Sau gần một thế kỷ bị chìm trong quên lãng, "Temperature" - tác phẩm của nhà văn F. Scott Fitzgerald - đã được xuất bản trên một tạp chí.
F. Scott Fitzgerald được coi là nhà văn của "kỷ nguyên jazz".
Một loạt bản thảo của các nhà văn nổi tiếng được cho là thất lạc đã được tìm thấy và xuất bản trong tháng 7. Sau Go Set A Watchman (Harper Lee) và What pet should I get (Dr. Seuss), Temperature của F. Scott Fitzgerald vừa ra mắt bạn đọc.
Temperature là tác phẩm cuối cùng của F. Scott Fitzgerald, được hoàn thành khoảng một năm trước khi ông ra đi ở tuổi 44. Câu chuyện 8.000 từ được cho là tự truyện của tác giả về khoảng thời gian khó khăn những năm cuối 1930.
Năm 1937 khi lâm vào cảnh tài chính khó khăn, Fitzgerald chuyển đến Hollywood - nơi được ông mô tả là "ghê tởm" nhưng cũng là “lịch sử của mọi nguồn cảm hứng”. Hợp đồng viết kịch bản của ông với hãng phim MGM hết hạn. Buồn đời, ông từng hai lần phải nhập viện vì chứng nghiện rượu trong năm 1939.
Temperature là câu chuyện hài hước về sự thất bại, bệnh tật và tình trạng suy sụp - chủ đề thường thấy trong tiểu thuyết của Fitzgerald. Tác phẩm xoay quanh Emmet Monsen - một nhà văn Los Angeles nghiện rượu và mắc bệnh tim. Anh được mô tả là “ăn ảnh, mảnh khảnh, có vẻ đẹp buồn và luôn tự hủy hoại chính bản thân mình”. Trong khi Emmet cố gắng trở thành một nhà biên kịch và khôi phục sự nghiệp văn chương thì mọi người xung quanh - từ nhóm bác sĩ, trợ lý riêng đến người tình là một nữ diễn viên Hollywood - ngày càng xa lánh anh.
Năm 1939, bản thảo tác phẩm đã bị các tạp chí từ chối và mãi cho tới 76 năm sau mới được xuất bản. Andrew Gulli - giám đốc của tạp chí The Strand - tình cờ tìm thấy bản thảo này trong các tài liệu lưu trữ tại đại học Princeton. Vị giám đốc nhận xét: “Fitzgerald đã sử dụng khả năng trào phúng của mình để chế giễu mọi người, từ các bác sĩ, thần tượng Hollywood và các quy tắc xã hội”.
Đây không phải lần đầu tiên tác phẩm của Fitzgerald được tìm thấy và xuất bản. Năm 2012, The New Yorker đã đăng tải truyện ngắn dài 1.200 chữ Thank You For the Light - một tác phẩm đã bị chính tạp chí này khước từ vào năm 1936.
Francis Scott Key Fitzgerald (1896 - 1940) là nhà văn Mỹ sinh ra trong một gia đình theo đạo Cơ đốc Ireland, nổi tiếng với các tác phẩm viết về "thời đại Jazz". Không giống như những nhà văn khác, ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay This Side of Paradise (Phía bên kia địa đàng, 1920), ông đã gây được tiếng vang. Tiếp theo đó, các tác phẩm khác của ông như Flappers and Philosophers (Những cô nàng và những triết gia, 1920), The Beautiful and Damned (Đẹp và đáng nguyền rủa, 1922), Vegatable (Rau cỏ, 1923)..., đặc biệt là The Great Gasby (Gasby vỹ đại, 1925) đã tạo nên tên tuổi cho nhà văn.
Theo Lê Chinh - Vnexpress
Pushkin - Chekhov - Prisvin - Dostoyevsky
HOÀI PHƯƠNG
Việc làm tranh giả chỉ đến thế kỷ thứ 17 mới bắt đầu phát triển, trước đó người ta thường làm các đồ mỹ nghệ hay các loại tượng giả.
LÊ ĐẠT
(Giới thiệu và dịch)
Thế kỷ XX, một trào lưu thơ được mệnh danh là thơ mới Pháp từ sông Seine đã tràn qua các đại dương và ảnh hưởng sâu đậm đến phong trào thơ thế giới.
