đời, 1 cháu nằm liệt 18 năm qua và 1 cháy bị suy tim... Mới đây, Tạp chí đã vận động đoàn văn nghệ sỹ Thụy Sỹ hỗ trợ cho trẻ em da cam ở Hương Lâm, A Lưới 30 triệu đồng để xây dựng sân chơi mầm non...
Thứ tư, Chương trình Phát triển tài năng Trẻ, Chương trình nhằm phát hiện, bồi dưỡng các cây bút trẻ. Đây chính là lực lượng kế thừa cho văn học nghệ thuật tình nhà nói chung và Sông Hương nói riêng trong tương lai. Đặc biệt, Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế được tổ chức trong 2 năm 2009-2010 với kinh phí xã hội hóa đã thành công ngoài mong đợi...
![]() |
Nhà văn Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, tặng hoa cho các đại diện của Sông Hương trên mọi miền đất nước |
Bên cạnh đó, từ năm 2010, Tạp chí Sông Hương đã mạnh dạn tổ chức xuất bản thêm các số đặc biệt hàng quý. Đến nay, với 9 số đặc biệt được phát hành, đó thật sự là những ấn phẩm văn hóa chất lượng cao, xứng đáng với tầm văn hóa của vùng đất văn vật như xứ Huế.
Trang báo điện tử Sông Hương Online cũng đang trở thành một nhịp cầu nối liền những tâm hồn, những tri thức yêu văn hóa văn nghệ xứ Huế, Việt Nam và bạn bè quốc tế. Đến nay, trang điện tử đã có hàng chục triệu lượt truy cập từ 117 quốc gia, vùng lãnh thổ, chuyển tải nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, nhiều hình ảnh về văn hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế ra với bạn bè khắp nơi trên thế giới.
Trong một nền văn hóa, đóng góp của văn học nghệ thuật gần như là cốt lõi. Đã có một thời gian dài trước đây, các tác phẩm văn học được bao cấp in một lúc hàng vạn bản, các tạp chí văn học với vai trò là tác nhân thúc đầy sự phát triển VHNT, cũng được bao cấp in số lượng lớn và công chúng háo hức đón đọc. Thế nhưng thời kỳ đó đã qua rồi. Trong thời buổi kinh tế thị trường, việc tiếp nhận các tác phẩm văn học không còn được ưu tiên hàng đầu so vơi các vấn đề khác, việc cập nhật thông tin từ các báo thời sự hàng ngày trở nên cấp thiết hơn, và rõ ràng là việc tìm kiếm thông tin thời sự có tính chất thực tế hơn nhiều so với để dành thời gian cho việc tiếp cận tác phẩm văn học. Bên cạnh đó, sự bùng nổ thông tin internet khiến ngành báo in còn chao đảo, các tạp chí văn học ra định kỳ càng khó khăn hơn...
Trong bối cảnh chung như vậy, Tạp chí Sông Hương cũng gặp không ít khó khăn. Những khó khăn có thể nhận ra ngay về kinh phí còn hạn chế, về nhân sự còn thiếu khuyết. Tạp chí Sông Hương rất cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đã hỗ trợ cho tạp chí vượt qua những khó khăn trong thời gian qua, và rất mong sẽ được hổ trợ đầu tư hơn nữa trong thời gian đến, để có cơ hội phát triển hơn, ví dụ cho phép tạp chí xuất bản thêm 1 tháng 1 số cuối tháng thay vì 3 tháng một số như hiện nay... Đây không chỉ là một cú hích cho Tạp chí Sông Hương mà còn là thúc đẩy sự phát triển tầng sâu của văn hóa Huế.
Sông Hương, ngay từ khởi thủy, đã đứng về phía cái mới. Những bước thăng trầm của tạp chí đã minh chứng cho ý hướng tiên phong. Ngày hôm nay, trước những vấn nạn của nghệ thuật, vai trò của Sông Hương càng trở nên nặng nề hơn. Ý thức được sứ mệnh tiên phong, Sông Hương sẽ cố gắng vượt qua những khó khăn đang vướng phải, những khó khăn về tài chính, về nhân lực, và muôn vàn khó khăn khác…
30 năm qua, Sông Hương đã phát hiện và tôn vinh những giá trị mới của văn hóa Huế, của văn chương Việt Nam, giới thiệu và cổ xúy cho việc tiếp nhận các trào lưu văn học nghệ thuật mới của thế giới. Trong thời gian qua, Sông Hương đã không ngừng tìm lại những giá trị còn khuất lấp trong văn chương Việt, cố gắng đánh giá một cách công bằng, khách quan các giá trị của Văn học miền Nam trước 1975, tiên phong trong việc giới thiệu những trào lưu nghệ thuật mới như Hiện đại, Hậu hiện đại, Tân hình thức…Dựa trên nền tảng đó, trong tương lai, Sông Hương cố gắng sẽ tiếp tục không ngừng lớn mạnh và lan tỏa. Nhưng sự lớn mạnh của Sông Hương luôn phải dựa trên tâm huyết của các cộng tác viên và bạn đọc trong và ngoài nước.
