Sáng 25/3/2023, trên khu vực sông Hương và sông Đông Ba (công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội), UBND thành phố Huế tổ chức khai mạc Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ II – năm 2023.
Giải Đua ghe truyền thống thành phố lần này quy tụ gần 400 vận động viên nam, nữ đến từ 9 phường, xã: An Đông, Gia Hội, Hương Hồ, Hương Vinh, Phú Dương, Phú Thượng, Hương Phong, Hương Sơ, Thủy Vân; các đội thi đấu bằng loại ghe 9 và tham gia tranh tài 9 độ đua, trong đó độ Cúng và độ Phá sẽ bơi 3 vòng 6 tráo; các độ Tiền nam, nữ sẽ bơi 2 vòng 4 tráo; với lộ trình đường bơi xuất phát từ bàn quan ở công viên Trịnh Công Sơn – lộn vè rốn về vè thượng trên sông Đông Ba – về vè hạ trên sông Hương (phía cồn Hến) – lộn vè rốn về đích.
![]() |
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Trương Đình Hạnh – Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế, Trưởng Ban tổ chức Giải đua ghe cho biết: UBND Thành phố đã thành lập Ban Tổ chức, phân công các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, tổng dọn vệ sinh, trang trí trang hoàng, đảm bảo ATGT đường thủy, đường bộ, huy động Nhân dân đến tham gia cổ vũ. Để giải đua ghe diễn ra an toàn, thành công, Ban tổ chức đã họp và yêu cầu giải đua đảm bảo tính an toàn, văn minh, chặt chẽ, trung thực, cao thượng, hấp dẫn; thể hiện tính văn hoá, nếp sống văn minh của các vận động viên và khán giả cổ vũ; chống mọi biểu hiện tiêu cực trong quá trình thi đấu. Các đơn vị phải tham gia đầy đủ và nghiêm túc, chấp hành tốt điều lệ của giải đua, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình tổ chức đua.
![]() |
Giải Đua ghe truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá, thể thao dân tộc của quần chúng nhân dân; là dịp để các vận động viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm; tăng cường mối đoàn kết giữa các đơn vị trên địa bàn thành phố. Đây cũng là cơ hội quảng bá các hoạt động văn hoá – thể dục thể thao truyền thống của quê hương, gắn liền với kích cầu du lịch, tạo khí thế phấn khởi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội..., đồng thời tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Phương Anh
Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.
Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
(SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
(SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.
Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.
Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.
(SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.
Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013
Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt
Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố
Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.
Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.
Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.
Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...
Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière.
Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.