Chiều ngày 03/01, tại 26 Lê Lợi ( Huế), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức ra mắt bộ sách Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế. Bộ sách do nhà nghiên cứu Triều Nguyên ( Hội Văn nghệ dân gian) biên soạn và Nhà xuất bản Thuận Hóa cấp phép. Đồng chí Ngô Hòa, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, cũng đã đến tham dự với buổi ra mắt.
Bộ sách Tổng tập Văn học dân gian xứ Huế bao gồm 6 cuốn là: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn ( tập 1) với 124 văn bản; Truyện cười, truyện trạng, giai thoại ( tập 2) với 266 văn bản; Vè, truyện thơ ( tập 3) với 94 văn bản; Tục ngữ ( tập 4) với 2254 văn bản; Ca dao ( tập 5) với 3635 văn bản; Đồng dao, câu đố ( tập 6) với 716 văn bản. Phần lớn các văn bản ấy đều ra đời từ năm 1945 trở về trước thường được gọi văn học dân gian cổ truyền.
Những công việc cần thiết để tập sách được ra đời như sưu tầm, phân loại, xử lý văn bản cũng đã được tiến hành mất 20 năm, từ những năm 80 của thế kỷ trước cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI. Và công tác biên soạn cũng đã được thực hiện trong một thời gian dài, từ tháng 1/2001 cho đến tháng 3/2008.
|
Đồng chí Ngô Hòa ( phải) - Phó CT Thường trực UBND tỉnh - tặng bó hoa tươi thắm cho tác giả biên soạn - nhà nghiên cứu Triều Nguyên |
Tổng tập văn học dân gian xứ Huế ( người kinh) thực sự là là một bộ sách sưu tầm, chú giải, có thể phục vụ đông đảo bạn đọc yêu thích văn học dân gian của vùng đất núi ngự sông hương. Đồng thời, đây là sách cơ sở, là nơi cung cấp tư liệu cho việc nghiên cứu, học tập. Sự ra đời của bộ sách góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian của dân tộc, của đất nước.
PV
Theo thông tin từ trang Tổ chức kỷ lục Đông Dương (IndochinaKings) vừa chính thức giới thiệu Top 20 Di tích lịch sử nổi tiếng nhất Đông Dương.
Sáng 28/9, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tổ chức chương trình “Mùa đông xứ Huế”.
Từ ngày 02/10 đến ngày 18/12/2016 sẽ diễn ra Liên hoan phim khoa học năm 2016 tại 19 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có điểm tổ chức tại các trường học trên địa bàn thành phố Huế.
Chiều ngày 23/9/2016, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế ,Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhà xuất bản Đại học Huế đã tổ chức giới thiệu tác phẩm “Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam” của Phó giáo sư . TS Bửu Nam vừa được NXB Đại học Huế ấn hành.
Chiều ngày 16/9, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Hồi Cố” nhân kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.
Sáng ngày 16/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học “ Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”.
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Khánh thành dự án “Bảo tồn, Tu bổ di tích Triệu Miếu”.
Chiều ngày 9/9, Ban chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo và quản lý của cơ quan Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2016-2021.
Sáng ngày 9/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương và họa sỹ Nguyễn Đại Giang phối hợp tổ chức trao tặng tác phẩm Mỹ thuật "Nghệ thuật đảo ngược" cho tỉnh Thừa Thiên Huế với sự tiếp nhận của Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế.
Chiều 3/9, tại 26 Lê Lợi-Huế, Tạp chí Sông Hương tổ chức khai mạc Triển lãm “Nghệ thuật Đảo Ngược” với 17 tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Đại Giang.
Chiều ngày 1/9, UBND Tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Festival Huế 2016.
Sáng 1.9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức buổi họp báo về việc tổ chức “Hội thảo quốc tế về các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị” tại Thành phố Huế.
Sáng 30/8, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021. Tham dự có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Không phải ngẫu nhiên mà Giáo sư Phan Huy Lê lại đặt tên cho đứa con tinh thần của mình vừa mới ra đời cách đây không lâu là “Huế và triều Nguyễn”, cuốn sách do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với NXB Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2014.
Sáng ngày 18/8, Bảo tàng Văn hóa Huế đã tổ chức trưng bày chuyên đề “ Huế - Những trang sách” nhân chào mừng kỷ niệm 71 năm cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2016).
Ngày 17/8, Bộ Nội vụ công bố chỉ số cải cách hành chính 2015 (PAR INDEX 2015) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều ngày 14/8, tại Nhà sách Phương Nam 15 Lê Lợi – Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu “Du Tử Lê và bằng hữu”. Tham dự có đông đảo văn nghệ sĩ và bạn bè yêu mến thơ ca của nhà thơ Du Tử Lê.
Tọa đàm xác định giá trị lịch sử, văn hóa địa điểm Hội Quảng Tri và góp ý phương án xử lý xuống cấp trụ sở UBND phường Phú Hòa
Tối 26/7, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra lễ khai mạc “Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu trong Cộng đồng ASEAN”.
Sau một thời gian vắng bóng, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã bảo tồn và nhân giống thành công giống sen trắng để trồng ở các hồ trong khu vực Đại Nội Huế. Tháng Bảy về, mùi hương của hoa sen trắng từ các hồ trong Đại Nội Huế lan tỏa, như mời gọi và níu chân du khách.