Trong thời gian tới, bên cạnh gìn giữ dấu hiệu riêng là bản sắc văn hóa Huế, Tạp chí sẽ cố gắng tiếp tục thực hiện các công việc sau:
+ Tổ chức bài vở gắn bó với sự nghiệp xây dựng và phát triển trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở Thừa Thiên Huế nói riêng, cả nước nói chung. Tôn vinh các giá trị văn hóa Huế, tiếp tục là nhịp cầu của những người yêu Huế, là địa chỉ ấm áp của bà con Huế ở phương xa.
+ Sông Hương tiếp tục tôn vinh những giá trị đích thực của văn học nghệ thuật Việt Nam. Truy tìm và giới thiệu lại những giá trị đã gần như khuất lấp trong văn học nghệ thuật, trong văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng.
+ Tiếp cận và giới thiệu những trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.
+ Tổ chức những chuyên đề lớn có chiều sâu và có tính phát hiện. Tạo ra một diễn đàn tranh luận dân chủ, thẳng thắn, minh định cho những tiếng nói chân chính.
+ Phát hiện những cây bút mới, những người viết có nội lực đi xa, những người can đảm thử nghiệm, những người dám chịu cô đơn để sáng tạo, những chủ nhân thực sự trong hệ hình mới của nghệ thuật Việt Nam.
Tất cả nhằm hướng tới sự phồn thịnh chung, hướng sáng tạo làm đúng sứ mệnh của nó - sứ mệnh truy tìm, tiếp cận và kiến tạo cái mới.
Để làm được các vấn đề nói trên, ngoài việc nâng cao nội lực trong đội ngũ cán bộ của tạp chí; cần chú trọng phát triển mạnh mạng lưới cộng tác viên. Sẽ tiếp tục gắn bó và phát triển quan hệ với các tổ chức như Ủy ban Toàn quốc Các Hội VHNT Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Viện Văn học Việt Nam, các tạp chí chuyên ngành, các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu văn hóa...; tiếp tục tranh thủ kinh nghiệm của các nhà văn lão thành, vận dụng sự năng động của các cây bút trẻ cả trong và ngoài nước, tổ chức đội ngũ cộng tác viên là các cây bút đương đại của văn nghệ thế giới.
Tạp chí cũng sẽ phát triển hơn nữa trang thông tin điện tử để hội nhập sâu hơn với thế giới, phục vụ nhu cầu bạn đọc yêu thích văn học nghệ thuật, văn hoá trong nước và trên thế giới.
Với tinh thần vượt khó để phát triển, Tạp chí Sông Hương sẽ cố gắng nỗ lực trong thời gian đến để hoàn thành sứ mệnh nhịp cầu của những người yêu văn hoá nghệ thuật nước nhà và yêu Huế, đồng thời cũng mong sự ủng hộ nhiều hơn nữa của đông đảo cộng tác viên và bạn đọc đã sát cánh cùng Sông Hương 30 năm qua, sự quan tâm đầu tư hơn nữa của lãnh đạo tỉnh.
Với nhiệm vụ nặng nề như thế, SÔNG HƯƠNG tiếp tục mong đợi những tấm lòng của đông đảo cộng tác viên và bạn đọc, đông đảo những tấm lòng yêu văn hoá nghệ thuật nước nhà nói chung và Huế nói riêng!
Tạp chí Sông Hương đã soi mình trên dòng sông này suốt 30 năm qua, đã nhận lấy những tinh túy trong trẻo của đất trời xứ Huế và sự nồng nàn thao thiết chảy bên trời của dòng sông, để đóng góp cho vầng trăng nghệ thuật và từ đó tỏa rạng. Vầng trăng nghệ thuật của Huế và nước nhà, mỗi khi soi bóng trên dòng sông Hương, là mỗi lần thêm lần nữa nhận ra gương mặt của mình, đầy trí tuệ và nhân hậu.
Cũng trong dịp này Tạp chí Sông Hương đã vinh dự được nhận Bằng khen của Chính phủ. 6 cá nhân nguyên là các Tổng Biên tập qua các thời kỳ và 2 cán bộ tạp chí nhận Bằng khen của UBND tỉnh.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Lễ kỉ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương:
![]() |
Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh, người bạn thân thiết của Sông Hương |
![]() |
Và nhà thơ Phùng Tấn Đông, Đại diện của Tạp chí Sông Hương tại Quảng Nam |
![]() |
Tiến sĩ Thái Kim Lan phát biểu tại buổi lễ |
![]() |
Nhà thơ Phạm Nguyên Tường - Chủ tịch Hội nhà văn Thừa Thiên Huế, dẫn chương trình tại buổi lễ |
![]() |
Các tạp chí văn nghệ tặng quà cho Tạp chí Sông Hương |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bài: Tấn Quỳnh Ảnh: T.Giang
(SH) - Đây là một trong những hoạt động thực hiện chương trình đã ký kết giữa 5 vùng kinh đô cũ của Việt Nam.
