Suy ngẫm về bộ tiểu thuyết lịch sử thời Trần của Hoàng Quốc Hải

10:46 30/07/2009
HOÀNG CÔNG KHANHCó một thực tế: số các nhà văn cổ kim đông tây viết tiểu thuyết lịch sử không nhiều. Ở Việt Nam càng ít. Theo ý riêng tôi nguyên nhân thì nhiều, nhưng cơ bản là nhà văn viết loại này phải đồng thời là nhà sử học, chí ít là có kiến thức sâu rộng về lịch sử. Cũng nhiều trường hợp người viết có đủ vốn liếng cả hai mặt ấy, nhưng hoặc ngại mất nhiều công sức để đọc hàng chục bộ chính sử, phải sưu tầm, dã ngoại, nghiên cứu, đối chiếu, chọn lọc hoặc đơn giản là chưa, thậm chí không quan tâm đến lịch sử.

Bộ tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải - Ảnh: noiket.com.vn

Lại có một thực tế nữa. Phần lớn những nhà văn chuyên về tiểu thuyết lịch sử có tâm huyết - ngoại nhiều hơn nội - đã tạo nên những kiệt tác bất hủ, làm vẻ vang cho đất nước mình, được đương thời và hậu thế ngưỡng mộ, tôn vinh. Hiển nhiên, những người tái tạo và làm phong phú lịch sử bằng văn học ấy, phải có tầm khái quát lịch sử, và nhất định phải có phương pháp đặc dụng và hữu hiệu riêng của mình, mỗi người một vẻ. Trong lời Tựa của bộ tiểu thuyết lịch sử thời Trần của mình, Hoàng Quốc Hải đã liệt kê những trường phái tiêu biểu về bộ môn này ở các châu Âu, Á và Mỹ. (Xin đọc trong sách, miễn kể lại vì rất dài). Nội dung chính của các trường phái ấy là quan niệm và phương pháp sáng tác tiểu thuyết lịch sử. Qua kiểm nghiệm, có thành tựu, có thất bại, có cái được đồng tình, có cái bị phản bác. Để viết bộ tiểu thuyết lịch sử thời Trần đồ sộ, đương nhiên nhà văn Hoàng Quốc Hải cũng phải có quan niệm và phương pháp riêng của mình. Xét kỹ, tác giả đã tiếp thu có ý thức những cái “được” và tránh những cái “chưa được” của những người đi trước. Thêm vào đó, bằng bút pháp riêng của mình, tác giả còn sáng tạo nên những nét độc đáo (originalité), ghi đậm dấu ấn riêng của mình không giống bất cứ ai trong tác phẩm. Xin được phép gọi đó là “Dấu ấn Hoàng Quốc Hải”. Chưa định hình nhưng đã manh nha một trường phái Hoàng Quốc Hải. Thời gian và công luận sẽ đánh giá, xác định.

Từ những thành tựu của bộ môn này, mặc nhiên một câu hỏi có tính hệ quả được đặt ra: Vậy thế nào là một tiểu thuyết lịch sử? Lấy gì làm chuẩn mực để phân biệt đâu là tiểu thuyết lịch sử đích thực với tiểu thuyết lịch sử nói chung? Câu trả lời xác đáng nhất là ở trong nội dung của tác phẩm, ở ngay trong bộ tiểu thuyết lịch sử thời Trần của Hoàng Quốc Hải. Trước hết hãy tìm hiểu xem điều gì đã dẫn dắt, lôi cuốn, tiếp máu cho tác giả để anh cần mẫn thu gom, chiu chắt tài liệu, rồi vắt kiệt tâm lực trong gần hai chục năm đằng đẵng, để đạt đến hơn 2000 trang sách, dựng lại đầy sức thuyết phục cả thời đại hưng suy dài tới 175 năm của nhà Trần? Nếu không có lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tôn kính tổ tiên, khuyến thiện trừ ác, bênh chính diệt tà muốn những người thờ ơ với lịch sử đất nước hãy nghĩ lại thì dù tài giỏi đến xuất chúng, anh cũng không làm nổi. Mạch văn của anh sát phạt nhưng phân minh, công bằng, tỉ mỉ, thấu đáo mà chững chạc, nghiêm cẩn.

