Tạo đà cho những thay đổi tích cực về văn hóa

14:12 26/03/2021

Xây dựng đề án “Chiến lược phát triển ngành văn hóa TPHCM giai đoạn 2020-2035” là điều hết sức cần thiết và đã được UBND TPHCM thông qua mới đây. Trong tình hình hiện nay, việc xác định các hướng phát triển văn hóa sẽ vừa mang tính chiến lược, vừa có ý nghĩa thiết thực.

Không gian văn hóa tại TPHCM cần tiếp tục quan tâm, đầu tư để phù hợp nhu cầu thời đại (Ảnh chụp tại Đường sách TPHCM). Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Trong các nội dung đề án, việc xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xác định là một trong những nội dung cốt lõi để phát triển ngành văn hóa thời gian tới. Những năm qua, để hướng tới xây dựng TPHCM thành Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, thành phố đã triển khai việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay, 2 cơ sở văn hóa đặc biệt gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh là Bến Nhà Rồng (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TPHCM) và Nhà số 5 đường Châu Văn Liêm (phường 14, quận 5) được xếp loại di tích cấp thành phố và cấp quốc gia. 

Đề án chiến lược nhấn mạnh việc tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh rộng rãi trong toàn thể nhân dân bằng những hình thức phong phú. Cụ thể, đẩy mạnh các hoạt động sáng tác, xuất bản các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí, phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, về các gương điển hình. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật gốc, hiện vật liên quan đến hoạt động Bác Hồ; phối hợp các cơ quan nghiên cứu, bảo tàng trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu, tổ chức tọa đàm về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng đạo đức của Người. Ngoài ra, việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng các di tích gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại địa phương; phát triển các công trình văn hóa, các thiết chế văn hóa tiêu biểu, xây dựng Quảng trường Hồ Chí Minh tại TP Thủ Đức… sẽ được thực hiện. 

Theo PGS-TS Đỗ Ngọc Anh, Trường Đại học Văn hóa TPHCM, với việc đề án chiến lược được thông qua, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong thời gian tới sẽ trở thành niềm tự hào của thành phố. “Những hình ảnh, hiện vật về cuộc đời của Bác phải được thể hiện sâu sắc, ấn tượng hơn và đến thật gần với người dân. Nếu chưa làm được hết các quận huyện thì phải thực hiện được ở khu vực trung tâm thành phố. Không gian văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ là một bức tượng ngoài không gian công cộng hay vài ba tác phẩm văn học nghệ thuật… mà còn tổng hòa nhiều yếu tố, hướng đến hình thành lối sống nơi con người TPHCM, mang đậm chất văn hóa Hồ Chí Minh…”, PGS-TS Đỗ Ngọc Anh chia sẻ. 

Nâng cao sự thụ hưởng văn hóa của người dân 

Để thực hiện chiến lược trên, thành phố sẽ đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất, bộ máy quản lý văn hóa, sự phát triển các lĩnh vực văn hóa để có chính sách đột phá cho từng lĩnh vực văn hóa theo chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 

Khi thông tin đề án chiến lược được thông qua, rất nhiều đơn vị, cá nhân hoạt động trong ngành văn hóa vui mừng, bởi đó là tín hiệu tốt giúp ngành văn hóa tiếp tục có những bước chuyển mình đáng kể. Theo đại diện Trung tâm Văn hóa TPHCM, đây là một trong những bước tạo tiền đề cho các thiết chế văn hóa được chú ý, phát triển hơn. “Với đề án này, lãnh đạo thành phố sẽ nắm rõ hơn về hoạt động của các thiết chế văn hóa tại cơ sở, có số liệu cụ thể về bộ máy, cơ sở vật chất, nội dung hoạt động và hiểu rõ vị trí đặt để các trung tâm văn hóa đã phù hợp chưa… Hiện nay nhiều trung tâm được bố trí vị trí chưa hợp lý nên hoạt động khó khăn, khó quảng bá. Mong rằng sẽ có hướng điều chỉnh, xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp, xứng tầm, phục vụ nhu cầu thụ hưởng văn hóa ngày càng đa dạng của người dân”, đại diện Trung tâm Văn hóa TPHCM nói. 

