Sự vận dụng các phương tiện châm biếm trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh

15:10 02/03/2009
HOÀNG TẤT THẮNG                1. Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải chỉ là một vị lãnh tụ, một người thầy kiệt xuất của phong trào cách mạng Việt mà còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt hiện đại. Bác Hồ chưa bao giờ có ý định trở thành nhà thơ, nhà văn, song các tác phẩm thơ văn ngôn ngữ của Người đã trở thành một mẫu mực, một phong cách đặc biệt cho các thế hệ người Việt tiếp tục nghiên cứu và học tập.

Sở dĩ như vậy là vì, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh đạo nhân dân ta chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Bác Hồ luôn luôn ý thức rằng ngôn ngữ chính là một thứ công cụ, một loại vũ khí đấu tranh cách mạng, vận động quần chúng sắc bén và hiệu quả nhất. Chính vì thế mà sinh thời, Bác luôn luôn quan tâm đến vấn đề cách viết (tức là nói hay và viết hay, nói đúng và viết đúng). Người đã nhắc nhở các cán bộ tuyên truyền, các nhà văn, nhà báo rằng trước khi viết phải đặt câu hỏi và trả lời: viết cho ai? viết cái gì? viết để làm gì?, sau đó mới xem xét việc viết như thế nào.
Một trong những nét đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là nghệ thuật châm biếm. Châm biếm là một nét độc đáo và là bút pháp sở trường của Người. Ngọn bút ấy đã tung hoành khắp nhiều thể loại thơ, văn trong ngót nửa thế kỷ. Từ những ngày đầu còn ở Paris, Bác đã viết hàng loạt bài tiểu phẩm đăng trên các báo Nhân đạo, Người cùng khổ... cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp... đến khi làm Chủ tịch nước, bận trăm công nghìn việc, Bác cũng vẫn tiếp tục sử dụng vũ khí đó.

2. Lâu nay, việc nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Hồ Chí Minh nói chung, nghiên cứu nghệ thuật châm biếm trong ngôn ngữ của Người nói riêng đã được quan tâm. Và đến nay, vấn đề ấy vẫn chưa phải đã khép kín. Có thể nói đến một số bài viết như Tiếng cười trong phong cách ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bùi Khắc Việt, Ngôn ngữ trào lộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Hai, Hồ Chủ tịch đã sử dụng tài tình từ vựng để đả kích địch của Nguyễn Văn Tu, Văn châm biếm đả kích địch qua một số bài viết của Hồ Chủ tịch của Xích Điểu... Tuy nhiên, mỗi tác giả đều khai thác đối tượng - ngôn ngữ châm biếm của Hồ Chủ tịch - theo những khía cạnh và quan điểm khác nhau. Vấn đề các phương tiệnbiện pháp châm biếm trong ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa được các tác giả quan tâm.

Châm biếm trong ngôn ngữ văn thơ của Hồ Chủ tịch khác với châm biếm trong ngôn ngữ văn thơ của nhà văn, nhà thơ lớn Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao...Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có nhận xét sâu sắc rằng “lối châm biếm của Người rất kín đáo và thú vị”. Ngôn ngữ châm biếm của Người rất hàm súc, mộc mạc, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ; rất ít khi dùng từ trừu tượng, không  dùng điển tích xa lạ, khó hiểu, phô trương. Ngôn ngữ châm biếm của Người thiên về cách nói, cách nghĩ của người dân lao động Việt .
Nói đến nghệ thuật châm biếm là trước hết nói đến việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và những cách thức để châm biếm, tạo nên tiếng cười trào lộng, đầy ý nghĩa. Bài viết này chỉ tập trung phân tích các phương tiện châm biếm trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch.