(SH) - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Đội Công tác xã hội thanh niên TT Huế ( thuộc Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi TT Huế) tổ chức chương trình “Vui Tết thiếu nhi cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.
(SH) - Chiều ngày 27/5, tại 20 Lê Lợi ( Huế) Trung tâm học liệu - Đại học Huế đã tổ chức buổi tọa đàm đàm “Bảo tồn và gìn giữ kho tư liệu văn hóa lịch sử Huế cho thế hệ mai sau”. Tham dự tọa đàm có các nhà nghiên cứu Huế, những người quan tâm đến Huế và sinh viên Đại học Huế.
(SH) - “Nỗi niềm đấng quân vương” là tác phẩm do Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế dàn dựng đã được trao giải Bạc trong lễ bế mạc cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Tuồng và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc 2013 diễn ra tại Trung tâm văn hóa tỉnh Quảng Nam, thị xã Tam Kỳ vào tối 26/5.
(SH) - Huế đang mùa sen và đại lễ Phật đản (2557), đâu đâu cũng thấy hình bóng hoa sen. Sen trên các poster, hoa đăng trang trí. Trong biển hoa sen ấy còn có những tranh sen của họa sĩ trẻ Lại Thanh Dũng.
(SH) - Ngày 25/5/2013, tại 26 Lê Lợi, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì cuộc họp nhằm giải quyết và đưa ra kết luận cuối cùng xung quanh chuyện chiếc huy chương vàng không “chính chủ” gây xôn xao dư luận trong Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Bắc miền Trung tổ chức tại Huế vừa qua.
(SH) - Sáng ngày 22-5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã chính thức khởi công trùng tu các công trình Dũ Khiêm Tạ, Xung Khiêm Tạ, Khiêm Cung Môn thuộc lăng vua Tự Đức. Đây là dự án do Ban Quản lý dự án di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư, Công ty CP Tu bổ di tích Trung ương thi công.
(SH) - Ngày 18/5, tại chái đông Điện Thái Hòa (Đại Nội), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Phiên bản ấn vàng triều Nguyễn và văn bản hành chính.
(SH) - Khi 7 đóa sen hồng được thắp sáng trên dòng Hương thơ mộng cũng là lúc báo hiệu mùa Phật Đản năm 2013 (Phật lịch 2557) đã về.
(SH) - Sau khi được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô (TTBTDTCĐ) Huế đồng ý cho sửa chữa nhà (là quyết định trái thẩm quyền), 2 hộ dân sinh sống tại khu vực 1 của Di tích Lục Bộ đã đập bỏ nhà cấp 4 đang thuê ở để xây dựng nhà 2 tầng kiên cố.
(SH) - Huế đang nỗ lực xây dựng một môi trường du lịch tươi đẹp, thân thiện nhằm tạo ra ấn tượng đối với khách du lịch bốn phương. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có nhiều hành vi của những người làm du lịch đi ngược với mục tiêu này.
Tiếp nối những thành công từ chương trình “Ngôi nhà mơ ước” đã thực hiện tại Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trong năm 2012, Công ty Bia Huế tiếp tục đến với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, tiếp thêm nguồn lực để họ sớm “an cư, lạc nghiệp”.
Chiều ngày 12/5/2013, tại khuôn viên lăng Tự Đức, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật tổng kết trại sáng tác “Dấu thời gian”.
Đi trên quốc lộ 1A , khi qua thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, bạn sẽ nhìn thấy đầm Lập An. Cảnh đẹp thanh bình nơi đây mỗi khi chiều về sẽ khiến lòng bạn xao xuyến.
Tại thống Festival Nghề truyền Huế 2013, lần đầu tiên một cặp đèn pháp lam khổng lồ và hết sức độc đáo đã được trưng bày tại khu vực công viên Tứ Tượng (TP.Huế).
Đây là Liên hoan ảnh nghệ thuật do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp Liên hiệp Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức đã khai mạc sáng nay 28-4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Tại thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa cùng với Văn phòng Di sản Thế giới Luangprabang (Lào) ký kết thỏa thuận trao đổi hợp tác trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nhịp sống biển Đông là cuộc thi diễn ra trên chuyên trang tuoitre.vn/Nhipsongbiendong từ ngày 5-10-2012 đến 15-3-2013.
Nhà sưu tập Dương Phú Hiến đến từ Hà Nội và đem đến Huế những hiện vật vô cùng quý giá nằm trong số 40 nghìn hiện vật vô giá mà ông đang sở hữu.
Theo Ban Tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế 2013 cho biết, với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt,” Festival lần này đã nhận được đăng ký của 33 làng nghề (trong đó có 12 làng nghề của các địa phương trên cả nước, còn lại là của các địa phương trong tỉnh), với trên 170 nghệ nhân