Lịch sử thường bị bụi bặm thời gian và của chính con người phủ đắp lên. Ở dưới ấy có “những điều kỳ diệu và cả những khổ đau” (lời của H.Q.H trong bài tựa). Tác giả đã tự tay quét sạch lớp bụi che lấp ấy để thấy được sự thật và không thật của lịch sử. Đó chính là phương pháp “suy trần xuất tân=phủi bụi cũ đi tìm cái mới” đứng đắn, đúng long mạch, một đóng góp quý giá cho phong trào “phục hồi vốn cổ dân tộc” do các nhà văn viết tiểu thuyết và kịch lịch sử lỗi lạc của Trung Quốc cô đúc được. Không những Hoàng Quốc Hải đã phục hiện lại diện mạo đích thực của nhà Trần, mà còn lấp được những lỗ hổng, những kiến giải thiếu khách quan đối với những nhân vật chủ chốt của lịch sử như Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly; còn biểu dương được công tích, tầm cao trí tuệ của những nhân tài mà các nhà viết sử phong kiến chỉ lược qua như Chu Văn An, Trần Nhân Tôn; lại còn phân tích những nguyên nhân và hậu quả tai hại của những kẻ bán nước và làm sụp đổ cả vương triều như Trần Kiện, Trần Ích Tắc, Trần Dụ Tôn...

Với bút pháp điềm đạm, tình lý rạch ròi như mũi khoan khoét sâu vào tính cách nhân vật, vào nội hàm sự kiện có dự báo; anh đem đến cho người đọc cả chân thực lẫn chân lý lịch sử. Có một số nhân vật và sự kiện hư cấu hợp “logic” theo thủ pháp văn học: “Chòm sao tôn nguyệt” (sao mờ đi cho ánh trăng tỏ sáng hơn) mà Tào Tuyết Cần đã sử dụng trong Hồng Lâu Mộng, với mục đích làm nổi bật nhân vật chính, sự kiện chính.

Tại sao Hoàng Quốc Hải làm được như thế? Xin mượn tạm một số tiêu chí thẩm định giá trị của một tác phẩm (cả lịch sử lẫn hiện đại) mà các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử của Châu Âu trong thế kỷ XX đã gom được qua nhiều cuộc trao đổi, tranh luận, dùng nó để soi vào bộ sách hoành tráng của anh. Các tiêu chí đó gồm: - Trong sáng dễ hiểu (Clair), 2- Chính xác (Précis), 3 - Gọn gàng (Concis). Bằng kinh nghiệm riêng, tôi xin thêm vào điểm thứ 4 nữa: Chọn lọc (Choisi).

Hoàng Quốc Hải đã sử dụng bút pháp truyền thống, nhưng đã lược bỏ nhiều từ ngữ, thành ngữ Hán cổ lỗ, khó hiểu đối với lớp độc giả trẻ hôm nay. Anh lựa những cụm từ phổ cập, dễ hiểu, đôi khi còn giải nghĩa một cách kín đáo, nhẹ nhàng. Cấu trúc của câu văn sáng sủa, lôi cuốn như vó ngựa đi nước kiệu, dễ thấm sâu vào người đọc. Đó là tiêu chí đầu tiên.

Để xây dựng tính cách nhân vật thật sâu, giải thích sự việc thật rõ, anh dùng rất nhiều chi tiết tâm lý, lịch sử đáng tin cậy, những phong tục, tập quán, giọng điệu ngôn ngữ phù hợp với thời đại lịch sử, không sa vào chỗ cổ lỗ, cũng không hiện đại hoá một cách kệch cỡm. Đó là tiêu chí chính xác. Sự chính xác tối đa không sai sót mảy may.