3. Các phương tiện châm biếm trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch rất đa dạng, nhưng nổi bật nhất là việc sử dụng các đại từ, các từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ nước ngoài xen với từ Việt, thành ngữ và tục ngữ.
Trong Tiếng Việt, hệ thống từ xưng hô rất phong phú, đa dạng và mang những đặc trưng riêng, nhưng Bác Hồ chi tinh chọn những đại từ ngôi thứ ba: chúng, y, hắn, lão, chàng... để tỏ thái độ vừa chế riễu, vừa khinh bỉ, tăng chất biểu cảm và sức thuyết phục cho lời nói.
-“Trong cuộc bầu cử này, tổng Giôn là người đảng dân chủ, Gônoatơ là người thuộc đảng cộng hoà. Những ngày vận động tranh cử, chúng hết lời bêu xấu nhau... Mặt khác, cả hai chàng đều ra vẻ dân chủ bắt tay với người này cụng chén với người kia. Cả hai chàng đều ra sức lừa bịp nhân dân...” (Báo Nhân dân ngày 3.1.1964)
Thật đáng mỉa mai, chỉ cần hai từ “chúng, chàng” thì các vị nguyên thủ đáng kính bỗng chốc trở thành những kẻ “giàu năng khiếu” lừa lọc, tranh giành quyền lực và mị dân...

Khi nhắc đến hai vị nguyên thủ đứng đầu hai chính phủ bù nhìn Nam Việt Nam và Nam Triều Tiên, Bác Hồ không ngần ngại “tặng” cho chúng đại từ “gã” để bộc lộ bản chất phản động bán nước hại dân của chúng.
-“Nam Triều Tiên và Nam Việt cách xa nhau hàng nghìn cây số, thế mà Lý Thừa Vãn và Ngô Đình Diệm giống nhau dữ: hai gã đều do đế quốc Mỹ nuôi dưỡng. Hai gã đều do đế quốc Mỹ nặn thành bù nhìn đẫm máu. Hai gã đều gầm gừ chống cộng và hò hét Bắc tiến (Nhân dân 3.5.1960).
Trong nhiều trường hợp, Bác Hồ sử dụng kết hợp giữa các phương tiện ngôn ngữ khác nhau, như kết hợp giữa đại từ với hình thức đồng âm, tạo nên sắc thái châm biếm.
-“Nhưng có những việc bất ngờ làm cho y mất hồn mất vía. Việc số một là: khi Vét  mỡ lợn, Cá bột lót mời Zoom đến thăm Nam Việt , y hoa tay lia lịa vì y sợ quân du kích hoan nghênh...” (Nhân dân 4.11.1968). Ở đây, Bác đã phiên âm tên gọi của hai viên tướng Mỹ WesmorelandCabot Lodge, và cả tên gọi của tổng thống Joson, làm cho người đọc cảm giác khinh bỉ đến không nhịn cười được.

Trong Tiếng Việt, từ “bợm” dùng để chỉ kẻ ăn cắp, lừa gạt, đểu cáng. Hồ Chủ tịch đã dùng từ này gọi kẻ đứng đầu Nhà Trắng - tổng thống Giônxơn, để châm biếm, vạch trần bộ mặt lừa gạt giả dối của chúng.
-“Bợm Giôn dám ba hoa rằng y là kẻ bảo vệ hiệp định Giơnevơ và tán thành Việt có tổng tuyển cử?” (Nói chuyện Mỹ)
Có trường hợp Bác Hồ sử dụng tổng hợp nhiều phương tiện trong một đoạn văn như: từ khẩu ngữ, từ xưng hô, từ nước ngoài, thành ngữ, tục ngữ làm cho đoạn văn vừa giàu chất biểu cảm, đậm chất chính luận, vừa hài hước, sâu cay.
-“Nói dối, nói khoác, nói phét trở thành “cuốn sách” của bọn trùm nhà trắng và lầu năm góc. Bị nhân dân ta nện cho một trận sứt đầu mẻ trán, không ba chân bốn cẳng mà “go home” cho nhanh để kịp thời bảo vệ cái “thể diện” địa ngục của “nước mẹ Hoa Kỳ” lại còn leo lẻo múa mồm rằng: chắc là Mỹ sẽ ở lại Việt Nam và làm tất cả mọi điều để thắng lợi” (Nói chuyện Mỹ).

