Sáng ngày 1/1/2021, Dàn nhạc Kèn Huế đã chính thức ra mắt ngay tại nhà tại Nhà Kèn Huế, công trình do người Pháp xây dựng cách đây khoảng 100 năm.
Tham dự buổi ra mắt có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam cùng các văn nghệ sĩ Huế và đông đảo công chúng yêu âm nhạc…
|
Chủ tịch UBND Tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu chúc mừng Dàn nhạc Kèn Huế |
Những năm đầu thế kỷ 20, âm nhạc phương Tây bắt đầu phổ biến tại Việt Nam. Tại Huế lúc bấy giờ đã xuất hiện các lớp âm nhạc phương Tây cùng các nhạc cụ đi kèm như mandolin, violon, harmonica, flute…
Ngày 11/11/1918, Dàn nhạc Kèn hơi nhà binh Pháp được thành lập tại Huế, trực thuộc Tòa Khâm sứ Trung kỳ. Đây là dàn nhạc kèn hơi đầu tiên tại Việt Nam. Dàn nhạc được tổ chức thành ba bộ: bộ gỗ, bộ đồng và bộ gõ với biên chế khoảng 64 nhạc công. Năm 1919, Vua Khải Định cũng cho thành lập riêng một dàn nhạc kèn hơi theo kiểu Pháp tại Huế. Dàn nhạc này nhằm mục đích đối ngoại, phục vụ cho các nghi lễ do triều đình tổ chức. Ông Trần Văn Liêu được giao tổ chức và đào tạo, thường hòa tấu các bài: Quốc ca Pháp, Quốc ca Nam triều do Trần Như Tú chuyển soạn; một số bản nhạc Việt Nam và quốc tế…Tiếp đó, năm 1920, đội kèn đồng của lính Khố xanh Huế ra đời.
|
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam phát biểu tại lễ ra mắt |
Ở Huế, đã có 3 dàn nhạc, đội nhạc kèn hơi chính xuất hiện trong các năm từ 1918-1920. Lúc đó cũng đã xuất hiện các đội kèn đồng do các linh mục, các thầy trò trường dòng thực hiện trong các buổi lễ…
Từ sau 1975, sinh hoạt Kèn hơi ở Huế bị mai một, những năm sau này, thành phố Huế có đầu tư cho Nhà Thiếu nhi Huế thành lập đội kèn thiếu nhi, song chỉ cầm chừng, không hoạt động mạnh. Năm 2012, Học viện Âm nhạc Huế cũng tổ chức biểu diễn kèn Huế tại Nhà Kèn và Công viên Thương Bạc, tuy nhiên đến năm 2014 thì không duy trì được nữa.
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Lên hiệp Các Hội VHNT TT Huế - Trưởng Ban vận động thành lập Dàn nhạc Kèn Huế phát biểu tại buổi ra mắt |
Năm 2018, Câu lạc bộ Kèn Huế đã thành lập trở lại với khoảng 25 thành viên. Cuối năm 2018, Câu lạc bộ Kèn Huế được công nhận là thành viên thuộc Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, Câu lạc bộ Kèn Huế chỉ hoạt động cầm chừng.
|
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tặng hoa chúc mừng Ban vận động thành lập Dàn nhạc Kèn Huế |
Ngày 23/1/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có buổi làm việc với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, giao nhiệm vụ cho Liên hiệp Hộisoạn thảo Đề án phục hồi Câu lạc bộ Kèn Huế và tổ chức biểu diễn; và triển khai thực hiện với kinh phí xã hội hóa.
Liên hiệp Hội đã hình thành Ban vận động thành lập, thống nhất tên gọi là Dàn nhạc Kèn Huế, hoạt động theo mô hình câu lạc bộ. Liên hiệp Hội đã tập hợp Câu lạc bộ Dàn nhạc Kèn Huế bước đầu có 50 thành viên, trong đó có 40 nghệ sỹ chơi kèn.