Tư liệu sử sách, điền dã, điều tra, ghi chép, thẩm định của anh dư dật, dùng không hết. Nhưng anh không đưa xô bồ vào trong sách, mà có chọn lọc kỹ càng nhiều mà không thừa, rất cần thiết, rất đáng giá. Nhiều mà không tạp, dàn trải mà vẫn gọn gàng, chắt lọc. Đó là điểm 3 và 4 của tiêu chí. (Có thể trích dẫn trong sách để minh chứng, nhưng e quá dài. Xin các bạn có con mắt xanh với bộ tiểu thuyết lịch sử của anh tìm đọc trực tiếp).

Qua suy ngẫm và mổ xẻ trên, tự thân tác phẩm là câu trả lời xác đáng. Bộ tiểu thuyết lịch sử thời Trần chính là tiểu thuyết lịch sử theo đúng ngữ nghĩa và do tính đặc thù của nó, người đọc thấy được diện mạo thật sự của lịch sử, thể hội được dòng chảy miên man của nó, tưởng như nó đương diễn ra tuần tự trên từng trang sách, cảm được cả hơi ấm lạnh của lịch sử đương thấm đẫm vào mình.

Tôi nhắm mắt lại, những trang sách của anh chắp cánh cho tôi. Chợt thấy thân xách nhẹ tênh, hồn linh bay ngược thời gian, về với giai đoạn lịch sử đầy biến động nhưng cũng cực kỳ hoành tráng ấy. Kia là “Người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong”. Người lính ấy gửi lời cảm ơn nhà văn Hoàng Quốc Hải đã không quên anh ta, tiếp sức sống cho anh ta bằng tác phẩm thành công cả về in ấn lẫn ý nghĩa sâu sắc của mình.

H.C.K
(182/04-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐINH VĂN TUẤN

    Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia”(1).

  • KHẾ IÊM

    Tựa đề về cái chết của hậu hiện đại không có gì mới vì đã có khá nhiều bài viết bàn về vấn đề này, từ những đầu thập niên 1990. Nhưng bài viết đã phác họa cho chúng ta thấy đời sống văn hóa trong thời đại sau chủ nghĩa hậu hiện đại với sự xuất hiện những phương tiện công nghệ mới. Lạc quan hay bi quan, chúng ta chưa biết, nhưng rõ ràng những hệ tư tưởng cũ đang dần dần bị tàn phai nơi những thế hệ mới.

  • ALAN KIRBY

    LTS: Alan Kirby nói chủ nghĩa hậu hiện đại đã chết và đã được chôn. Tới thế chỗ của nó là một hệ hình mới của thẩm quyền và kiến thức được hình thành dưới áp lực của những công nghệ mới và các lực lượng xã hội đương đại. Tựa đề bài tiểu luận, lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Philosophy Now (Triết học Bây giờ) ở Anh, số 58, năm 2006, và sau đó được in trong cuốn “Digimodernism: How New Technologies Dismantle the Postmodern and Reconfigure Our Culture”, được Continuum xuất bản vào năm 2009.

  • LÊ QUỐC HIẾU

    Trong các bộ phận của khoa nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, không thể phủ nhận lý luận, phê bình là lĩnh vực có nhiều thay đổi rõ rệt. Một loạt những công trình nghiên cứu lịch sử lí luận, phê bình văn học “trình làng” trong những năm qua[1], đủ để nhận thấy tham vọng khái quát, đánh giá của các nhà nghiên cứu sau mỗi chặng đường phát triển của văn học.

  • THÁI KIM LAN
    I.
    Bài viết này được mở đầu bằng một trải nghiệm tự thân, từ chỗ đứng của chủ thể thực hành nói ra kinh nghiệm của mình, vì thế có thể gây ấn tượng về tính chủ quan. Sự trách cứ ấy xin nhận lãnh trước, nhưng xin được tạm thời để trong dấu ngoặc.