Trong đoạn văn trên, Bác Hồ đã sử dụng một loạt phương tiện từ ngữ: nói láo, nói phét, nói khoác, bọn, sứt đầu mẻ trán, ba chân bốn cẳng, go home, leo lẻo, múa mồm, nện, láo toét... có tính chất biểu cảm cao, tạo hình đậm nét, gây ấn tượng mạnh, qua đó bộc lộ được đầy đủ các phương diện khác nhau của bản chất bọn trùm nhà trắng và lầu năm góc, đồng thời đả kích cái công lý ngược đời của bọn đế quốc.
Có thể nói, Bác Hồ đã sử dụng rất thành công các phương tiện từ ngữ để đạt mục đích châm biếm. Đối tượng để châm biếm, đả kích, đối với Bác, trước hết là những kẻ cầm đầu thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bọn bán nước hại dân.
Đối với bọn quan lại phong kiến, địa chủ, cường hào..., Bác đã dùng những từ để chỉ các loài động vật như: đực, cái, đàn, bầy... để đả kích châm biếm: “trong các cuộc phát động quần chúng, người ta thấy địa chủ cái cũng hung ác, gian xảo, ngoan cố không kém địa chủ đực...” (Báo Nhân dân 25.2.1954).
Khi đã dùng những từ đực, cái để nói về bọn địa chủ, thì trước mắt ta chúng chẳng khác gì những con vật chuyên lo bóc lột, đục khoét, hại dân.

Đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên và  quần chúng nhân dân mắc phải sai lầm, khuyết điểm, Bác Hồ cũng sử dụng các thành ngữ, tục ngữ để châm biếm nhưng nhằm để giáo dục, phê phán và kêu gọi khắc phục, sửa chữa. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị bàn về vận động chỉnh huấn xuân 1961, Bác nói: “Trong xã hội ta không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ! Người đầu bếp, người quét rác cũng như người thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đểu vẻ vang như nhau. Ai sợ khó, sợ khổ, muốn ngồi mát ăn bát vàng, người đó mới là kém vì không phải con người xã hội chủ nghĩa.”
Ở đoạn văn này, sự xuất hiện những từ kẻ, ngồi mát ăn bát vàng, cho thấy trong xã hội ta còn tồn tại một nhóm người mang tư tưởng lười lao động, thích hưởng thụ. Lời nói mang sắc thái dí dỏm nhưng tác dụng giáo dục rất cao.

Hoặc để phê phán những tư tưởng sợ phê bình, che giấu khuyết điểm, chủ nghĩa thành tích..trong hàng ngũ đảng viên, Bác sử dụng từ ngữ “mèo khen mèo dài đuôi”. “Đảng cần phải biết những ưu điểm và khuyết điểm của mình để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng”. Sợ phê bình tức là “quan liêu hoá”, tức là tự mãn tự túc, tức là mèo khen mèo dài đuôi.
Để phê phán những cán bộ, đảng viên mắc bệnh kiêu căng, tự mãn, quan liêu, đòi hưởng thụ, Bác đã sử dụng các từ ngữ khoe khoang, vênh váo, miệng nói tay làm, chỉ tay năm ngón. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không bằng mình, không thèm học hỏi quần chúng, việc gì cũng làm thầy người ta... Trong cán bộ có những đồng chí tốt, miệng nói tay làm nhưng có một số đồng chí chỉ quen chỉ tay năm ngón” (Tuyển tập II, tr.371, 452).
Có thể nhận thấy, đối với Bác Hồ, việc sử dụng các phương tiện châm biếm luôn luôn tuỳ thuộc vào tính chất của đối tượng. Đối tượng châm biếm khác nhau thì việc lựa chọn các phương tiện châm biếm cũng khác nhau, do đó dẫn đến mục đích châm biếm cũng khác nhau.

Đối tượng châm biếm là những kẻ đứng đầu các chính phủ thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, là chính quyền bù nhìn, là những kẻ tay sai phản dân hại nước, thì phương tiện châm biếm là những từ ngữ như: hắn, y, gã, bợm, đực, cái, láo toét, leo lẻo múa mồm, khẩu phật tâm xà, các thành ngữ, tục ngữ, các từ đồng âm... Do đó, mục đích châm biếm là để vạch trần tội ác, phơi bày bộ mặt giả đối, bất nhân và mị dân của chúng. Tiếng cười ở đây trở thành một thứ “vũ khí đánh trúng, đánh thẳng”, một “ngọn roi” quất thẳng vào mặt kẻ thù.
Đối tượng châm biếm là một bộ phận cán bộ đảng viên, quần chúng thì phương tiện châm biếm chủ yếu là những thành ngữ, tục ngữ có nội dung hài hước, trào lộng như: chỉ tay năm ngón, kéo bè kéo cánh, thói ba hoa, ngồi mát ăn bát vàng, công văn túi áo, thông báo túi quần... Do đó, mục đích châm biếm là để phê bình, giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng, rèn luyệ tư tưởng, tác phong của cán bộ đảng viên, từ đó để cổ vũ động viên, cán bộ và quần chúng sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm trong công tác cách mạng.

