Tà Cơn ngày hôm nay

07:33 27/07/2013

NHÂN KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7/2013

HỒNG NHU
          Bút ký

Di tích sân bay Tà Cơn (Nhà trưng bày và bãi trực thăng) - Ảnh: internet

Một ngày tuần cuối của tháng tư, nói về âm lịch là tháng ba, đoàn Nhà văn Thừa Thiên Huế lên đường bằng xe ô tô ra thăm tỉnh Quảng Trị sau khi đã khai mạc Trại sáng tác Văn học Biển đảo Quảng Trị - Cồn Cỏ năm 2013 từ 24/4 đến 4/05 ở Huế.

Khoảng hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã có mặt ở thành phố Đông Hà. Không hề dừng lại ở đây, xe chạy luôn lên Khe Sanh huyện Hướng Hóa. Gần tám chín chục cây số, dưới nhiệt độ chừng ba mươi lăm độ C, chúng tôi có mặt ở ngay Làng Vây và di tích Sân bay Tà Cơn mấy chục năm về trước 1968 - 1971.

Tà Cơn ở miền núi, rừng đồi nối nhau nằm dài cả trên sự khốc liệt của đất đỏ, nước non khô cạn. Nếu tính diện tích của sân bay, mấy anh trực ở đây công bố là 200 héc ta, đường bằng khoảng ngắn chỉ là 1.200m dài: đây là sân bay trực thăng của quân đội Mỹ mấy chục năm trước. Họ đã thua ta tan tác, chạy mất tăm từ đó. Tọa độ pháo binh của ta đã “tiễn đưa” quân Mỹ một cách ngon lành. Những cổ vật để lại trước mắt mọi người dân quần chúng, kể cả quốc tế. Ai muốn vào thăm cứ thoải mái đến nơi, chẳng ai bị ngăn cách.

Tôi đi bộ nhanh vào trước, làm cho cả đoàn nhà văn mười người tuổi tác còn thấp hơn đi sau tôi; sự thua kém vui này của các bạn đồng nghiệp Huế nổ ra một trận cười hoan hô. Tôi bỏ qua chiếc hầm trú ẩn của Mỹ quá chắc chắn còn nguyên, gồm những bao bì đất cát bên trong, bên ngoài là bao vải ni lông gần như còn khá mới, mặc kệ cho bao nhiêu trận trời mưa to nhỏ dội xuống. Ở ngoài chợ các nơi ở thành phố Huế, Hà Nội, Sài Gòn tất cả bao vải ni lông ở đây đều không có mà bán cho dân về dùng ở nhà, ở phường xóm thôn.

Tôi dở sổ sách ra ghi chép luôn sát bên cạnh chiếc trực thăng UH - 1H. Số 83 ghi ở trên đầu, chiều cao 5,5m, chiều dài 1l,34m. Màu xanh đậm khá đẹp của trực thăng bỗng dưng được một bầy chim sẻ sà tới đậu khắp trên lưng trên đuôi của nó. Chim sẻ này khá quen thân ở nông thôn, có thể đậu một con trên vai tôi. Sự thân ái con người của chim sẻ mà!

Tôi giơ tay như tạm biệt đàn sẻ, bước tới phía Đông Nam sát sạt bên chiếc trực thăng thứ 2. Chiếc này khác chiếc nọ. Gần như không có đuôi, chỉ vuông vắn tròn trịa đằng sau. Các cánh quay khi bay như mới làm vậy, không hề bị xây xát một tí. Nhưng không thấy chim sẻ sà tới như ở chiếc trực thăng số 1 kia. Tôi thấy chiếc trực thăng số 2 này chỉ cô đơn một mình. Tôi liếc mắt rất sâu nhìn ngó những tấm cửa sổ nhỏ hai bên thân của chiếc trực thăng này. Họ để cho các lính xe tăng ngồi ở trong có thể nhìn xét ra ngoài trong lúc đang bay. Thật là lạ! Sở dĩ không có đuôi mà chỉ có những móc lớn ở dưới bụng, để mếc vào đó chiếc xe tăng sẽ sà xuống đất mà hoạt động. Quân Mỹ nghĩ vậy mà làm như vậy những năm qua. Số hiệu trên đầu trực thăng là 025, trên thân đằng sau là 8025 dưới hàng chữ US Army.

Cách xa hơn vài trăm mét về phía Đông mấy chiếc trực thăng này là chiếc máy bay loại lớn hơn, chuyên chở những vật dụng hàng hóa dùng cho cuộc sống của đội quân Mỹ, thực phẩm đồ ăn thức uống, và cả quần áo bên ngoài, bên trong kể cả những đồ lót....

Cách trên trời xuống đất của những trực thăng quân sự này ở Tà Cơn là cách “bung dù” đằng sau. Bởi vì đường băng ngắn, rõ ràng. Bị quân ta săn bắn bằng pháo binh, đội quân Mỹ không xuống đất được, họ chỉ ném xuống đất những gì cần ném. Và chuồn ngay lập tức, vội vàng...
 

Nhà văn Hồng Nhu và đôi trai gái người Mỹ


Chúng tôi rời di tích sân bay để ra cổng. Đùng một cái, một đôi trai gái xộc tới, nhẹ nhàng. Cả đoàn ra cổng ngồi đợi tôi khi thấy tôi xuất hiện là lạ “Hê lô!” dừng đôi trai gái lại vì họ là người Mỹ. Rất tin mình đoán đúng, bởi vì đôi trai gái vừa vào xem xong rồi, tôi nói với hai đứa như hàng con cháu tôi, rất nhanh và hay. Cô gái cúi đầu nhẹ nhõm, dễ thương. Chàng trai trẻ măng quàng tay ôm tôi từ sau lưng như đối với bác, chú, rồi cười phấn chấn và lãng mạn. Thấy cảnh này, đoàn nhà văn Huế chạy tới, đưa khá nhiều máy chụp ảnh lên. Một hai ba... xong rồi! Đôi trai gái chào chúng tôi, từ từ bước lên xe du lịch con đến đón họ.

Chúng tôi sau khi lên Làng Vây hồi xưa nay đã quá vắng lặng, và không còn người dân tiếng tăm nào cắm rễ ở đây nữa để tiếp tục trò chuyện. Tôi nghĩ bụng rằng vào một dịp khác để tới làng văn hóa nay là Hòa Thành ngoài phố. Đoàn sẽ trở về Hotel Tùng Việt, nơi Ban Chấp hành Hội Nhà văn tỉnh đã đặt chỗ trước rồi. Sẽ ăn tối ở Tùng Việt vào lúc sáu giờ chiều. Lúc này mới gần một giờ chiều, chưa ăn trưa, chúng tôi sà vào một quán ăn cạnh bên đường quan. Vừa ăn tôi vừa kể chuyện đôi trai gái Mỹ cho cả đoàn nghe. Chàng trai to cao, da rất trắng, mặt rất cân đối, đẹp trai vào loại nhất nhì. Cô gái tóc như mây, mắt xanh rất tuyệt. Mặt mày vừa trang trọng vừa như có tài danh; tôi sực nhớ đến Truyện Kiều, có thể so sánh với chị em Thúy Kiều, Thúy Vân của Nguyễn Du ở Việt Nam mình: “Vân vừa trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da/ Kiều càng sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại là phần hơn/ Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh/ Một hai nghiêng nước nghiêng thành...”. Cô gái này chẳng biết là vợ hay bồ của chàng trai. Bố của chàng mất đã lâu ở bên nước. Ông ấy chính là phi công lái trực thăng ở ngay Tà Cơn này. Trong gia đình ông chưa có một ai qua đây. Chàng trai là con trai út của ông, người đầu tiên tốt đẹp sang Việt Nam lần này. Chàng đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành Y tế, giờ đây đang làm luận án tiến sĩ. Hai năm nữa chàng mới bảo vệ luận án. Ở nhà bên đó, còn người mẹ chàng tuổi đã cao nhưng rất thọ. Tất cả tiền nong qua Việt Nam lần này, cô gái đó của cháu - chàng trai nói với tôi - bỏ ra trọn vẹn. Như vậy, tôi gật đầu xác nhận cô bé đó là bồ của chàng trai, hơn nữa là vợ chưa cưới của chàng.

Mấy bạn nhà văn nhà thơ trong đoàn hỏi tôi tên thật của chàng trai Mỹ. Tôi ngần ngại một lát, rồi nói:

- Nghe hắn xướng một cú: “Van Persie!” Rồi sau, một cú tiếp: “Gibs!”.

Tôi giải thích cho các bạn mình hiểu rằng: Thôi kệ! có lẽ chàng trai trẻ Mỹ hô tên bản thân không đúng, không gian dối vì vui vẻ, vì muốn trùng tên; vì hắn mê thích đội bóng đá vô địch năm nay ở nước Anh là Manchester United trước cả 4 trận đấu nữa. Hai tên tuổi của họ là hai cầu thủ trứ danh: Persi và Gibs. Hắn tự mình nghĩ rằng mình là một công dân Mỹ quốc vô cùng bái phục dân tộc Việt Nam ở tỉnh Quảng Trị đã chiến thắng vô cùng khốc liệt, vô cùng vinh quang ở Tà Cơn mấy chục năm trước đây! Chàng trai kể riêng cho tôi nghe câu chuyện mà người phi công trực thăng là bố đẻ của chàng đã kể lại về chiến công của quân dân Việt Nam ở sân bay Tà Cơn cùng ở Làng Vây nữa, cho cả gia đình của ông nghe ròng rã cả bao nhiêu năm đối với cả dân nước Mỹ; trước khi ông trở về nằm dưới nấm mồ của chính ông ở đất nước Mỹ.

Cảnh đẹp của Tà Cơn ngày hôm nay càng đẹp càng huy hoàng vì núi rừng vì đường sá, cầu cống, công trình hiện đại..., cả những con chim và cả những Con Người.

