Ngay sau buổi giới thiệu hai cuốn sách về Đặng Huy Trứ và Đặng Văn Hòa của A Chước Đen tại Huế, Hội đồng họ Đặng đã phát thông báo kịch liệt phản đối.
Bìa hai cuốn sách
Buổi giới thiệu sách diễn ra chiều 13.3 tại Trường ĐH Sư phạm Huế. Hai cuốn sách Đặng Văn Hòa - Vị dân chí kế và Đặng Huy Trứ - Nhà trí thức chân chính của dân tộc và thời đại, do A Chước Đen (Đinh Thị Hải Đăng) ở TP.Đà Nẵng, là con dâu họ Đặng, sưu tầm và biên soạn. Sách do Nhà xuất bản Văn học cấp phép ngày 15.10.2012.
Lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia
Riêng về cuốn sách Đặng Huy Trứ - Nhà trí thức chân chính của dân tộc và thời đại, ông Đặng Hưng Thước, thư ký, phụ trách thông tin của họ Đặng, cho biết A Chước Đen đã sao chép từ các bài viết đăng trong cuốn Đặng Huy Trứ - Con người và tác phẩm (của Nhóm Trà Lĩnh, NXB TP.HCM năm 1990) và cuốn tiểu thuyết Cỡi sóng đạp gió của Hoàng Công Khanh…
|
Đơn cử, bà A Chước Đen đã sao y một phần bài viết của GS Vũ Khiêu trong cuốn Đặng Huy Trứ - Con người và tác phẩm từ trang 27-53, rồi tự đặt đầu đề Thơ ca của Đặng Huy Trứ, trong khi GS Vũ Khiêu có đặt tiêu đề I. Mảnh đất của một tài năng, thì A Chước Đen lại bỏ đi.
Cũng theo ông Thước, toàn bộ bài của GS Vũ Khiêu viết là Đặng Huy Trứ, sách của A Chước Đen sửa lại là Đặng Hoàng Trung. “Đây là một điều bất kính đối với cụ, và là một điều cấm kỵ trong việc trích dịch bài của người khác, hơn nữa GS Vũ Khiêu viết về tuổi thơ cụ Trứ thì phải viết là Đặng Huy Trứ, còn cái tên Đặng Hoàng Trung chỉ có khi cụ đã đỗ đạt làm quan” - ông Thước nói.
Tiếp theo, ở phần Đặng Huy Trứ làm ngự sử (trang 37), A Chước Đen cũng sao chép tiếp một đoạn khác của GS Vũ Khiêu từ trang 43-45 của cuốn Đặng Huy Trứ - Con người và tác phẩm rồi thêm bớt, chêm văn người khác vào… rồi lại ghi tác giả bài viết là Nhóm Trà Lĩnh; phần Những năm tháng đầu đi dạy học ở Quảng Nam (trang 115) sao chép từ cuốn tiểu thuyết Cỡi sóng đạp gió của Hoàng Công Khanh nhưng ghi tác giả là Nhóm Trà Lĩnh…
Nội dung lệch lạc
Theo ông Thước, ngoài chuyện sao chép theo kiểu lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia, nội dung cuốn sách cũng có vô số sai lệch nghiêm trọng khác. Đơn cử, trang 17 A Chước Đen trích sai một đoạn từ Lời dẫn của sách Đặng Huy Trứ - Con người và tác phẩm: “Nguyên chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng viết: ”Đó là một ngôi sao trên vòm trời trí thức Việt Nam, càng nhìn càng sáng”. Nhận xét này rất đúng với Đặng Huy Trứ…”. Nguyên văn câu nói như sau: “Đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu, nguyên chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng viết: “Đó là một ngôi sao trên vòm trời trí thức Việt Nam, càng nhìn càng sáng”. Nhận xét này rất đúng với Đặng Huy Trứ… (xem sách Đặng Huy Trứ - Con người và tác phẩm, trang 19, NXB TP.HCM).
|
Trang 18 sách viết: “…ông rất quý dân trọng dân, coi dân như cha mẹ và tự coi mình là “con thứ của dân”. Đây là một cách diễn dịch thể hiện sự thiếu hiểu biết của tác giả. Nguyên văn của Nguyễn Công Trứ là thứ dân chi tử tức là người con của thứ dân. Đây là một quan điểm độc đáo về làm quan của Đặng Huy Trứ nhưng đã bị tác giả diễn dịch sai.
Cũng theo ông Thước, cuốn sách trích rất nhiều đoạn từ tiểu thuyết Cỡi sóng đạp gió của Hoàng Công Khanh là không phù hợp. Vì tên sách là xem xét Đặng Huy Trứ ở góc độ nhà trí thức, thì không thể lấy nội dung từ một cuốn tiểu thuyết. Vì tiểu thuyết là thể loại văn học mà tác giả đã hư cấu theo cảm quan cá nhân. Đã vậy, kể cả phần trích từ tiểu thuyết cũng có nhiều sai lệch, thiếu chính xác.