4. Tóm lại, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng tiếng cười như một vũ khí văn nghệ vô cùng sắc bén phục vụ cho sự nghiệp lãnh đạo của mình. Ngòi bút đả kích, châm biếm của Hồ Chủ tịch đã tấn công mạnh mẽ vào chủ nghĩa đến quốc, chủ nghĩa thực dân khơi dậy trong nhân dân lòng căm thù, nhất tề đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tiếng cười hóm hỉnh của Bác đã phê bình những cán bộ nhân dân có nhiều thiếu sót, nhưng với thái độ thân mật gần gũi, nhằm giúp họ khắc phục và tiến bộ. Tiếng cười còn là biểu hiện tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ, đồng thời đã giúp Bác vượt qua  mọi khó khăn gian khổ của cuộc trường kỳ kháng chiến và vững tin vào sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Chúng ta cần học tập cách viết sắc bén, sâu cay nhưng rất dí dỏm, dể hiểu, đậm đà bản sắc dân tộc của Người và từ đó rút ra những bài học quý giá trong việc trau dồi cách nói, cách viết, trong việc kế thừa và phát huy tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc.
 H.T.T
(nguồn: TCSH số 195 - 05 - 2005)

 


--------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. NXB KHXH, Hà Nội, 1983.
2. Hồ Chí Minh - Tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ. NXB Giáp dục, Hà Nội, 1997.
3. Báo Nhân dân các năm 1960, 1963, 1964, 1966.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG VIỆT BÍCHTrong mười hai con giáp, từ lâu, người ta đã nhận thấy chỉ có mười một con là động vật có thật, được nuôi trong gia đình, là gia cầm (như gà - dậu), là gia súc (trâu - ngưu) hoặc động vật hoang dã (như hổ - dần)... Còn con Rồng - Thìn thì hoàn toàn là động vật thần thoại.

  • Vừa qua tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Dịch thuật Giới thiệu Văn học Việt Nam ra thế giới, quy tụ trên một trăm dịch giả trong và ngoài nước đến từ hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như Pháp, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc... Đây được xem là bước khởi đầu cho việc quảng bá tốt nhất văn học Việt ra thế giới.

  • NGUYỄN THANH HÙNGTiếp nhận văn học thực sự diễn ra dưới ảnh hưởng của đặc điểm cuộc sống trong cộng đồng lý giải tác phẩm. Có được ý nghĩa phong phú của văn bản nghệ thuật là nhờ sự tiếp nhận của các thành viên độc giả tạo ra. Chính những ý nghĩa ấy chứ không phải bản thân văn bản, thậm chí không phải cả dụng ý của tác giả là điểm khởi đầu cho "chiều dài thương lượng" về giá trị của tác phẩm văn học trong lịch sử.

  • HỮU ĐẠTKhi giảng dạy thơ ca của bất cứ nhà thơ nào, ngoài những bài được đưa vào sách giáo khoa việc giới thiệu thêm những bài thơ khác trong sự nghiệp sáng tác của tác giả là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi giới thiệu cần có những cách phân tích và đánh giá đúng đắn mới phát huy được việc mở rộng kiến thức cho học trò. Nếu không sẽ gây ra những tác dụng ngược lại.

  • HOÀNG TẤT THẮNG         (Vì sự trong sáng tiếng Việt)

  • ĐẶNG MẬU TỰU- PHAN THANH BÌNH5 năm hoạt động mỹ thuật sôi nổi, đầy trăn trở và suy nghĩ đã trôi qua, Phân- Chi hội mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã có nhiều cơ hội để nhìn lại đánh giá những gì mà mình đã làm được.