|
Ông Nguyễn Trung Trực - Đại diện nhà tài trợ, công ty Gilimex đã trao Kèn và trang phục biểu diễn cho Dàn nhạc Kèn Huế |
Phát biểu tại buổi lễ, Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT Huế - Trưởng Ban vận động thành lập Dàn nhạc Kèn Huế nhấn mạnh: Tiếng kèn đồng trong những năm tháng xuất hiện ở Huế đã thật sự đóng góp rất lớn vào việc hình thành nền tân nhạc Việt Nam, nền tân nhạc Huế; đồng thời đem lại cho người dân Huế những xúc cảm thẩm mỹ mới mẻ. Những đóng góp của kèn đồng trong đời sống văn hóa nghệ thuật đã được giới chuyên nghiệp cũng như thính giả Việt Nam dành cho nhiều tình cảm đặc biệt khi mà âm thanh của dàn kèn hơi mang lại nhiều cung bậc cảm xúc. Việc phục hồi Câu lạc bộ kèn Huế là yêu cầu bức thiết, vừa nhằm bảo tồn một nét độc đáo của truyền thống văn hóa Huế, vừa phát huy giá trị khi tổ chức biểu diễn đem lại không khí văn hóa văn nghệ trong không gian văn hóa Huế - thành phố văn hóa Asean, thành phố di sản trực thuộc Trung ương trong tương lai.
|
Nhạc sĩ Lê Quang Vũ làm nhạc trưởng cùng các thành viên trong Dàn nhạc Kèn Huế biểu diễn tại lễ ra mắt |
Phát biểu tại buổi ra mắt Dàn nhạc Kèn Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã biểu dương và chúc mừng việc khôi phục và phát triển Dàn nhạc Kèn Huế, đồng thời đề nghị câu lạc bộ Dàn nhạc Kèn Huế tích cực hoạt động hiệu quả trong thời gian tới; xây dựng phương án, mô hình tổ chức biểu diễn chuyên nghiệp hàng tuần tại nhà Nhà kèn và một số địa điểm khác, tổ chức biểu diễn trong các lễ hội và Festival Huế; xây dựng phương án đào tạo nhạc công, kết nạp thành viên mới để câu lạc bộ ngày càng vững mạnh, là một trong những câu lạc bộ Dàn nhạc Kèn mạnh của quốc gia.
|
Tại lễ ra mắt, Dàn nhạc Kèn Huế đã biểu diễn những nhạc phẩm như Happy New Year, La Palaloma, Top of the World…Bên cạnh đó, Câu lạc bộ Dàn nhạc Kèn Huế còn trình diễn những bản cổ nhạc, âm nhạc Cung đình Huế được thể hiện bằng nhạc cụ “kèn Tây” như Đăng đàn cung, Xuân phong Long hổ và Tẩu mã được nhạc sĩ Lê Quang Vũ (chỉ huy dàn nhạc) chuyển soạn.
|
|
Sự kiện ra mắt Dàn nhạc Kèn Huế là một sự kiện mang dấu ấn đặc biệt, sự kiện mang lại nhiều cảm xúc cho công chúng Huế và những ai yêu Huế. Một truyền thống âm nhạc Huế xưa đang được phục hồi, là một trong những biểu hiện của ý chí Thừa Thiên Huế quyết tâm xây dựng đô thị di sản trực thuộc Trung ương.
Phương Anh
SHO - Chiều ngày 11/9, Viện Goethe phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi họp báo giới thiệu Liên hoan phim Đức tại Việt Nam lần thứ 3 và lần thứ 2 tại thành phố Huế, buổi họp báo diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí - Số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều ngày 7/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc phòng triển lãm tranh - ảnh với chủ đề “Biển đảo quê hương”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, thành phố Huế. Đây là thành quả đợt đi thực tế sáng tác của các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế tại biển đảo Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
SHO - Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, chiều ngày 30/8 (14/7 Âm lịch), Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã tổ chức buổi Lễ Cài hoa hồng và chương trình văn nghệ mừng Vu Lan, diễn ra tại số 15 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm tranh thêu “Tâm Kinh mùa báo hiếu” của nghệ nhân Lê Văn Kinh, diễn ra tại 15 Lê Lợi, thành phố Huế.
SHO - Chiều ngày 26/8, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học Quảng Điền 2012, buổi bế mạc diễn ra trên du thuyền trong không gian thơ mộng của Phá Tam Giang.