MOHINEET KAUR BOPARAI
CHU ĐÌNH KIÊN
Vượt qua nhiều nhà văn tên tuổi được bạn đọc trên toàn thế giới mong đợi được gọi tên như: Annie Ernaux (Pháp), Margaret Atwood, Anne Carson (Canada), Haruki Murakami (Nhật Bản), Ludmila Ulitskaya (Nga), Ngũgĩ wa Thiong’o (Kenya)… năm nay, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố quyết định trao Giải Nobel Văn học năm 2021 cho nhà văn Abdulrazak Gurnah (1948).
NGUYỄN VĂN DŨNG
Bút ký
Là thủ đô của vương quốc Thụy Điển, Stockholm được mệnh danh là “Một trong những thành phố đẹp nhất thế giới”, là “Thủ đô xanh”, là “Thủ đô của những thủ đô vùng Scandinavia”, là “Thành phố của mọi cảm giác”, là “Thành phố của nước và cây”, là “Venice của phương Bắc”, là “Con đường dẫn đến giải Nobel”… Tôi thích hình tượng: Con đường dẫn đến giải Nobel.
MICHAEL MARDER
Tất cả chúng ta đều đã nghe nói đến công dụng của vi khuẩn đường ruột khi tham gia tích cực vào trong quá trình tiêu hóa của con người và động vật. Đó là ví dụ hoàn hảo về sự cộng sinh, hay sự chung sống lâu dài của các sinh thể thuộc các loài khác nhau.
MICHAEL MARDER
Michael Marder là giáo sư triết học tại Đại học Basque Country, Vitoria-Gasteiz. Ông làm việc trong các lĩnh vực như hiện tượng học, triết học chính trị và lý luận về môi trường. Là tác giả của 10 đầu sách gồm Plant-Thinking (2013), Pyropolitics (2015), Dust (2016),… Hiện ông đang triển khai hướng tiếp cận triết học về vấn đề năng lượng vốn được truyền cảm hứng từ suy tư về cây cỏ, thực vật.
EMMANUEL ALLOA
Cơ chế của mỗi trận đại dịch đều hết sức quen thuộc: mỗi cuộc khủng hoảng đều có những thủ phạm nhất định của nó.
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
Tiểu thuyết ngắn Chết ở Venice được Thomas Mann cho ra đời năm 1912, khi bệnh tả là một căn bệnh đang gây ra cái chết hàng loạt ở Ý.
CARLOS SPOERHASE
Ta có thể đánh giá Louise Glück qua các tác phẩm mà bà đã xuất bản trong vòng 5 thập niên vừa qua, vốn đã được trao tặng những giải thưởng văn học danh giá nhất nước Mỹ.
VŨ THƯỜNG LINH
LGT: Kỷ niệm 75 chiến thắng chủ nghĩa phát xít (1945 - 2020), chúng ta quay lại vấn đề “The Reader” (Người Đọc) của nhà văn người Đức, Bernhard Schlink, đã vang dội trong tâm thức văn học toàn thế giới.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc “Lời nguyện cầu Chernobyl” - Nxb. Phụ Nữ, 2020)
GIÁP VĂN CHUNG
Truyện Kiều của Nguyễn Du, không chỉ là kiệt tác vô tiền khoáng hậu của thi ca và văn học Việt Nam, mà còn là viên ngọc quý mãi mãi lấp lánh sáng của văn hóa Việt Nam.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Đầu tháng 5 năm 1989, từ Moskva, nhà văn Vương Trí Nhàn rủ tôi đi thăm nhà giáo Trần Đình Sử(*) đang làm thực tập sinh cao cấp ở thủ đô Kiev của nước Cộng hòa Ucraina.
ORHAN PAMUK
Trong bốn năm qua, tôi đã và đang viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử kể lại câu chuyện diễn ra vào năm 1901, trong suốt giai đoạn được biết đến với cái tên Trận đại dịch hạch thứ ba. Đó là một đợt bùng phát bệnh dịch hạch đã giết chết hàng triệu người ở châu Á khi mà châu Âu không chịu nhiều ảnh hưởng từ nó.