  • LUÂN NGUYỄN

    Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai
                 (Mộ xuân tức sự - Nguyễn Trãi)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Trích tham luận tại Hội thảo "Văn học trước yêu cầu đổi mới" tháng 12-1987)

  • BỬU CHỈ

    Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ và tin rằng: quê hương của nghệ thuật là Tự Do, và nghệ thuật đích thực phải thoát thai từ những con người sáng tạo có đầy đủ quyền làm người, cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội của họ; và lớn hơn nữa là đối với con người.

  • LÊ QUANG THÁI

    Năm Quý Tỵ đã trôi qua, Xuân Giáp Ngọ đã về:
    Rắn trườn đã hết năm,/ Ngựa hay đưa Xuân về.(1)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Kìa ai chín suối xương không nát
    Ắt hẳn nghìn thu tiếng vẫn còn
                   
    (Nguyễn Khuyến)

  • TRẦN HUYỀN TRÂN

    Có lẽ, Cám dỗ cuối cùng của Chúa là cuốn tiểu thuyết nói về khoái lạc trần tục của Jesus một cách táo bạo nhất?

  • NGUYỄN DƯ

    Hôm ấy bạn bè họp mặt ăn uống. Chuyện nổ như bắp rang. Tôi khoe mình đã từng ba lần đội trời đạp đất trên đỉnh đèo Hải Vân. Một bạn hỏi đèo Hải Vân có gì đặc biệt? Câu hỏi bất ngờ làm tôi cụt hứng. Ừ nhỉ… đèo Hải Vân có gì đặc biệt?

  • PHAN TUẤN ANH

    “Lịch sử như là đem lại ý nghĩa cho cái vô nghĩa”
                                                               (T.Lessing)

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY

    Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau:

  • PHAN NGỌC

    Trong quyển "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều", tôi có dùng một số thuật ngữ chuyên môn. Trong phạm vi quyển sách tôi không thể trình bày kỹ cách hiểu của mình, cho nên có sự hiểu lầm. Giờ tôi xin trình bày kỹ hơn khái niệm "thức nhận", cơ sở của tác phẩm, để bạn đọc dễ đánh giá hơn.

  • YẾN THANH

    Trong bài viết này, chúng tôi muốn nhìn nhận những cống hiến của GS.TS Lê Huy Bắc trên lĩnh vực khoa học, đây là những thành tựu mà theo chúng tôi, vừa có tính lan tỏa, lại vừa có tính bền vững. Bởi vì, có thể nhiều học viên, nhà nghiên cứu dù không trực tiếp được nhà khoa học giảng dạy, hướng dẫn, nhưng từ những công trình, bài báo khoa học, vẫn được kế thừa và chịu sự tác động từ người thầy đó. 

  • TRIỆU SƠN

    Bài này nhằm trao đổi với tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy về những bất cập của nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay nhân đọc bài “Những bất cập và thái quá trong nghiên cứu văn học hiện nay” của tác giả trên Sông Hương, 294/08-13.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Được Bakhtin đề xuất trong công trình nghiên cứu về sáng tác của Frăngxoa Rabơle, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực nghịch dị (grotesque realism) là sự định danh ước lệ cho một kiểu hình tượng đặc thù (hay phương pháp xây dựng hình tượng đặc thù) của nền văn hóa trào tiếu dân gian, kiểu hình tượng nghịch dị.

  • LTS: Phạm Phú Uyên Châu, bút danh Meggie Phạm, sinh năm 1991, hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, tác giả của bộ truyện dài liên hoàn do Nxb. Trẻ ấn hành: Hoàng tử và em (2011, tái bản 2011), Giám đốc và em (2011, tái bản 2012), Chàng và em (2012, tái bản 2012), Người xa lạ và em (2012) và Tôi và em (đang in).