SHO - Chiều ngày 18/8, Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế và Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác Văn học - Âm nhạc (Hương Thủy) năm 2012, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin thị xã Hương Thủy.
SHO - Tiếp sau cuộc Gặp mặt Cộng tác viên Tạp chí Sông Hương tại thành phố Hồ Chí Minh hết sức thành công, tối 16/8, buổi Gặp mặt Cộng tác viên Tạp chí Sông Hương tại Đà Lạt đã được tổ chức tại khán phòng Nhà Sáng tác VHNT Đà Lạt, số 2 Yên Thế. Đến dự, có đông đảo các cộng tác viên của Tạp chí tại Đà Lạt, Bảo Lộc, Đức Trọng…, từ Trường đại học Đà Lạt, đại diện các Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại Đà Lạt, Bảo Lộc - Lâm Đồng…
SHO - Chiều 15/6/2012, Phòng triển lãm tranh “Màu trong sương” đã được tổ chức khai mạc tại sảnh đường Khách sạn Đà Lạt Hoàng Gia, 80A đường Nguyễn Chí Thanh, Đà Lạt.
SHO - Chiều ngày 11/8, tại Nhà hàng Đất Phương Nam, số 46 đường Huỳnh Tịnh Của, thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi gặp mặt Cộng tác viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là dịp để Tạp chí Sông Hương gửi lời tri ân đến các cộng tác viên, những người đã gắn bó, góp phần làm nên văn hiệu của Tạp chí trong từng giai đoạn phát triển.
SHO - Sáng ngày 11/8, Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy phối hợp với Hội Nhà văn, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học - Âm nhạc năm 2012, diễn ra tại xã Thủy Bằng, Hương Thủy.
SHO - Chiều ngày 03/8, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức bế mạc trại sáng tác Văn học Nghệ thuật viết về đề tài Nông thôn mới năm 2012.
Chiều ngày 30/7, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế và UBND huyện Phong Điền đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Trẻ năm 2012, diễn ra tại hội trường UBND huyện.
Chiều ngày 25/7, Liên hiệp các hội VHNT và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Bế mạc trại sáng tác Mỹ thuật 2012 với chủ đề Biển đảo quê hương.
SHO - Sáng ngày 26/7, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội - Huế, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Hội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Nghệ thuật Tuồng trong đời sống hiện nay.
SHO - Chiều 20/7, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Hà Nội tổ chức Khai mạc trại sáng tác mỹ thuật Biển đảo quê hương và phòng triển lãm tranh Gặp gỡ tháng bảy của các họa sỹ Hà Nội và Thừa Thiên Huế, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 15/7, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Thư gửi con” của TS. Thái Kim Lan, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế.
SHO - Tối ngày 14/7, tại Nhà Văn hóa thành phố Huế, Liên hoan sân khấu Kịch chuyên nghiệp toàn quốc - 2012 đã chính thức khai mạc; Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
SHO - Sáng ngày 11/7 (nhằm ngày 23/5 Nhâm Thìn), tại chùa Ba Đồn, phường An Tây, thành phố Huế, Công ty Cổ phần đầu tư Văn hóa Du lịch Đất Việt và UBND phường An Tây đã tổ chức Lễ cầu siêu và Lễ tế âm linh cô hồn, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, những bá tánh xả thân vì nước và đồng bào tử nạn trong biến cố thất thủ Kinh đô cách đây 127 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
>> Đàn Âm hồn - di sản văn hóa tâm linh đang bị xâm hại
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 1229/QĐ-UBND ngày 9/7/2012 về việc thành lập Bảo tàng Văn hoá Huế trên cơ sở nâng cấp Nhà bảo tàng Huế.
SHO - Là một trong ba công trình phục vụ tế lễ do nhà Nguyễn lập ra gồm: Đàn Nam Giao để tế Trời, Đàn Xã Tắc để tế Đất và Đàn Âm hồn để tế vong hồn những người hy sinh vì nước trong ngày Kinh đô thất thủ 23/5 Ất Dậu -1885. Quan trọng là vậy nhưng đến thời điểm này, Đàn Âm hồn vẫn chưa được các cơ quan chức năng công nhận là di tích và đang bị xâm hại...