Mục tiêu lớn nhất của đề án chiến lược là hướng tới nâng cao sự thụ hưởng văn hóa của người dân. Chị Nguyễn Thị Phương Nhung (32 tuổi, ngụ quận 10) cho rằng, hiện nay thành phố đã chú trọng việc xây dựng không gian công cộng như phố đi bộ, công viên, khu vui chơi…, tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật ở đây. Tuy nhiên, theo chị, sự thụ hưởng văn hóa giữa nội thành và ngoại thành còn chênh lệch khá xa: “Hy vọng với chiến lược mới sẽ tạo điều kiện cho nhiều người dân tiếp cận, thụ hưởng văn hóa, thậm chí tham gia cùng sáng tạo. Một điều nữa, thành phố còn thiếu những công trình văn hóa mang tính biểu trưng, đáp ứng yêu cầu giao lưu văn hóa nghệ thuật quốc tế, trong khi nhu cầu thụ hưởng văn hóa, hoạt động văn hóa của người dân bây giờ rất phong phú”. Còn anh Ngô Quang Duy (38 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) thẳng thắn chia sẻ: “Không ít người thấy rõ sự đầu tư cho văn hóa, các thiết chế văn hóa chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, với vị thế của thành phố. Hệ thống thiết chế văn hóa đang phát triển chậm, một số nhà hát, rạp chiếu phim... bỏ không. Rồi bảo tàng, các di sản văn hóa xuống cấp, người dân chưa mặn mà thưởng lãm, tìm hiểu. Văn hóa phát triển chưa thực sự mạnh, tác động hiệu quả đến xây dựng lối sống con người. Mong rằng, đề án chiến lược sẽ tạo đà cho những thay đổi tích cực”.

Theo Võ Thắm - SGGP

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Mặc dù được “mệnh danh” là vùng đất có nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời nhưng thiết chế văn hóa của Thừa Thiên- Huế đang còn nhiều bất cập. Nhiều địa điểm biểu diễn nghệ thuật chưa xứng tầm với các sự kiện quốc gia, quốc tế; hệ thống nhà văn hóa (NVH) ở các cấp được đầu tư xây dựng nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH

    Đâu phải cái gì cũng qua rồi là xong, là hết. Ra đi và sống mãi là chương trình truyền hình trực tiếp mà VTV đã thực hiện khi vị đại tướng của nhân dân đã ngủ yên trong lòng đất mẹ.

  • Một mùa tri ân, tôn vinh nghề dạy học nữa lại về, cả xã hội đang hướng đến những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức bằng những suy nghĩ, bằng cả việc làm theo cách nghĩ.

  • Báo cáo của Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn gửi Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong đợt lũ vừa qua, không có nhiều thủy điện xả lũ và mức xả không lớn. Thế nhưng phản ánh từ các địa phương cho thấy bản báo cáo này hoàn toàn khác xa với thực tế.

  • Cách đây vừa tròn 96 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Bônsêvích Nga và Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

  • Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.

  • Tại Đà Nẵng, được sự uỷ quyền của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin vừa tổ chức hội thảo khoa học “Quản lý chất lượng sản phẩm văn hóa qua công tác xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.

  • Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.

  • Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị phát động học tập, noi theo tấm gương cao quý và mẫu mực vị Đại tướng anh minh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tất cả những kiến nghị này, theo ông Kim là xuất phát từ tâm nguyện của nhân dân.  

  • Di chuyển chậm rãi giữa biển nguời lưu luyến, sau gần 3 tiếng đồng hồ, đoàn xe tiêu binh chở linh cữu Đại tướng vừa về đến khu vực Vũng Chùa. Nguời đưa tiễn đang đếm những bước chân cuối cùng trên hành trình đưa Đại tướng về nơi an nghỉ...

  • Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương.

  • Chuyên cơ chở linh cữu linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cất cánh từ Sân bay Nội Bài hướng về đất mẹ Quảng Bình.

  • ầu Giấy, Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng rồi tới cầu Thăng Long... lùi dần sau cỗ linh xa đưa Đại tướng rời Hà Nội. Người dân thủ đô đều bật khóc khi nói lời tiễn biệt... Chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh hướng về Quảng Bình.

  • Dồn dập các tin báo vỡ đập, xả lũ khẩn cấp khiến phố phường, làng mạc chìm sâu dưới biển nước đục ngầu, dân chúng phải bỏ của chạy lấy người hoặc mất mạng trong dòng xoáy. Công luận đặt câu hỏi: Vì sao hồ đập thủy lợi, thủy điện được xây dựng vì lợi ích cộng đồng, lại trở nên nguy hiểm đến như vậy?

  •  Dù chưa phải là tang lễ chính thức nhưng ngay từ chiều nay (6/10), nhiều người dân đã tập trung tại số 30 phố Hoàng Diệu để vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 vào lúc 18 giờ chiều ngày 4 tháng 10 năm 2013 hưởng thọ 103 tuổi.

  • Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.

  • Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ… 

  • Trong những ngày mùa thu lịch sử năm Ất Dậu (tháng 8-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta nhất tề nổi dậy, tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa đập tan gông xiềng nô lệ, ách áp bức thực dân hơn 80 năm và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm, dựng nên một nhà nước mới - Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

  • Theo Bộ Công thương, ngoài hàng loạt các dự án mới bị đề nghị loại bỏ, đến nay vẫn có 340 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã đi vào vận hành hoặc đang trong quá trình đầu tư xây dựng.