Chuyên đề Phê bình Nữ quyền là một cố gắng của Ban biên tập nhằm giới thiệu những nét phác thảo ban đầu: “Người viết nữ, giới tính và trang giấy trắng” (Đoàn Huyến) đề cập Cái bẫy giới tính - giới tính như một cái bẫy êm ái - đã làm hạn chế sức sáng tạo; vậy phải thoát khỏi cái bẫy đó như thế nào? Và có đủ cam đảm để tự “khánh thành mình” như một trang giấy trắng, mà ở đó cô đơn và tự do là những xung lực lạ kỳ để chủ thể sáng tạo có thể thăng hoa? “Những khúc quành của văn học nữ Việt Nam đương đại” (Đoàn Ánh Dương) dẫn dắt bạn đọc đi theo hành trình văn học nữ Việt Nam từ sau 1975 đến nay; xác định những khúc quành: từ sự quy chiếu của diễn ngôn dân tộc qua diễn ngôn dân sự đến diễn ngôn đặt nền tảng ở nhìn nhận về tính cá thể.
Điều đáng nói hơn là liệu văn học nữ đã làm nên được một khung dung nhan đầy ắp mới? Lý thuyết và phê bình nữ quyền từ 1900 đến nay của Chris Weedon (Thái Hà chuyển ngữ), sẽ đem lại cho bạn đọc hình dung sự vận động của lý thuyết và phê bình nữ quyền đương đại được khái quát trên một số khuynh hướng chính. “Khuynh hướng hiện sinh trong thơ nữ Việt Nam thời đổi mới” (Trần Hoài Anh) đề cập đến thơ nữ Việt từ 1986 đến nay, xác định ảnh hưởng của tư tưởng hiện sinh đã tạo thành một khuynh hướng sáng tác trong thơ nữ của nhiều thế hệ, với các biểu hiện: đi tìm cái tôi bản thể, cảm thức về nỗi cô đơn, nỗi buồn, mỏng manh kiếp người, khát khao nhục cảm thân xác… Tất cả đó góp phần làm phong phú hệ giá trị của văn học dân tộc từ đổi mới đến nay, đồng thời cũng mở ra cho các nhà thơ những chân trời sáng tạo.
Trở lại mảnh đất ngày xưa từng là một ngôi trường văn hóa của miền Tây Thừa Thiên trong chiến tranh, bị xóa sổ sau một trận bom B52 - nơi đó đã có những học trò, những đồng đội vĩnh viễn nằm lại trên 50 năm...; nhà văn Hà Khánh Linh đã có những trang bút ký xúc động, với những giọt nước mắt cơ hồ đã rơi từ nửa thế kỷ qua.
Hai truyện ngắn được chọn tham gia chuyên đề, là những gương mặt mới: Lâm Hạ và Trần Băng Khuê. Những thể nghiệm khá mới mẻ trong lối viết, song cõi lòng ưu tư với thời cuộc qua những câu chữ đã có sức trĩu nặng. Thơ trong chuyên đề, đa bản sắc, đa giọng điệu: Đinh Thị Như Thúy, Đông Hà, Bạch Diệp, Nguyễn Hoàng Anh Thư, Nguyễn Phan Quế Mai, Vi Thùy Linh, Mai Diệp Văn, Chiêu Anh Nguyễn, Du Nguyên, Trần Hồ Thúy Hằng. Và có cả một chùm thơ theo thể Waka (Nhật bản) lần đầu tiên xuất hiện trên Sông Hương, của Hạnh Ngộ.
Một câu hỏi đã tồn tại suốt hơn nửa thế kỷ qua trong giới nghiên cứu “Ai là chồng của người phụ nữ đã làm nên chiếc cầu ngói Thanh Toàn nổi tiếng?” đã được giải đáp trong số này, qua một nghiên cứu công phu và thấu triệt của nhà nghiên cứu Trần Viết Điền, trong mục “Huế - dòng chảy văn hóa”. Với một số người, đây sẽ là bài cần đọc trước hết khi cầm số báo này trên tay.
Trong những bài thơ bên ngoài chuyên đề, sự góp mặt của các thi sỹ Nguyễn Trọng Tạo, Trần Phương Kỳ, Phùng Tấn Đông… đã đem lại những dấu hiệu riêng trong những trang thơ Sông Hương.
