Năm 2010, tôi được về dự đêm thơ Quê Mẹ của nhà thơ Tố Hữu tổ chức tại TP Huế - quê mẹ của ông và có dịp được về thăm quê ông, một làng nhỏ bên dòng sông Bồ trong xanh. Thật thú vị vì đây cũng chính là quê hương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Chính ủy Quân giải phóng miền Nam.
Chiều trên sông Bồ, Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Hồ Nam
“Nặng tình đồng chí lại đồng hương” - Đó là tình cảm của hai ông trên những bước đường cách mạng, trong cả lao tù của thực dân Pháp, lúc nào cũng thân thiết, gắn bó, nặng nghĩa, nặng tình.
Ôi phải chi anh được về quê ngoại
Hôn nỗi đau tan nát Phù Lai
Như quê bạn Niêm Phò trơ trụi
Đạn bom cày cả nương sắn, đồng khoai…
Tố Hữu đã viết như vậy sau 30 năm được trở lại quê nhà. Bên này sông chính là Phù Lai quê ông, Phù Lai cà. Còn Niêm Phò bên sông chính là quê người bạn thân của mình - Nguyễn Chí Thanh. Khi đứng bên sông Bồ, bất giác lòng tôi ngân lên câu thơ ấy của nhà thơ Tố Hữu và rồi cũng bất giác vọng lên câu thơ của chính mình hòa theo:
Sông Bồ có nghe chăng tiếng của người thi sĩ
30 năm được trở lại quê nhà
Người đã đi suốt cuộc đời không nghỉ
Những chiến trường gần, những chiến trường xa…
Cho dù xa rời thơ ca đã lâu, nhưng bên sông Bồ ngày ấy, như có nhà thơ Tố Hữu nhập hồn, những câu thơ lại bỗng ào ạt đến với tôi, như dòng sông bất ngờ có nước từ thượng nguồn đổ về và tôi hiểu đã bắt đầu thành hình một bài thơ:
Bên này sông có một người thi sĩ
Bên kia sông có một người chiến sĩ
Sông Bồ ơi bốn mùa nước xanh trong
Đất của thi nhân, đất của anh hùng…
Tôi không nghĩ bài thơ đến với mình nhanh gọn và ngọt ngào đến thế. Và đặc biệt nó giống những gì mà tôi hằng tâm niệm và phấn đấu cho thơ ca và cho cuộc sống của mình: giản dị và ân tình. Ngay đêm ấy, tôi đã e-mail bài thơ Tâm sự với sông Bồ và sau đó bài thơ này được đăng trên Báo SGGP.
Thêm một điều thú vị là, ngay sau khi bài thơ được in, một nữ nhạc sĩ từng là bông hoa mặc quân phục nhiều năm là chị Quỳnh Hợp đã phổ thành bài hát Tâm sự với sông Bồ, được Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM thu thanh với giọng ca của Nam Khánh và tốp nữ, rồi Đài Tiếng nói Việt Nam thu thanh với giọng ca của Sao Mai Hoàng Tùng và dàn hợp xướng, rồi lại được Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội dàn dựng biểu diễn… được đông đảo chiến sĩ và người nghe hoan nghênh.
Một thời gian sau, tôi có dịp sang Đức dự đám cưới của cháu Lê Thanh Ly, một thiếu nữ rất xinh đẹp, cháu gọi tôi là bác ruột và gọi nhà thơ Tố Hữu là ông ngoại. Tôi đã mang bài hát này làm quà cưới cho cháu, để các cháu hiểu nhiều hơn về quê hương và ông, bà của mình. Trong những đêm xa xôi ở Bochum, bài hát về một dòng sông của Việt Nam vang lên làm náo nức tâm hồn biết bao người, kể cả những người bạn Đức của cháu…
Cũng bài hát này, trong một buổi lễ kỷ niệm 93 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu ở làng quốc tế Thăng Long, Hà Nội đã vang lên và làm nhiều đồng chí, nhiều người bạn của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và nhà thơ Tố Hữu xúc động. Chiếc CD của bài hát hôm ấy tôi đã mang tặng chị Nguyễn Thanh Hà, con gái đầu lòng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và tôi đã được nhận từ chị lời cảm ơn cho cả nhà thơ và tác giả âm nhạc rất chân tình
Họ đã đi suốt cuộc đời không nghỉ
Như dòng sông chảy mãi cùng tháng năm
Đôi bạn ấy cùng đi vào lịch sử
Người là Danh tướng, Người là Thi nhân…
Tôi thầm nghĩ, chính họ, vị đại tướng oai hùng và nhà chính trị - nhà thơ lỗi lạc ấy, đã làm nên bài thơ và khúc hát này, để rồi sẽ cùng họ mãi mãi đi vào lịch sử…
Theo Trương Nguyễn Việt ( SGGP Online)
Sáng 4/7, tại Quảng trường Ngọ Môn, TP Huế, Bộ Công an tổ chức khai mạc Chung kết Hội thi Điều lệnh, bắn súng, võ thuật CAND - Khu vực phía Nam năm 2022 nhằm chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng CSND (20/7/1962 - 20/72022).