  • VŨ ĐỨC PHÚCChữ Hán trong hàng chục thế kỷ là chữ dùng chính thức của quốc gia Việt . Trong các thế kỷ ấy văn thơ chữ Hán khi thì là văn thơ duy nhất, khi thì là bộ phận chủ yếu hoặc quan trọng, không thể thiếu, của lịch sử văn học Việt bên cạnh văn thơ chữ Nôm.

  • PHẠM QUANG TRUNGHội Nhà văn Việt Nam, bên cạnh tính chính trị- xã hội, trước hết là một tổ chức nghề nghiệp. Muốn có sức mạnh, cơ cấu và hoạt động của Hội phải tương thích với đặc thù nghề viết văn.

  • NGUYỄN VĂN HOASuốt những năm phổ thông, do phải kiểm tra hoặc phải thi cử nên bắt buộc tôi phải thuộc các bài thơ có vần trong sách giáo khoa. Trên ba mươi năm rồi tôi vẫn thuộc những bài thơ đó. Mặt khác thời tôi học phổ thông ở vùng Kinh Bắc hiệu sách có rất ít sách thơ bán và lúc đó cũng không có tiền để mua. Nguồn duy nhất là sách giáo khoa.

  • VÕ TẤN CƯỜNGLịch sử văn minh của nhân loại đã trải qua những phát kiến, khám phá vĩ đại về khoa học kỹ thuật và vũ trụ nhưng sự bí ẩn của tâm linh con người thì vẫn luôn là thách thức chưa thể giải mã.

  • Mối quan hệ của Chủ nghĩa Siêu thực với hội họa vẫn là một câu hỏi chưa được sáng tỏ, vấn đề khó khăn này đã được các nhà lịch sử mỹ thuật hé mở hơn khi chú ý ở khía cạnh hình tượng xảy ra trong các giấc mơ và coi đó là một hành vi đặc biệt của “phong cách” nghệ thuật hiện đại.

  • Cách đây vài hôm, tôi nói chuyện với một vị nữ tiến sỹ ở Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. Bà là một trưởng phòng nghiên cứu có thâm niên, rất thông thái về văn hoá. Trong lúc vui chuyện tôi nói rằng mình có ý định tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ. Bà bảo không thể đặt vấn đề như vậy, vì ngôn ngữ là một thành tố của văn hoá.

  • TRẦN HUYỀN SÂMVăn học là dòng sông chở đầy dư vị của cuộc đời, mà văn hóa là một trong những yếu tố kết tinh nên hương sắc ấy.

  • LÊ ĐẠTTình không lời xông đất để sang xuânTrước hết xin giải quyết cho xong một vấn đề đã được giải quyết từ rất lâu tại các nhà nước văn hóa phát triển.

  • HỮU ĐẠTMột trong những đặc điểm dễ nhận thấy về phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều chính là tính sáng tạo qua việc dùng từ. Có thể bàn đến nhiều trường hợp khác nhau, trong đó chữ Xuân là một ví dụ khá điển hình.

  • NGUYỄN THANH HÙNGLý do để có thể còn viết được những cái như là hiển nhiên rồi, thật ra có nhiều. Nói về văn thơ tức là nói về cuộc đời, về sự sống dù chỉ nói được một phần rất nhỏ của cả một vũ trụ đang trong cơn say biến đổi, mà đã thấy choáng ngợp lắm rồi.

  • THANH THẢOThơ như những ngọn đèn thuyền câu mực trong biển đêm. Lấp lóe, âm thầm, kiên nhẫn, vô định.

  • ĐÔNG LA.     (Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, Nxb Văn Học")

  • NguyỄn Thu TrangNghệ thuật ẩm thực của người Việt đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt . Bàn về ẩm thực và những gì liên quan thì quá rộng, thế nên ở đây chúng tôi chỉ mạn phép bàn đến một khía cạnh nhỏ của nó mà thôi.

  • NGUYỄN NGỌC MINHNằm trong nội dung một đề tài nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Tỉnh về: khảo sát thực trạng, đề xuất chủ trương giải pháp, xây dựng đội ngũ công nhân- nông dân- trí thức, tăng cường khối liên minh công- nông- trí thức ở TT- Huế.