Đang vào mùa Trung thu mới, kính chúc quý bạn đọc một mùa trăng mới ngập tràn ánh rằm hạnh phúc.
Dưới đây là mục lục SÔNG HƯƠNG SỐ 320 THÁNG 10 - 2015
Bút ký
- TRƯỜNG VĂN HÓA MIỀN TÂY, NỬA THẾ KỶ... - Hà Khánh Linh
THƠ:
TRẦN PHƯƠNG KỲ: Hành hương hồn gạch đá (Trích)
- NGUYỄN TRỌNG TẠO – Uống rượu với Nguyễn Du
- PHÙNG TẤN ĐÔNG - Ghé nơi ở cũ
ĐỖ XUÂN THU - Dạ thưa…
- NGUYỄN VIỆT CHIẾN - Huế và tôi
CHUYÊN ĐỀ NỮ QUYỀN:
- NGƯỜI VIẾT NỮ: GIỚI TÍNH VÀ TRANG GIẤY TRẮNG - Đoàn
- NHỮNG KHÚC QUÀNH CỦA VĂN HỌC NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI - Đoàn Ánh Dương
- LÍ THUYẾT VÀ PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN (TỪ 1990 ĐẾN NAY) - Chris Weedon
- NGƯỜI KHÂU VỤN MÌNH - Lâm Hạ
- XƯNG TỘI - Trần Băng
Thơ:
ĐINH THỊ NHƯ THÚY – Xóa - Gọi vào đêm
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ - Đưa tang nỗi buồn
BẠCH DIỆP - Nước mắt của trăng - Tình yêu
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI - Quê ngoại
ĐÔNG HÀ - Khách Tư Dung - Mùi hương đoạn trường
VI THÙY LINH - Lễ hội hóa trang -
MAI DIỆP VĂN - Mất điện
CHIÊU ANH NGUYỄN - Ý không! - Vô lượng!
DU NGUYÊN - Ngơ ngác ấy
HẠNH NGỘ - Chùm thơ Waka
TRẦN HỒ THÚY HẰNG - Tĩnh vật - Tờ lịch - Hẻm phố Trịnh - Nguyễn Đông Nhật giới thiệu
NHẠC:
- THỦY CHUNG NGÔN NGỮ MẸ - Nhạc: Hằng Vang & Thơ: Tuệ Nga
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- KHUYNH HƯỚNG HIỆN SINH TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI - Trần Hoài Anh
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- BÀ TRẦN THỊ ĐẠO, CÓ CÔNG LỚN XÂY CẦU NGÓI THANH TOÀN, LÀ PHU NHÂN CỦA TỨ XUYÊN HẦU PHAN TRỌNG PHIÊN - Trần Viết Điền
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- AI ĐÃ GIẾT ThƠ?(Tiếp theo và hết) - Joseph Epstein
- Thư tín Sông Hương
- Bìa 1: “Mẫu tử” - Tranh: NGUYỄN ĐĂNG SƠN
- Những khoảnh khắc đẹp: “Những nghệ sĩ của biển cả” - Ảnh: VƯƠNG HÒA
- Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU, NHÍM
- bia 2: Họa sĩ Nguyễn Võ Trí - Đặng Mậu Tựu
Xin trân trọng gửi đến quý bạn đọc.
TG
Chiều 05/11/2009, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc phòng tranh của tác giả Hoàng Xuân Định, tại 26 Lê Lợi.
Kỷ niệm 10 năm Đại hồng thuỷ Thừa Thiên Huế 1999- 2009, Tạp chí Sông Hương số 249 tháng 11/2009 thực hiện Chuyên đề LỤT. Chuyên đề nhằm tưởng nhớ niệm các nạn nhân đã bị trôi trong cơn nước dữ, nhắc lại những điều khủng khiếp không thể nào quên mà thiên nhiên đã bạo hành; nhắc lại để thêm tri ân nghĩa đồng bào, tri ân những tấm lòng nhân ái, hào hiệp còn mãi quanh ta... của các tác giả đã từng chứng kiến trận lũ lịch sử 1999. Ngoài ra còn có các bài viết mới của các tác giả nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...
Chiều ngày 28/10, tại Toà soạn Tạp chí Sông Hương, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2009- 2011.
Chiều 13/10, Văn phòng đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Huế đã tổ chức lễ ra mắt tại Nhà Văn hoá thành phố.
