Tháng 8 năm này, kỷ niệm 95 năm ngày sinh của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị (18/8/1920). Một bài viết trong số này, đã nhắc lại “cuộc hóa thân của đất đá” trong sự nghiệp lừng lẫy của bà. Các truyện ngắn được chọn đăng, vừa có những thử nghiệm bút pháp mới, vừa sâu thẳm tính nhân văn; và một lần nữa, trách nhiệm cụ thể của nhà văn được khơi mở: Làm sao vừa có những sáng tạo đầy bứt phá về nghệ thuật, vừa có thể gắn chặt với thực tại? Làm sao để những biến ảo kỳ diệu của tâm thức đời sống, của tiềm thức con người, của “cái bóng” đa nhân cách cuộc đời không dễ nắm bắt… có thể đi vào văn học nghệ thuật? Tất cả lại là những vấn đề muôn thuở của văn học
Trong các ngày 20, 21/8/2015 tới đây, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế sẽ tiến hành Đại hội lần thứ XII, và chưa đầy một tháng sau, chuỗi hoạt động Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2015) sẽ được tổ chức. Chính vì thế, trong số báo này, Sông Hương sẽ dành nhiều trang cho sự kiện hết sức có ý nghĩa đối với gần 600 hội viên ở Thừa Thiên Huế hiện nay. “Sơ lược các kỳ đại hội và sự kiện chính từ Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên đến Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế” sẽ lược thuật diễn trình hoạt động chính trong suốt 70 năm qua của tổ chức Hội. Đó là một chặng đường rất đỗi hào hùng bởi văn nghệ sĩ Huế cùng với văn nghệ sĩ cả nước đã dấn thân, nhiệt huyết cống hiến máu xương và sáng tác phụng sự cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc cũng như xây dựng đất nước sau này. Nhiều tên tuổi lớn, nhiều tác phẩm lớn đã ra đời, đóng góp lớn lao cho Tổ quốc, cho văn học nghệ thuật nước nhà; từ đó tiếp tục xác quyết rằng Huế đã và đang là một trung tâm văn hóa, một trung tâm văn học nghệ thuật trong dòng chảy văn học Việt Nam. Trong các phỏng vấn những người đang nhận lãnh trách nhiệm phong trào Hội, các ý kiến đều nhấn mạnh đến truyền thống văn học nghệ thuật đầy trí tuệ, nhân văn, mang tính tiên phong rõ nét của Huế và kỳ vọng trong bối cảnh nghệ thuật nước nhà và thế giới đang có sự biến chuyển không ngừng, văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế sẽ phát huy truyền thống đó để có thêm những tác phẩm có tầm vóc lớn về tư tưởng và nghệ thuật…
Tháng 8 năm này, cũng là dịp để kỷ niệm 95 năm ngày sinh của điêu khắc gia Điềm Phùng Thị (18/8/1920). Một bài viết trong số này, đã nhắc lại “cuộc hóa thân của đất đá” trong sự nghiệp lừng lẫy của bà.
Các truyện ngắn được chọn đăng, vừa có những thử nghiệm bút pháp mới, vừa sâu thẳm tính nhân văn; và một lần nữa, trách nhiệm cụ thể của nhà văn được khơi mở: Làm sao vừa có những sáng tạo đầy bứt phá về nghệ thuật, vừa có thể gắn chặt với thực tại? Làm sao để những biến ảo kỳ diệu của tâm thức đời sống, của tiềm thức con người, của “cái bóng” đa nhân cách cuộc đời không dễ nắm bắt… có thể đi vào văn học nghệ thuật? Tất cả lại là những vấn đề muôn thuở của văn học
Mảng phê bình đáng chú ý có nghiên cứu nhận định về thực trạng phê bình ở miền Trung, điều đáng trăn trở được chỉ ra là: đội ngũ phê bình văn học cả nước đang thưa thớt, miền Trung càng thưa vắng hơn.
Số báo cũng dành một số trang cho những tác phẩm vừa ra đời từ Trại sáng tác 2015 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức vào cuối tháng 7 vừa qua tại xã Điền Lộc, Phong Điền. Các nhà văn, nhà thơ như nhiều năm trước, đã về cùng ăn, cùng ở trong những ngôi nhà dưới rặng phi lao, nghe tiếng sóng và gió biển khơi đầy ắp thiên nhiên ùa vào từng đêm, nghe tiếng người dân trong đời sống mỗi ngày…, để từ đó cảm xúc in hằn lên trang viết.
Thu đang dịu êm về trên sông Hương, kính chúc quý bạn đọc một mùa như ý.