27/4/2013
H.N
(SH293/07-13)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HOÀNG LONG
           Tùy bút

    Nhắc đến Nhật Bản là người ta nhớ ngay đến một đất nước vô cùng độc đáo về văn hóa và sáng tạo, dung hòa được những điều mâu thuẫn cùng cực và tư phản nhau.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                    Bút ký  

    Trong những giấc mơ buổi giao mùa, tôi bồng bềnh trôi trên những đám mây trắng bay qua con đèo quanh co, khúc khuỷu. Một bên là núi rừng xanh thẫm, một bên đại dương mênh mông không bến bờ.

  • Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27 - 7  

    DO YÊN

  • NGUYÊN HƯƠNG
                Tạp bút

    Bóng đêm như một ẩn dụ về tri kỷ. Chỉ cần im lặng thấu hiểu mà không đòi hỏi được nghe lời thề thốt thanh minh.

  • BỬU Ý

    Suốt trên ba mươi năm hiện diện, Tạp chí Sông Hương hiển nhiên xác lập được sự trưởng thành của mình bên cạnh những tập san, tạp chí uy tín nhất của cả nước.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                Tản văn  

    Hà Nội bây giờ, chẳng ai dám quả quyết là đã quan sát, tìm hiểu và có thể bình phẩm một cách đầy đủ. Đơn giản, chỉ vì Thủ đô hôm nay quá… mênh mông.

  • NGUYỄN VĂN TOAN
                            Bút ký

    Cái cảm giác một lần nghe tên mình vọng lại từ trập trùng núi rừng xanh thẳm chẳng dễ gì quên được, nhất là với người sinh ra từ nơi chốn ấy.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Có những ngày tháng đi qua đã để lại nỗi trống vắng hoang tàn cho con người và tạo vật. Và đôi khi ta thấy tiếc nhớ những ngày tháng ấy như tiếc một món vật cổ điển đã mất đi, dẫu biết rằng theo nhịp tuần hoàn mỗi năm, ngày tháng ấy còn quay trở lại.

  • THÁI KIM LAN

    "Từ đó trong vườn khuya
    Ôi áo xưa em là
    Một chút mây phù du“

  • VŨ DY    
         Tùy bút  

    Cuối năm, đó là khoảng thời gian người ta nhiều xúc cảm nhất. Buổi sáng, ngồi nhà không yên, lấy xe chạy lòng vòng thị trấn coi không khí chuẩn bị đón tết của bàn dân thiên hạ.

  • THÁI KIM LAN  
           Tùy bút  

    Cây hải đường ở vườn bà nội tôi thuở ấy đứng trước bình phong nhà Từ đường họ ở đồi Hà Khê. Không biết nó đã ở đó bao lâu, lớn khôn ra làm sao, trong rét mướt mùa đông và nắng nồng mùa hè có than vãn vật vả như con người?

  • NGUYÊN HƯƠNG
                Tùy bút

    Ta đã từng dựa vào những đêm mưa như một chút ân huệ cuối cùng của đời sống. Nơi đó có dấu chân của những kẻ đi hoang đốt cuộc đời mình trong bóng tối và cũng có thể là nơi những tên trộm lấy đi một vài thứ không thuộc về mình. Rồi một ngày kia dấu chân tan vào mưa, như suối tan ra giữa muôn trùng đá sỏi.

  • LINH THIỆN

    Đã gần 30 năm, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Huế, tôi được phân công về dạy học ở tỉnh Minh Hải1 - mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.

  • PHÙ SINH

    Trước khi viết về con hến, thiết nghĩ cũng nên tào lao mấy chuyện về mấy loài nhuyễn thể dưới đáy sông.

  • NGUYỄN VĂN UÔNG
                      Tùy bút

    Chuyện làng thì nói mãi vẫn có người thích nghe. Thơ nhạc cũng không ít lời ca ngợi.

  • PHI TÂN
       Tùy bút   

    Sông Ô Lâu chảy qua làng tôi là đoạn cuối trước khi đổ ra Cửa Lác để hòa vào phá “mẹ” Tam Giang.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    1. Mấy ai sinh ra và lớn lên mà không có quê hương? Quê hương đó, có thể là phố phường, là nông thôn đồng bái! Mỗi nơi ở mỗi người, đều có một kỷ niệm đầu đời chẳng thể quên.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    Trong hàng trăm loài cây xanh đô thị, có lẽ cây Hoa sữa là cây gây nhiều ấn tượng cho nhiều người nhất.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

    Ông Giám đốc Viện Nghiên cứu Du lịch lấy từ trong cặp ra một cái kính đeo mắt hơi lạ, mắt kính đen kịt như mực, bấm nút nghe có tiếng rè rè như máy ảnh, bảo tôi mang thử.

  • bút ký của Lê Vũ Trường Giang

    Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất mỏng như lưỡi liềm, những đường cong với nhiều bãi tắm đẹp thu hút du khách cùng những làng nghề chế biến muối và nước mắm nổi tiếng.