Hướng đến kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, chiều ngày 10/10, tại số 4 Hoàng Hoàng Hoa Thám, Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Văn hoá và Thông tin thành phố Huế đã khai mạc phòng triển lãm tranh Cảm xúc từ những Cố Đô.
Chiều ngày 6/9, tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban chỉ đạo Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về Hội nghị tổng kết Phong trào xây dựng làng văn hoá giai đoạn 1997-2009 và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu Thừa Thiên Huế năm 2009, Hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tại Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 21/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Nhà Văn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức “Hội thảo Văn học Nhật Bản” tại trụ sở Hội LH VHNT, 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 19/9, tại số 4 Hoàng Hoa Thám, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá và Thông tin TP Huế và hoạ sỹ Lê Duy Đoàn cùng phối hợp tổ chức phòng triển lãm tranh sơn dầu mang tên “Lạ”.
Sáng ngày 7/9, tại thành phố Huế, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức khai giảng Lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cho đội ngũ làm công tác lý luận, phê bình và chỉ đạo, quản lý văn hóa nghệ thuật ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Sáng 6/9, tại trụ sở 130/7 Đặng Thái Thân, TP Huế, Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Công tác Xã hội ( tên viết tắt là CODES) đã công bố thành lập và tổ chức lễ công bố sứ mệnh CODES, đồng thời ký kết hợp tác giữa CODES với các đối tác: Trung tâm vì sự phát triển miền núi (CSDM) Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển vùng duyên hải (CMD) thuộc trường ĐH Khoa học Huế, Công ty Cổ phần truyền thông Nghệ thuật hiện đại VN (VMA) ở Hà Nội,Tạp chí Sông Hương, trường Tiểu học Kim Long (Huế).
Chào mừng kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9 (1945- 2009) và 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Mỹ thuật, Hội nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thể thao thành phố Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật Mùa thu 2009 tại số 4 Hoàng Hoa Thám và phòng trưng bày các tác phẩm Nhiếp ảnh đạt giải trong 30 năm qua tại 26 Lê Lợi, Huế.
Ngày 13/8/2009, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Thế giới UNESCO – Đại học Waseda đã tổ chức Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn Di tích Huế và Dự án Phục nguyên Điện Cần chánh.
Tối ngày 8/8, tại Nhà Thiếu nhi Huế, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ Thuật, Sở Giáo dục và Đào tạo- Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hoá Thông tin, Phòng Giáo dục và Đào tạo - thành phố Huế cùng đơn vị sở tại đã phối hợp tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập Câu lạc bộ sáng tác văn học Sao Khuê (1979- 2009) và Trao giải sáng tác văn thơ thiếu nhi 2009.
Ngày 25/7, tại 197 đường Âu Cơ, Ban biên tập Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật cộng tác viên tại Hà Nội.
Sáng ngày 16/7, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt đã phối hợp với Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt các nhạc sỹ nhằm trao đổi về công tác bảo hộ bản quyền các tác phẩm âm nhạc.
Tối ngày 5/6, tại xã Quảng Ngạn, UBND huyện Quảng Điền, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức đêm công diễn tác phẩm và bế mạc Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Quảng Điền.
Tối ngày 11/6, tại sân vận động Tự Do Huế, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Công ty TNHH Bia Huế, Hội doanh nghiệp Tỉnh, Công ty Quảng cáo và Tổ chức sự kiện Hải Vân tổ chức đêm nhạc từ thiện Thêm ánh sáng cho đời, nhằm gây quỹ giúp đỡ 300 bệnh nhân nghèo mổ mắt do bệnh đục thuỷ tinh thể.
Chiều 6/6, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố danh hiệu “Lăng Cô- Vịnh đẹp thế giới”. Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp thế giới (Worldbays Club) ghi tên vào danh sách, trở thành một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới.
Chào mừng 84 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2009), số 244 tháng 6/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, trưa ngày 31/5, tại 37 Lê Ngô Cát, thành phố Huế, Câu lạc bộ ca Huế Phú Xuân thuộc Trung tâm Văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương và Hội giúp đỡ người khuyết tật Việt Nam Rose đã tổ chức Liên hoan cho các em của Trung tâm Bảo trợ trẻ em Thủy Xuân và Gia đình trẻ em đường phố 108 Chi Lăng.