Tối 01/7, tại Trung tâm Cinestar, số 25 Hai Bà Trưng, thành phố Huế, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Tuần lễ phim Đan Mạch 2022. Dự lễ khai mạc có ông Kim Højlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều ngày 2/7, UBND Thừa Thiên - Huế cùng gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh long trọng tổ chức Lễ Khánh thành Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày mất của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (6/7/1967 - 6/7/2022).
Sáng 2/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Thừa Thiên Huế (1937-1949)".
Chiều ngày 29/05, Chi hội Nhà báo Tạp chí Sông Hương vừa tổ chức Đại hội lần thứ X – Nhiệm kỳ 2022 – 2025.
Tối 27/6, tại Quảng trường Ngọ Môn đã diễn ra đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”. Đêm nhạc diễn ra nhân kỷ niệm 21 năm nhớ Trịnh Công Sơn và hưởng ứng Festival Huế 2022.
Chiều ngày 27/6, tại phòng triển lãm Trường đại học Nghệ thuật, Hội Mỹ thuật phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Sắc diện mới”.
Chiều ngày 27/6, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) - 15 Lê Lợi, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế phối hợp vớiTrung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức trưng bày triển lãm “Chế độ Y quan triều Nguyễn”.
Nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Festival Huế 2022, chiều 26/6 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Thành phố Huế, phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam phối hợp với Ban tổ chức Festival Huế tổ chức buổi triển lãm “Cùng chia sẻ Di sản - Giới thiệu họa sĩ DANY”.
Chiều 24/6, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm ảnh “ Quê hương qua ống kính Nhiếp ảnh”. Đây là một trong những hoạt động nghệ thuật hưởng ứng Festival Huế 2022.
Chào mừng tuần lễ Festival Huế 2022 và Tuần lễ áo dài Huế 2022, chiều ngày 23/06 Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức trưng bày triển lãm chủ đề “Nét đẹp di sản Cố đô Huế qua thơ ca, hội hoạ”.
Chiều 21/6, Tạp chí Sông Hương phối hợp với các họa sĩ Huế tổ chức triển lãm Mỹ thuật với chủ đề “ Êm rứa”. Đây là hoạt động chào mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, hưởng ứng tuần lễ Festival Huế 2022.
Chiều ngày 20/06, tại Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức họp báo giới thiệu, công bố chính thức các chương trình, hoạt động của tuần lễ Festival Huế 2022.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa có thông báo về việc thay đổi giờ tham quan và mở cửa ban đêm Đại Nội.
Sáng ngày 18/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, tổ chức lễ dâng hương chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng ngày 18/06, tại Văn phòng UBND tỉnh đã diễn ra Lễ trao giải Báo chí Hải Triều lần thứ III năm 2022. Đến dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thanh Bình, UVTVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Chiều ngày 17/6, Viện Pháp tại Huế phối hợp với Công ty CP sách Thái Hà tổ chức buổi ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Kho báu Kinh thành Huế sau ngày thất thủ Kinh đô” của François Thierry.
Chiều ngày 17/6, tại Bia quốc Học Huế, Sở Văn hóa và Thể thao phát động Ngày hội áo dài dành cho cộng đồng 2022.
Ngày16/6, UBND tỉnh vừa công bố Kế hoạch tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu “Cố đô Huế nhìn từ bầu trời”
Tuần Phim Đan Mạch 2022 sẽ diễn ra tại Huế từ ngày 1/7/2022 đến ngày 6/7/2022 tại rạp CineStar với 6 bộ phim hấp dẫn và truyền cảm hứng từ các nhà làm phim nổi tiếng Đan Mạch.