Dưới đây là Mục lục Sông Hương tháng 8/2015:
SƠ LƯỢC CÁC KỲ ĐẠI HỘI VÀ SỰ KIỆN CHÍNH TỪ LIÊN ĐOÀN VĂN HÓA CỨU QUỐC THỪA THIÊN ĐẾN LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ - Ban Biên Tập
NHẠC SĨ LÊ PHÙNG, CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ: “CUỘC HỘI NGỘ ĐẦY SÁNG TẠO DƯỚI MÁI NHÀ CHUNG” - Phóng viên
VĂN NGHỆ SĨ THỪA THIÊN HUẾ NỖ LỰC HẾT MÌNH VÌ NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VÙNG ĐẤT CỐ ĐÔ - Trường Giang thực hiện
VĂN:
NGÔI NHÀ CÓ THẬT - Lê Minh Phong
T & P - Nguyễn Hiệp – ( minh họa: Nhim)
THƠ:
TRẦN MINH TẠO - TRƯƠNG VẠN THÀNH - VĨNH NGUYÊN - NHẤT LÂM
CHÂU THU HÀ - MAI DIỆP VĂN - HƯỜNG THANH - NGUYỄN THÀNH TRUNG
HÀ DUY PHƯƠNG - ĐINH THU - NGUYỄN THIỀN NGHI - MAI VĂN HOAN
NGÔ CÔNG TẤN - TRIỆU NGUYÊN PHONG - NGUYỄN VĂN QUANG - NGUYÊN QUÂN TRẦN VĂN LIÊM - NGUYỄN NGUYÊN AN - KIỀU TRUNG PHƯƠNG - THẢO NGUYÊN
NHẠC:
KÝ ỨC SÓNG - Nhạc: Vĩnh Điện & Thơ: Hà Duy Phương
NGŨ ĐIỀN XANH - Nhạc & Lời: Lê Phùng - Bìa 4
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
NHÀ ĐIÊU KHẮC ĐIỀM PHÙNG THỊ - CUỘC HÓA THÂN CỦA ĐẤT ĐÁ - Lê Huỳnh Lâm
VĂN HÓA TÂM LINH NGƯỜI DÂN ĐẦM PHÁ TAM GIANG QUA SÁNG TÁC
CỦA HỒNG NHU - Nguyễn Thị Ngọc Ánh
HƯƠNG SẮC TRONG TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN THUẬT (1842 - 1912) - Lê Quang Thái
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
TIỂU ĐỘI D - Stephan King - Phạm Viêm Phương dịch
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
PHÊ BÌNH VĂN HỌC - NHÌN TỪ MIỀN TRUNG - Phạm Phú Phong
SỰ GẶP GỠ CỦA MỘT SỐ MOTIF TRONG TIỂU THUYẾT
GIỮA VÒNG VÂY TRẦN GIAN (NGUYỄN DANH LAM) VÀ
NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG CỒN CÁT (KOBO ABE) - Nguyễn Thái Hoàng
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
GÓP PHẦN TÌM HIỂU QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG XÃ HỘI QUA MỘT SỐ BÀI
VĂN SÁCH THI ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN (1822 - 1919) - Lê Thị Thanh Giao
Thư tín Sông Hương
Bìa 1: “Bóng thời gian” của họa sĩ PHAN THANH BÌNH
Những khoảnh khắc đẹp: “Chiều” - Ảnh: ĐẶNG VĂN TRÂN
TG
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Sáng ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế tổ chức Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; thảo luận dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên.
Sáng 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng ngày 16/2/2025, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ phát động 06 tuần cao điểm thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng năm Du lịch quốc gia 2025 do Thành Đoàn Huế tổ chức.
Tối ngày 11/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu Ất Tỵ - 2025 với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”.
Sáng 10/2, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, UBND Thành phố Huế tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chiều ngày 6/2, tại phiên họp Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) xếp thứ 3 trong toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Sáng ngày 06/2 (mùng 09 tháng giêng, năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, quận Thuận Hoá, thành phố Huế), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Triệu Miếu và Thế Miếu, thuộc khu di sản Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn tân niên.
Sáng 3/2, lãnh đạo thành phố đã dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Tại không gian nghệ thuật Sông Như Art, chiều 22//01/2025 (nhằm ngày 23 tháng chạp) đã khai mạc triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Rắn lục lộ - chộ mà đi” của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và bạn bè.
Sáng ngày 23/01, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế, Hội Nhà báo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ – 2025 với chủ đề: “Báo chí Huế - Đồng hành cùng sự phát triển của thành phố”.
Sáng 22/1 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.
Chiều 21/1, tại Tạp chí Sông Hương diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025” do Hội Mỹ thuật thành phố Huế tổ chức.
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.