Bà A Chước Đen: “Nếu sai thì cái sai của tôi là non kinh nghiệm” Chiều 17.3, trao đổi với PV Thanh Niên qua điện thoại, nhà văn A Chước Đen (đang ở Quảng Nam) cho biết bà đã nhận được thông tin của ông Đặng Hưng Thước cùng một số thành viên khác của dòng tộc họ Đặng phản ứng về hai cuốn sách của bà qua mạng internet. Nhà văn vừa nói vừa khóc: “Vào nam ra bắc bằng chính đồng tiền dòng họ Cơ tu của mình để làm sách. Khi xong bản thảo, ba lần tôi mang đến chú Đặng Hưng Thước để nhờ chú đọc và góp ý, sửa chữa giúp. Thế nhưng cả ba lần chú Thước đều hắt hủi, từ chối. Giờ thì lại đưa ra ý kiến như vậy. Chồng, con, cháu nội tôi đều con cháu họ Đặng nhưng gần như họ không biết gì về dòng họ mình. Mình thương con, thương chồng, kính quý dòng họ mà làm như vậy. Đặc biệt, riêng cụ Đặng Huy Trứ có công rất lớn với người Quảng Nam khi nhiều năm làm Bố chánh trên mảnh đất đó mà chưa có ai ở Quảng Nam viết về cụ. Một con người thương dân, yêu dân như thế nên viết để nhiều người Quảng Nam biết. Tôi nghĩ thế nên mới thực hiện cuốn sách. Ấy vậy mà kết quả bây giờ quá đắng cay”. Trả lời câu hỏi rằng bà có thấy sai gì khi thực hiện hai cuốn sách, nhất là cuốn viết về cụ Đặng Huy Trứ, nhà văn A Chước Đen giải bày: “Nếu nói sai thì sai lớn nhất của mình là quá non kinh nghiệm. Mình lần đầu tiên làm nghiên cứu, viết sách lịch sử, trình độ lại hạn chế (mới chỉ ngang lớp 6 - PV) nên làm sao tránh khỏi thiếu sót. Tôi biên soạn theo cảm xúc cá nhân, sắp xếp theo ý kiến của mình để người đọc dễ hiểu, chỉ nghĩ như thế, tất cả vì cái tâm. Nếu nói vì cái danh cái lợi là hoàn toàn không. Tôi là đứa bé nằm trong hóc núi chết đi sống lại mà?”. Đ.Toàn (ghi) |
Theo Thanh niên
Hòa chung không khi đầu xuân mới, các địa phương trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu lần thứ 17. Đây là hoạt động ý nghĩa của các văn nghệ sĩ những người yêu thơ trong dịp tết Nguyên Tiêu và chào mừng Ngày thơ Việt Nam.
Thông báo tuyển dụng nhân viên văn thư - lưu trữ
Trong không khí vui tươi mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh vui mừng xuân mới; hòa trong không khí Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17. Tối ngày 18/02 (14 tháng giêng năm Kỷ Hợi), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm Thơ Nguyên Tiêu Kỷ Hợi - 2019 với chủ đề “Sắc hoa biên cương”.
Sáng ngày 18/02 (14 Tháng Giêng năm Hỷ Hợi), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất .
Xác định được tầm nhìn và mục tiêu đi xa hơn cũng như những giải pháp "đột phá" về cơ chế và chính sách trong thời gian tới, đặc biệt là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên diễn ra ngày 16/2 đã mở ra cơ hội lớn cho các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong phát triển du lịch, trở thành những điểm đến có thương hiệu quốc tế; đưa du lịch của khu vực trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Sáng 16/02, tại Tử Cấm thành, Đại Nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện KHCN xây dựng Miền Trung tổ chức buổi lễ khởi công Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung.
Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 - 2018)
Cụ thể như sau:
Trong hai ngày mùng 8 và 9 tháng Giêng Tết Kỷ Hợi (12 và 13/02), lễ hội đền Huyền Trân mang chủ đề “Ngưỡng vọng Tiền nhân” đã được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế).
Sáng 20/01, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình “Tết sum vầy 2019 – Phúc lợi Đoàn viên” năm 2019 cho công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Chiều ngày 6/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 và tình hình triển khai việc chuẩn bị đón tết Nguyên đán Kỷ Hợi trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 05/01/2019, Ban chấp hành Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2018 đồng thời tôn vinh các văn nghệ sĩ đã được các giải thưởng cấp quốc tế, khu vực cũng như nhà nước.
Chiều ngày 21/12, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động năm 2018.
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ gặp mặt toàn thể hội viên, nhằm ôn lại truyền thống của Liên hiệp Hội và cũng là dịp để giao lưu, động viên văn nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhân ngày truyền thống thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2018).
Chiều 8/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc trại sáng tác âm nhạc “Huế xưa và nay”.
Sáng ngày 11/6, Đại học Huế tổ chức khai mạc lớp đào tạo giảng viên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đây là chương trình trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Huế và Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) năm 2018.
Chiều ngày 4/6, Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức kỳ họp bất thường để miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Văn Cao (nghỉ hưu theo chế độ) và miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Đinh Khắc Đính (chuyển công tác khác) và tiến hành bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Sáng 4/6, tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế diễn ra chương trình ra quân “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”.
Sáng ngày 04/6, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội đã tổ chức khai mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh Thừa Thiên Huế 2018.
Chiều ngày 01/6, trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp với các họa sĩ Hiệp hội Mê Kông đã tổ chức triển lãm Mỹ thuật đương đại 2018.
Sáng ngày 01/6, vòng chung kết Hội thi “Chung tay cải cách hành chính năm 2018” đã diễn ra tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh.