Ra mắt tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản” của nhà văn Lưu Sơn Minh

15:13 15/06/2017

Sau 12 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản” của nhà văn Lưu Sơn Minh “tái xuất” với diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình thức. Ngày 15/6/2017, nhân dịp “Trần Quốc Toản” phiên bản mới (họa sĩ Thành Phong minh họa, Công ti Cổ phần Văn hóa Đông A và Nxb Văn học liên kết ấn hành) ra mắt bạn đọc, buổi giao lưu với nhà văn Lưu Sơn Minh đã diễn ra tại Nhà sách Cá Chép - 115 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tiểu thuyết “Trần Quốc Toản” được Nxb Kim Đồng in vào năm 2005 và Nxb Văn học in lại vào năm 2009, hướng đến đối tượng bạn đọc chính là thiếu nhi. Với nỗ lực mở rộng phạm vi đối tượng bạn đọc, nỗ lực “kể nốt những điều đáng ra đã/phải kể”, nhà văn Lưu Sơn Minh đã viết lại, làm mới tác phẩm của mình, bổ sung vào đó những trăn trở về phận người, phận đời, phận nước. Phiên bản “Trần Quốc Toản” 2017 được cấu trúc thành 17 chương, tương ứng với tuổi đời của người anh hùng.

Nhà văn Lưu Sơn Minh chia sẻ: Đây là cuốn sách được bắt đầu từ cảm hứng sau một truyện ngắn tên là “Nước mắt trúc” của tôi in trên tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1998. Sau truyện ngắn này, tôi quyết định đào sâu sử liệu để viết một truyện ngắn về Trần Quốc Toản, rồi nhận ra để viết về người anh hùng trẻ tuổi ấycần cả một cuốn sách dài. Từ trước đến giờ, mọi người vẫn quen "đóng khung" Trần Quốc Toản trong khuôn mẫu "thiếu niên chí lớn hăm hở dựng cờ". Nếu chỉ có vậy thì quá đơn giản, thậm chí là không công bằng với một dũng tướng như Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản khác cơ, đội quân dưới lá cờ sáu chữ khác cơ. Họ trẻ trung, nghịch ngợm, anh dũng và hào hoa. Mỗi một người trong đội quân ấy, cũng như người chủ tướng trẻ tuổi, đều là một niềm tự hào của nước Việt... Tôi muốn kể về những niềm tự hào ấy, thay vì những anh chàng non nớt ngờ nghệch chỉ biết "cắm cúi tỏ ra anh hùng" như trong hình dung trước đây​.

 

lsminh1
Từ trái qua: Họa sĩ Thành Phong, nhà văn Lưu Sơn Minh, MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng tại buổi giới thiệu sách (Ảnh: Đông A)
 
Và quả thật, trong tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản”, hình tượng nhân vật chính được xây dựng từ nhiều góc nhìn khác nhau. Có khi Hoài Văn hầu là người con hiếu thuận, yêu thương và mong muốn bảo vệ mẫu thân trước sự xa lánh, thờ ơ của gia tộc. Quốc Toản cũng mang nặng mặc cảm tự ti khi sinh ra đã mang trên mình số phận bị lãng quên trong dòng họ. Nhưng bên cạnh đó, chàng trai trẻ Quốc Toản cũng đầy nhiệt huyết, muốn cống hiến cho giang sơn đất nước. Và đúng với lứa tuổi 16, 17 của mình, Trần Quốc Toản cũng trẻ trung, nghịch ngợm nhưng không thiếu nét hào hoa phong nhã. Tình cảm buổi ban đầu mơ hồ như xa như gần với thôn nữ tên Thoan cũng khiến nhân vật trở nên gần gũi, gây thiện cảm cho người đọc. Nhưng hơn tất cả, chân dung Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản được tác giả Lưu Sơn Minh dụng tâm xây dựng là một vị tướng trẻ, tuy chưa có kinh nghiệm trận mạc, chưa có kinh nghiệm điều binh khiển tướng, nhưng vẫn là một vị chủ tướng mưu lược, biết dò sức địch, hiểu rõ quân mình. Trải qua các trận đánh lớn Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Trần Quốc Toản đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành chủ tướng được tin yêu của toàn đội quân dưới lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Trong trận đánh cuối cùng ở vị trí tiên phong, Trần Quốc Toản đã hi sinh anh dũng, hòa vào lòng đất mẹ bên bờ sông Như Nguyệt.
 
lsminh
Nhà văn Lưu Sơn Minh kí tặng sách độc giả (Ảnh: Đông A)
 

Xoay quanh nhân vật chính Trần Quốc Toản, nhà văn Lưu Sơn Minh cũng xây dựng nhiều nhân vật gây ấn tượng. Đó là các nhân vật có thật trong lịch sử thuộc hoàng tộc nhà Trần, hay nhóm các nhân vật được tác giả xây dựng mới hoặc “nối dài” từ các tác phẩm của nhà văn Hà Ân: cô Thoan, Hoàng Chí Hiển, cụ Uẩn, Hoàng Đỗ, Hoàng Mãnh…
“Trần Quốc Toản” được xem là phần trước của tiểu thuyết lịch sử “Trần Khánh Dư” - một tác phẩm khác cùng tác giả. Nhà văn Lưu Sơn Minh cho biết, trong tương lai, anh sẽ còn viết tiếp về thời Trần - giai đoạn quy tụ nhiều anh hùng, hào kiệt vào bậc nhất, nhì trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà. Sau cuốn “Trần Khánh Dư”, họa sĩ Thành Phong tiếp tục là người minh họa, vẽ bìa cho cuốn “Trần Quốc Toản”. Sự kết hợp này mang đến một sắc diện mới mẻ cho cuốn tiểu thuyết. 

“Hư cấu lịch sử phải có giới hạn. Xây dựng nhân vật tiểu thuyết không có nghĩa là phá vỡ hình ảnh của nhân vật trong chính sử. Tôi muốn biết, đằng sau những con chữ trong chính sử là gì. Bởi, nhà viết sử rất cân nhắc, cẩn trọng với từng con chữ của họ” - tác giả “Trần Quốc Toản” chia sẻ. Họa sĩ Thành Phong thì gặp một Trần Quốc Toản trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Lưu Sơn Minh “người” hơn rất nhiều so với chính sử, so với những truyện kể quen thuộc trước đây về nhân vật anh hùng trẻ tuổi này.

Theo Hoàng Phước Lộc - VNQĐ

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Khi được hỏi lý do nào thôi thúc bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.

  • Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.

  • Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).

  • Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

  • “Duyên” - tôi biết đến tác giả Nguyên Phong từ cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết . Tôi cũng đọc qua về tiểu sử, con đường sự nghiệp của ông. Thật đáng để ngưỡng mộ!

  • Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

  • Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim…  Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.

  • “Sống mãi trên quê hương anh hùng” (NXB Quân đội nhân dân, 2021) là cuốn sách được viết theo thể loại truyện ký, về cuộc đời của một người anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Kim Vang - hình ảnh đại diện cho một thế hệ thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho hòa bình, thống nhất của dân tộc...

  • Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Đến nay, mặc dù đã được phổ biến rộng rãi, nhưng không phải mọi cắt nghĩa về nó đã thật thấu đáo, thuyết phục.

  • Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.

  • Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.

  • Nhãn sách Văn sử tinh hoa thuộc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) vừa phát hành cuốn "Phong vị xuân xưa - Ngày xuân xem sách biết việc cổ kim". Tác phẩm được sưu tầm, tuyển chọn từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí trong giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1945.

  • Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.

  • “Bốn nhà văn nhà số 4”, NXB Hội Nhà văn, của nhà phê bình Ngô Thảo dày dặn, chia làm bốn phần, tập hợp 35 bài viết của tác giả về bốn nhân vật văn chương nổi tiếng mà sự nghiệp gắn liền với ngôi nhà số 4 phố Lý Nam Đế - tạp chí Văn nghệ quân đội. Đó là Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn.

  • Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn  “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.

  • Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.

  • “Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.

  • “Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.

  • “Lắng đọng và suy nghĩ” (NXB KH&KT, 2020) cái tên sách khiêm tốn của Tạ Quang Ngọc trở nên cuốn hút tôi. Và sự chắt lọc trí tuệ, cũng như chân thành cảm xúc, chân thành tự bạch trong cuốn sách này đã không chỉ khiến tôi cảm phục tác giả, mở mang tri thức, mà còn nâng thêm cho mình bản lĩnh, bồi đắp tình yêu con người, tình yêu đối với quê hương đất nước và sự nghiệp cách mạng.