Sau bao thăng trầm của cuộc sống, tranh làng Sình xứ Huế có lúc tưởng chừng đã bị xóa sổ... Nhưng may mắn vẫn còn một người đau đáu với nghề làm tranh - Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước. Ông đã gìn giữ và phục sinh nghề truyền thống có tuổi đời gần 500 năm.
Những bản mộc in tranh làng Sình được ông Phước giữ gìn cẩn thận.
Tinh hoa tranh làng Sình
Một ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, ngược dòng sông Hương thơ mộng hơn 10km, chúng tôi tìm về nhà Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước ở làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên – Huế. Trước căn nhà cấp 4 đơn sơ đã phủ màu thời gian là một ông già nước da ngăm đen, bàn tay chai sần đang tỉ mẩn với những công đoạn in hình, tô màu để tạo ra những bức tranh độc đáo mang tên tranh làng Sình.
Vừa sắp những bản khắc gỗ để in bộ lịch chào xuân Giáp Ngọ, ông Phước vừa cho biết: “Tranh làng Sình có tuổi đời gần 500 năm. Vào khoảng cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, cùng với dòng người theo chân Chúa Nguyễn vào đất Thuận Hóa lập nghiệp, ông Kỳ Hữu Hòa đã mang theo nghề làm tranh giấy mộc bản vào làng Sình định cư và truyền dạy. Ông Hòa được coi là tổ nghề tranh làng Sình”.
Để có một bức tranh phải trải qua 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn. Đầu tiên, dùng mực màu đen phết lên bản mộc rồi dùng giấy dó in thành một bức tranh thô. Đem phơi cho khô mực rồi dùng các loại màu tự pha chế để tô vẽ họa tiết lên tranh, sau đó đem phơi lại cho khô mới thành một bức tranh hoàn chỉnh. Trước kia, tranh làng Sình hoàn toàn sử dụng giấy dó, nhưng nay để tiện và đỡ tốn kém, người ta đã chuyển sang sử dụng giấy công nghiệp và tô bằng phẩm màu. Chỉ riêng ông Phước vẫn trung thành với vật liệu giấy dó và màu tự nhiên.
Mộc bản để in tranh làng Sình làm bằng gỗ mít, thị hay gỗ mức và không phải ai cũng có thể làm được, chỉ có ông tổ, hoặc những nghệ nhân tài hoa nhất của làng Sình mới có thể khắc nên để giữ đúng bản sắc, và lưu truyền cho hậu bối làm nghề. Hiện nay, chỉ còn mình ông Phước khắc được mộc bản tranh làng Sình. Đó cũng là nỗi trăn trở của chính ông vì sợ rằng khi mình không còn nữa, tranh làng Sình sẽ mai một theo thời gian.
Bút để tô vẽ tranh do chính ông Phước sáng tạo nên. Ông Phước cho biết: “Tổ tiên xưa dùng cành tre non đập mịn một đầu làm bút. Nhưng từ lên 7 tuổi, tôi đã dùng ruột của rễ cây dứa dại làm bút. Bút rễ dứa bền và mịn hơn bút tre gấp trăm lần”.
Sự khác biệt của tranh làng Sình với các dòng tranh dân gian khác chính ở nét vẽ và bố cục thô sơ, đậm chất làng quê. Mỗi bức đều mang trong mình tâm trạng của nghệ nhân lúc đó.
Thổi hồn cho tranh
65 tuổi nhưng ông Phước đã có hơn 60 năm làm tranh. Ông là đời thứ 9 trong dòng họ Kỳ theo nghiệp làm tranh dân gian làng Sình. Chứng kiến bao thăng trầm lịch sử cũng như những biến thiên của tranh làng Sình, ông Phước cho biết, thời kỳ trước ngày đất nước thống nhất (1975), nghề tranh làng Sình phát triển thịnh vượng, người người, nhà nhà đều làm tranh. Nhưng sau giải phóng, nghề làm tranh làng Sình bắt đầu mai một.
Lúc đó, đất nước khó khăn, học sinh còn không có giấy đi học nên việc làm tranh được cho là phí phạm, những người làm tranh phục vụ việc thờ cúng còn bị xem là truyền bá mê tín dị đoan, các mộc bản tranh bị tịch thu chẻ làm củi đốt. Duy chỉ mình ông Phước giữ được nguyên vẹn hơn 100 bộ mộc bản làm nghề.
Ông Phước kể lại: “Nghĩ là nghề của tổ tiên dày công để lại mà không giữ được thì có tội lớn nên tôi đánh liều đào hầm, bọc mộc bản vào bao nylon rồi chôn giấu dưới đất. Sau một vài năm, tôi đào nguyên cái hầm lớn dưới nhà, đêm đêm cả nhà lại xuống hầm thắp đèn làm tranh. Tranh làm xong lấy dây buộc vào lưng rồi mặc áo quần để che, đưa lên thành phố, vào các vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi… bán”.
20 năm sau, khi đất nước mở cửa, đời sống kinh tế đi lên, nhận thức cũng dần thay đổi. Đảng, Nhà nước chủ trương khôi phục lại những làng nghề truyền thống. Với nghề làm tranh làng Sình, ngày đó duy chỉ còn ông Phước còn mộc bản in tranh và biết làm tranh.
Với quyết tâm khôi phục làng tranh truyền thống, ông tự nguyện bỏ tiền, bỏ công ngày đêm cặm cụi ngồi khắc bản mộc in tranh đem đến từng nhà vận động dân làng tiếp tục làm tranh. Tranh họ làm ra, ông lại phải lặn lội mang đi khắp các chợ trong và ngoài tỉnh để chào hàng. Mưa dầm thấm lâu, dân làng dần tin tưởng và làm theo ông. Hiện nay, làng Sình đã có trên 50 hộ theo nghề làm tranh.
Những năm gần đây, nhận thấy nhu cầu xã hội cần thêm tranh trang trí nên ông Phước đã mày mò, khắc bản mộc để đưa những trò chơi như đấu vật truyền thống của làng Sình lên tranh. Ngoài ra còn có những bức tranh trang trí thuộc đề tài dân gian và tranh bát âm, 12 con giáp… làm phong phú thêm cho tranh làng Sình.
Chính những đóng góp to lớn trong việc phục sinh tranh làng Sình, ông Phước đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh và là một trong những nghệ nhân được tôn vinh. Mới đây, bộ lịch Bát âm của ông được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tình Thừa Thiên – Huế năm 2013.
Làm tranh làng Sình thu nhập không bao nhiêu, mỗi lao động kiếm bình quân từ 20.000 – 50.000 đồng/ngày. Tết đến, xuân về tranh bán chạy hơn, thu nhập mới lên được 50.000 - 70.000 đồng/người/ngày, giải quyết được việc làm cho người dân sau những mùa vụ nông nhàn. Thế nhưng, Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước tâm sự: “Thu nhập của nghề thấp lắm”.
Theo Ngọc Vũ (Dân Việt)
Ban tổ chức Festival Huế 2022 cho biết, Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2566 sẽ diễn ra từ ngày 8/5 – 15/5/2022 với nhiều hoạt động trải khắp các địa điểm trên TP Huế.
Tối ngày 28/4, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022 với chủ đề “Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái”.
Tối 28/4, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) tổ chức khai mạc Festival Thuận An biển gọi năm 2022 với sự tham dự của hàng nghìn du khách và người dân địa phương.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Huế về việc bàn giao những hiện vật đồng thời vừa mới sưu tầm giúp Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để thực hiện công tác trưng bày trong thời gian tới.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học Huế triển khai tổ chức Cuộc thi Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng Thành phía Nam và Ký họa kiến trúc chủ đề "Nam Kinh Thành Huế - Dấu ấn thời đại".
Thực hiện “Đề án Phát triển VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030” của UBND tỉnh, chiều ngày 25/4 Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “ Thừa Thiên Huế trong tôi” năm 2022 dành cho học sinh trung học Thừa Thiên Huế.
Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), từ ngày 22 - 24/4, tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, UBND huyện A Lưới phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức hoạt động Tuần lễ sách và Văn hóa đọc năm 2022 và triển lãm Di sản Cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa.
Tối 22/4/2022, tại quảng trường Ngọ Môn, UBND Thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ khai trương phố đêm Hoàng Thành Huế.
Sáng 23/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc "Tôi yêu Huế" và cuộc thi ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới" lần thứ IV, năm 2022. Tham dự có ông Hoàng Hải Minh - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng 22/4, tại Trường lang Đại Cung Môn, Đại nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm bản Kiều chép tay của hoàng gia triều Nguyễn.
Sáng 21/4, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã tổ chức buổi ra mắt cuốn sách “Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh, niềm tự hào quê hương Thừa Thiên Huế” nhân Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, kỷ niệm 3 năm ngày mất của Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh (22-4-2019 - 22-4-2022).
Sáng 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận tư liệu, hiện vật của các văn nghệ sĩ Huế trao tặng cho phòng truyền thống của Liên hiệp Hội.
Chiều ngày 20/4, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn có buổi làm việc tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch
Sáng ngày 20/4, tại di tích Lầu Tàng Thơ, thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ Khai mạc ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy – Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định.
Sáng ngày 20/4, Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức Trao giải cho cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế”.
Ủy ban nhân dân Thành Phố Huế vừ có thông báo về việc chính thức khai trương Phố đêm Hoàng thành Huế lúc 20 giờ 00 tối ngày 22/4/2022 tại quảng trường Ngọ Môn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 3673/UBND-VH cho phép mở cửa miễn phí tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 03 Lê Trực, thành phố Huế).
Chiều 18/4, tại Làng cổ Phước Tích – Huyện Phong Điền đã diễn ra lễ Bế mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề "Giấc mơ Phong Điền" năm 2022.
Sáng 17/4, Bảo tàng gốm cổ sông Hương (địa chỉ số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức đi vào hoạt động và mở cửa đón du khách, người dân đến tham quan.
Chiều 16/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tổ chức Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất năm 2022, đồng thời, tổ chức lễ ra mắt 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế.