Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.
Cảnh trong vở Trại hoa vàng của Nhà hát Tuổi trẻ.
Ngay từ những ngày đầu khi dịch Covid-19 bùng phát, ban lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ đã có kế hoạch ứng phó kịp thời, vừa động viên các nghệ sĩ, diễn viên tham gia vào các chương trình cổ động phòng, chống dịch bệnh trong cộng đồng, vừa bảo đảm tập luyện chuyên môn, tranh thủ đầu tư dàn dựng các vở diễn mới. Khi tình hình cho phép, nhà hát từng bước khôi phục hoạt động biểu diễn, nhanh chóng hoàn thành và ra mắt hai vở diễn mới từ ngày 12-9, thu hút sự quan tâm của công chúng. Đó là vở Bộ cảnh phục thể hiện hình tượng người chiến sĩ công an trong cuộc đấu tranh khốc liệt với tội phạm ma túy và vở nhạc kịch Trại hoa vàng phóng tác từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về tuổi trẻ và tình yêu trong sáng.
Dựa trên kịch bản của tác giả Đỗ Đức Trung, do đạo diễn, NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến dàn dựng, Bộ cảnh phục là vở kịch chính luận, nhưng không tập trung khai thác về nghiệp vụ đánh án của các chiến sĩ công an cũng như những âm mưu thủ đoạn của tội phạm, mà đi sâu phân tích các mối quan hệ gia đình - xã hội và lối sống thực dụng của một số đối tượng sẵn sàng bất chấp tất cả để kiếm tiền, rồi phải trả giá cho tội ác. Đạo diễn Nguyễn Sĩ Tiến đã tập trung vào những thể nghiệm trực quan mới mẻ, lay động cảm xúc khán giả khi sử dụng hiệu ứng điện ảnh và các màn diễn mang tính hành động, biểu diễn võ thuật mạnh mẽ đẹp mắt, bên cạnh những khoảnh khắc sâu lắng, tự sự, thể hiện tâm hồn lãng mạn, tình người, tính nhân văn của các chiến sĩ công an nhân dân, những người đang hằng ngày đối mặt với không ít hiểm nguy. Ở một góc độ khác và cũng là sở trường của nhà hát, vở nhạc kịch Trại hoa vàng như một bức tranh đẹp, khắc họa thời thanh xuân với những khoảnh khắc mộng mơ, trong sáng của tình bạn, tình yêu tuổi học trò, đang chập chững trước ngưỡng cửa vào đời, tràn đầy khát vọng. Vở diễn quy tụ đông đảo diễn viên ca - múa - kịch của Nhà hát Tuổi trẻ trong không gian nghệ thuật hiện đại, đầy mầu sắc.
Cùng hai vở diễn mới, nhân dịp kỷ niệm 40 năm công diễn vở kịch đầu tiên Sống mãi tuổi 17 của Lưu Quang Vũ, Nhà hát Tuổi trẻ đã khai mạc chương trình “Sức sống kịch Lưu Quang Vũ”. Đây là chương trình được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ, tri ân cặp vợ chồng tài danh Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh trên sân khấu nhà hát, nơi đã gắn bó với Lưu Quang Vũ từ những ngày đầu viết kịch, thành danh với một loạt vở diễn đặc sắc nhất được nhà hát dàn dựng lại như: Ai là thủ phạm, Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Tin ở hoa hồng...
Bên cạnh lịch biểu diễn hằng tuần các vở diễn theo kế hoạch: Bệnh sĩ, Nữ cảnh sát SBC, Không thể khác..., Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn vở Như thế là tội ác trên sân khấu nhà hát tại số 1 Tràng Tiền (Hà Nội). Vở diễn do đạo diễn, NSƯT Trịnh Mai Nguyên dàn dựng với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên kỳ cựu của nhà hát. Tuy đề tài an toàn giao thông rất quen thuộc, nhưng vở diễn đã mang lại những góc nhìn mới. Bằng tài năng diễn xuất và thủ pháp lồng ghép khéo léo, sử dụng hiệu ứng của công nghệ ánh sáng, vi-đê-ô clíp, vở diễn không trở nên quá nặng nề mà đầy cảm xúc như những tâm tình nhắn gửi, đi vào lòng người, gióng lên tiếng chuông cảnh báo xã hội về ý thức tuân thủ các quy định an toàn khi tham gia giao thông.
Hòa cùng không khí rộn ràng “sáng đèn” trở lại của các đơn vị nghệ thuật ở Thủ đô, NSND Lệ Ngọc cho biết, sân khấu xã hội hóa Lệ Ngọc đã sớm triển khai và đang liên tục biểu diễn các vở Huyền thoại gò Rồng Ấp, Tình bạn và công lý trong tháng 9 này tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Điều đáng mừng là cả hai vở diễn đều bán hết vé, trong đó có rất đông học sinh, sinh viên đến thưởng thức. Cuối tuần vừa qua, Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp Liên đoàn Xiếc Việt Nam tiếp tục triển khai dự án “Huyền sử Việt” bằng việc khởi dựng vở cải lương - xiếc Cây gậy thần có sự tham gia của hơn 100 diễn viên xiếc và cải lương. NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết: Đây là vở diễn đặt hàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với những thử nghiệm táo bạo nhằm mang lại hiệu ứng cao đến người xem thông qua sự kết hợp giữa hai loại hình sân khấu, đáp ứng được cả tư tưởng nghệ thuật và yếu tố giải trí. Có thể nói, đây là một hướng đi mới, gợi mở nhiều khám phá trong nỗ lực của các nghệ sĩ nhằm tiếp cận và thu hút khán giả đến với sân khấu.
Các sân khấu phía nam, nhất là tại TP Hồ Chí Minh cũng sôi nổi nhiều chương trình biểu diễn, giới thiệu tới công chúng nhiều vở diễn đa dạng đề tài, thể loại, có kịch chính luận, tâm lý xã hội và hài kịch với các đề tài đương đại hấp dẫn bên cạnh những vở diễn đã “ăn khách” trước đó. Tiêu biểu như Sân khấu 5B có vở kịch tâm lý xã hội Bồ công anh, hài kịch Tía ơi! Con lấy chồng, Giao kèo sống thật. Sân khấu kịch Idecaf có vở Mưu bà Tú, Ngôi nhà không có đàn ông, Cậu Đồng. Sân khấu Thế giới Trẻ tung ra các vở hài kịch - tâm lý như: Thâm cung nội chiến, Chuyện tình Băng-cốc, Cuộc chiến sắc đẹp. Sân khấu kịch Hồng Vân đi vào đề tài kinh dị với vở Ám ảnh kinh hoàng, Người vợ ma bên cạnh vở diễn kinh điển Lôi Vũ của tác giả Tào Ngu (Trung Quốc). Trong khi đó, Sân khấu Hoàng Thái Thanh tiếp tục dựng lại và công diễn vở Bàn tay trời do đạo diễn Ái Như thực hiện với dàn diễn viên trẻ để lại nhiều ấn tượng. Theo đạo diễn Lê Quý Dương, với đặc điểm hoạt động theo hình thức xã hội hóa, các sân khấu của thành phố phương nam khá nhạy bén, nắm bắt và có sự chuyển đổi hoạt động nhanh trước tình hình mới và sẽ dễ dàng hòa nhịp trở lại. Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19, các sân khấu TP Hồ Chí Minh có nhiều khó khăn hơn, nhất là về kinh phí để bảo đảm duy trì hoạt động của các nhà hát và giữ chân các nghệ sĩ, diễn viên. Có lẽ cũng vì thế mà không có nhiều vở diễn được dàn dựng mới trong thời gian này, chủ yếu là khai thác những vở đã dựng trước đó hoặc làm mới lại. Để các sân khấu TP Hồ Chí Minh có thể duy trì hoạt động, phục vụ công chúng, rất cần sự nỗ lực từ chính các đơn vị nghệ thuật, sự ủng hộ của người hâm mộ cũng như việc hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền thành phố.
Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.
Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.
LÊ HOÀNG TÙNG
Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.
Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.
Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.
Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.
Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.
Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.
Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.
5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.
Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?
Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.
Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.
NGUYỄN THANH TÙNG
Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.
Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.
Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.
Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.
Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…
Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?